Nâng cao văn hóa doanh nghiệp trong việc nộp bảo hiểm xã hội
(Tài chính) Theo Báo cáo của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, hiện có trên 300.000 doanh nghiệp đang hoạt động, nhưng cơ quan bảo hiểm xã hội chỉ quản lý được gần 150.000 doanh nghiệp đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội. Như vậy, có đến 50% số doanh nghiệp trốn đóng bảo hiểm xã hội.
Thống kê của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cho thấy, số đối tượng có quan hệ lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc của cả nước là 16 triệu người, nhưng chỉ mới có gần 11 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Điều này đồng nghĩa với việc có trên 5 triệu người chưa tham gia bảo hiểm xã hội và đang mất quyền an sinh xã hội cơ bản. Tình trạng trốn đóng bảo hiểm xã hội xảy ra ở hầu hết các địa phương với mức độ ngày càng nhiều, phổ biến nhất là ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các hộ kinh doanh… Báo cáo của cơ quan Bảo hiểm Xã hội Việt Nam cũng cho thấy, tình trạng nợ đọng bảo hiểm diễn ra ngày càng phổ biến và có chiều hướng gia tăng qua các năm về số đơn vị, số tiền nợ. Nếu như năm 1997 nợ chậm đóng bảo hiểm xã hội là 307 tỷ đồng, đến năm 2007 nợ chậm đóng bảo hiểm xã hội là 1.734 tỷ đồng. Tính đến tháng 8/2014 có 47.315 đơn vị với gần 674.000 lao động tham gia bảo hiểm xã hội còn nợ tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế với số tiền là 11.562 tỷ đồng, bằng 6,49% kế hoạch giao thu.
Thực trạng nợ đóng bảo hiểm xã hội của các doanh nghiệp đã kéo dài nhiều năm gần đây dẫn đến nguy cơ đổ vỡ quỹ bảo hiễm xã hội, xâm hại đến quyền lợi của người lao động. Dù nhiều biện pháp đã được thực hiện nhưng số nợ đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội vẫn không giảm, thậm chí ngày càng gia tăng. Tình hình nợ đọng, trốn đóng bảo hiểm xã hội vẫn phổ biến, bao gồm nhiều loại hình từ doanh nghiệp, từ các doanh nghiệp nhà nước tập trung ở các ngành giao thông, xây dựng, các tập đoàn đang cơ cấu lại doanh nghiệp đến các đơn vị ngoài quốc doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Nợ bảo hiểm xã hội cũng rất đa dạng và phức tạp như đóng bảo hiểm xã hội chưa đầy đủ, kịp thời, nợ kéo dài và với số tiền lớn làm ảnh hưởng tới các chế độ của người lao động. Có thể thấy, việc trốn đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động đang là “bệnh” của các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài…
Bảo hiểm xã hội là trụ cột quan trọng của hệ thống an sinh xã hội quốc gia. Vì vậy, cần có biện pháp để nhanh chóng khắc phục tình trạng trốn đóng, nợ đóng bảo hiểm xã hội của các doanh nghiệp, nhằm bảo đảm quyền lợi hợp pháp cho người lao động. Phó chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Hoàng Văn Dũng cho rằng, việc đầu tiên là các cơ quan quản lý chức năng cần có những xúc tiến đồng bộ, tích cực thanh tra, kiểm tra, xử phạt; đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền vận động đối với các doanh nghiệp và người lao động. Từ đó nâng cao ý thức văn hóa kinh doanh của một bộ phận doanh nghiệp tư nhân hiện nay vẫn chưa có ý thức trong việc nộp bảo hiểm xã hội, cố tình nợ, trốn đóng bảo hiểm xã hội làm tổn hại đến quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người lao động trong các doanh nghiệp.
Thực trạng nợ đóng bảo hiểm xã hội của các doanh nghiệp đã kéo dài nhiều năm gần đây dẫn đến nguy cơ đổ vỡ quỹ bảo hiễm xã hội, xâm hại đến quyền lợi của người lao động. Dù nhiều biện pháp đã được thực hiện nhưng số nợ đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội vẫn không giảm, thậm chí ngày càng gia tăng. Tình hình nợ đọng, trốn đóng bảo hiểm xã hội vẫn phổ biến, bao gồm nhiều loại hình từ doanh nghiệp, từ các doanh nghiệp nhà nước tập trung ở các ngành giao thông, xây dựng, các tập đoàn đang cơ cấu lại doanh nghiệp đến các đơn vị ngoài quốc doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Nợ bảo hiểm xã hội cũng rất đa dạng và phức tạp như đóng bảo hiểm xã hội chưa đầy đủ, kịp thời, nợ kéo dài và với số tiền lớn làm ảnh hưởng tới các chế độ của người lao động. Có thể thấy, việc trốn đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động đang là “bệnh” của các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài…
Đánh giá về nguyên nhân dẫn đến tình trạng trốn đóng, nợ đọng bảo hiểm xã hội của các doanh nghiệp, Phó chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Hoàng Văn Dũng cho biết, do tình hình khó khăn chung của nền kinh tế - xã hội nên các doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong khi đó, doanh nghiệp phải chịu áp lực lớn từ các khoản chi phí lương, bảo hiểm xã hội, duy trì sửa chữa máy móc… khiến nhiều doanh nghiệp không có khả năng tài chính để đóng đủ, đúng hạn tiền bảo hiểm xã hội. Bên cạnh đó, việc nhận thức chưa đầy đủ về các loại bảo hiểm xã hội, nhất là đối với doanh nghiệp tư nhân còn hạn chế và do cơ chế, chính sách pháp luật, đặc biệt là khâu tổ chức thực thi chưa đủ chặt chẽ và nghiêm khắc để xử lý các trường hợp vi phạm cũng dẫn đến tình trang nợ đọng bảo hiểm xã hội kéo dài. Chính vì yếu tố này mà có không ít doanh nghiệp cố tình chậm đóng bảo hiểm xã hội nhằm chiếm dụng tiền, phục vụ đầu tư, kinh doanh hay cho các mục đích khác. Ngoài ra, tình trạng nợ ảo cũng là nguyên nhân dẫn đến tăng số nợ đọng bảo hiểm xã hội. Nợ ảo là khoản nợ không có thực những vẫn phải theo dõi, thể hiện trên báo cáo, tạo ra những số liệu không trung thực về tổng nợ bảo hiểm xã hội. Điều này dẫn đến công tác phân tích, dự báo, xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch không khách quan.
Bảo hiểm xã hội là trụ cột quan trọng của hệ thống an sinh xã hội quốc gia. Vì vậy, cần có biện pháp để nhanh chóng khắc phục tình trạng trốn đóng, nợ đóng bảo hiểm xã hội của các doanh nghiệp, nhằm bảo đảm quyền lợi hợp pháp cho người lao động. Phó chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Hoàng Văn Dũng cho rằng, việc đầu tiên là các cơ quan quản lý chức năng cần có những xúc tiến đồng bộ, tích cực thanh tra, kiểm tra, xử phạt; đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền vận động đối với các doanh nghiệp và người lao động. Từ đó nâng cao ý thức văn hóa kinh doanh của một bộ phận doanh nghiệp tư nhân hiện nay vẫn chưa có ý thức trong việc nộp bảo hiểm xã hội, cố tình nợ, trốn đóng bảo hiểm xã hội làm tổn hại đến quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người lao động trong các doanh nghiệp.
Cùng với đó, tiếp tục ban hành các văn bản chỉ đạo, giải thích, hướng dẫn thực hiện các nội dung của Luật Bảo hiểm xã hội, đặc biệt là các nội dung về giải quyết chế độ, chính sách cho người sử dụng lao động. Tiếp tục thực hiện quyết liệt cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc thu, nộp và thực hiện tốt chính sách bảo hiểm xã hội.