Nâng quy chuẩn để hàng Việt Nam cạnh tranh trên thế giới
(Tài chính) EU là thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, tuy nhiên hàng hóa vào EU đều phải chịu những kiểm duyệt khắt khe về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm và các quy định về bảo vệ môi trường, điều này đang là thách thức đối với việc gia tăng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu hiện trạng các doanh nghiệp trong nước qua đó cung cấp thông tin nhằm hoàn thiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn về hàng hóa sẽ là một điều kiện quan trọng giúp hàng hóa Việt Nam tiếp cận tốt hơn thị trường này đồng thời mở rộng sang các thị khác trên thế giới như Mỹ, ASEAN, Nhật...
Đó là ý kiến của ông Bùi Huy Sơn, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) tại Hội thảo: “Hệ thống quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn và ghi nhãn của EU”, do Bộ Công Thương phối hợp với dự án hỗ trợ chính sách thương mại và đầu tư châu Âu (Mutrap) tổ chức sáng 7/5, tại Hà Nội.
Hiện EU có 28 nước thành viên với 500 triệu dân, GDP khoảng 16.000 tỷ USD chiếm một phần tư nền kinh tế thế giới, nhưng có quy định rất cao đối với an toàn sản phẩm.
Theo ông David Martin, chuyên gia dự án EU-Mutrap, rào cản kỹ thuật chính là quy chế nhập khẩu chung và các biện pháp bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của EU, được cụ thể hoá ở 5 tiêu chuẩn của sản phẩm: chất lượng, vệ sinh thực phẩm, an toàn cho người sử dụng, bảo vệ môi trường và tiêu chuẩn về lao động.
Đối với tiêu chuẩn an toàn cho người sử dụng, các sản phẩm có liên quan tới sức khoẻ của người tiêu dùng phải có ký mã hiệu theo quy định của EU. Ví dụ như dấu hợp quy (CE) bắt buộc đối với đồ chơi, thiết bị điện áp thấp, thiết bị y tế, nguyên vật liệu xây dựng...
Bên cạnh đó, EU yêu cầu hàng hoá có liên quan đến môi trường phải dán nhãn theo qui định (nhãn sinh thái, nhãn tái sinh) và có chứng chỉ được quốc tế công nhận. Ví dụ, tiêu chuẩn GAP (Good agricultural Practice) và các nhãn hiệu sinh thái (Ecolabels) đang ngày càng được phổ biến, chứng tỏ các cấp độ khác nhau về môi trường tốt. Ngoài ra, các công ty phải tuân thủ hệ thống quản lý môi trường (các tiêu chuẩn ISO14000) và các bộ luật mang tính xã hội về đạo đức...
Trong khi đó, theo đánh giá của Mutrap, luật đo lường quốc gia của Việt Nam đang trong quá trình xây dựng. Tuy nhiên, chưa đến 40% các tiêu chuẩn của Việt Nam được hài hòa theo tiêu chuẩn quốc tế.
Do vậy, để hàng hóa của Việt Nam cạnh tranh tốt trên thị trường này, thì ngoài việc nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp thì Chính phủ Việt Nam cũng phải nhanh chóng xây dựng các quy định về quy chuẩn và tiêu chuẩn cao hơn đối với hàng hóa xuất khẩu. Những chính sách từ phía chính phủ sẽ là tiền đề để cho các doanh nghiệp mạnh dạn hơn trong chiến lược phát triển sản phẩm của mình. Đây cũng là cách đảm bảo một sự tăng trưởng bền vững cho doanh nghiệp.
Báo cáo mới đây của Bộ Công Thương cho thấy, năm 2013 Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU trên 24,3 tỷ USD và nhập khẩu từ thị trường này 9,4 tỷ USD. Trong 4 tháng đầu năm 2014, kim ngạch xuất khẩu Việt Nam sang thị trường EU đạt 8,28 tỷ USD, tăng 14,3% so với cùng kỳ năm trước.
Các mặt hàng mà Việt Nam xuất khẩu sang EU chủ yếu là giày dép, dệt may, thủy sản, thủ công mỹ nghệ, xe đạp, cà phê và chè. Ngược lại, Việt Nam nhập khẩu từ thị trường này bao gồm máy móc thiết bị, công nghệ, nguyên phụ liệu dệt may, sắt thép, tân dược, hóa chất và các sản phẩm hóa chất.
Hiệp định thương mại tự do (FTA) Việt Nam-EU dự kiến sẽ ký kết vào cuối năm nay. Theo đánh giá, hiệp định này sẽ mang lại những lợi ích to lớn cho nhiều ngành và lĩnh vực của Việt Nam cũng như tăng trưởng thương mại hai chiều. Trong đó, các ngành có khả năng hưởng lợi nhiều nhất từ FTA gồm có: Dệt may, giày, chế biến thực phẩm (trong đó có thủy sản).
Bên cạnh đó, việc mở rộng năng lực sản xuất của Việt Nam cũng có nhiều lợi thế và thuận lợi, bởi FTA được kỳ vọng sẽ thúc đẩy đầu tư và cải tiến công nghệ nhờ vào việc áp thuế đối với các máy móc thiết bị công nghệ được giảm một cách tối đa, từ đó dịch chuyển năng suất và tăng đầu ra.
"Quan hệ thương mại Việt Nam-EU mang tính bổ trợ cho nhau, không cạnh tranh trực tiếp, việc nâng cao quy chuẩn và tiêu chuẩn hàng hóa sẽ là tiền đề quan trọng giúp nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa cũng như đẩy mạnh xuất khẩu của Việt Nam sang EU và thế giới," ông Bùi Huy Sơn, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại nói.
Đó là ý kiến của ông Bùi Huy Sơn, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) tại Hội thảo: “Hệ thống quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn và ghi nhãn của EU”, do Bộ Công Thương phối hợp với dự án hỗ trợ chính sách thương mại và đầu tư châu Âu (Mutrap) tổ chức sáng 7/5, tại Hà Nội.
Hiện EU có 28 nước thành viên với 500 triệu dân, GDP khoảng 16.000 tỷ USD chiếm một phần tư nền kinh tế thế giới, nhưng có quy định rất cao đối với an toàn sản phẩm.
Theo ông David Martin, chuyên gia dự án EU-Mutrap, rào cản kỹ thuật chính là quy chế nhập khẩu chung và các biện pháp bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của EU, được cụ thể hoá ở 5 tiêu chuẩn của sản phẩm: chất lượng, vệ sinh thực phẩm, an toàn cho người sử dụng, bảo vệ môi trường và tiêu chuẩn về lao động.
Đối với tiêu chuẩn an toàn cho người sử dụng, các sản phẩm có liên quan tới sức khoẻ của người tiêu dùng phải có ký mã hiệu theo quy định của EU. Ví dụ như dấu hợp quy (CE) bắt buộc đối với đồ chơi, thiết bị điện áp thấp, thiết bị y tế, nguyên vật liệu xây dựng...
Bên cạnh đó, EU yêu cầu hàng hoá có liên quan đến môi trường phải dán nhãn theo qui định (nhãn sinh thái, nhãn tái sinh) và có chứng chỉ được quốc tế công nhận. Ví dụ, tiêu chuẩn GAP (Good agricultural Practice) và các nhãn hiệu sinh thái (Ecolabels) đang ngày càng được phổ biến, chứng tỏ các cấp độ khác nhau về môi trường tốt. Ngoài ra, các công ty phải tuân thủ hệ thống quản lý môi trường (các tiêu chuẩn ISO14000) và các bộ luật mang tính xã hội về đạo đức...
Trong khi đó, theo đánh giá của Mutrap, luật đo lường quốc gia của Việt Nam đang trong quá trình xây dựng. Tuy nhiên, chưa đến 40% các tiêu chuẩn của Việt Nam được hài hòa theo tiêu chuẩn quốc tế.
Do vậy, để hàng hóa của Việt Nam cạnh tranh tốt trên thị trường này, thì ngoài việc nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp thì Chính phủ Việt Nam cũng phải nhanh chóng xây dựng các quy định về quy chuẩn và tiêu chuẩn cao hơn đối với hàng hóa xuất khẩu. Những chính sách từ phía chính phủ sẽ là tiền đề để cho các doanh nghiệp mạnh dạn hơn trong chiến lược phát triển sản phẩm của mình. Đây cũng là cách đảm bảo một sự tăng trưởng bền vững cho doanh nghiệp.
Báo cáo mới đây của Bộ Công Thương cho thấy, năm 2013 Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU trên 24,3 tỷ USD và nhập khẩu từ thị trường này 9,4 tỷ USD. Trong 4 tháng đầu năm 2014, kim ngạch xuất khẩu Việt Nam sang thị trường EU đạt 8,28 tỷ USD, tăng 14,3% so với cùng kỳ năm trước.
Các mặt hàng mà Việt Nam xuất khẩu sang EU chủ yếu là giày dép, dệt may, thủy sản, thủ công mỹ nghệ, xe đạp, cà phê và chè. Ngược lại, Việt Nam nhập khẩu từ thị trường này bao gồm máy móc thiết bị, công nghệ, nguyên phụ liệu dệt may, sắt thép, tân dược, hóa chất và các sản phẩm hóa chất.
Hiệp định thương mại tự do (FTA) Việt Nam-EU dự kiến sẽ ký kết vào cuối năm nay. Theo đánh giá, hiệp định này sẽ mang lại những lợi ích to lớn cho nhiều ngành và lĩnh vực của Việt Nam cũng như tăng trưởng thương mại hai chiều. Trong đó, các ngành có khả năng hưởng lợi nhiều nhất từ FTA gồm có: Dệt may, giày, chế biến thực phẩm (trong đó có thủy sản).
Bên cạnh đó, việc mở rộng năng lực sản xuất của Việt Nam cũng có nhiều lợi thế và thuận lợi, bởi FTA được kỳ vọng sẽ thúc đẩy đầu tư và cải tiến công nghệ nhờ vào việc áp thuế đối với các máy móc thiết bị công nghệ được giảm một cách tối đa, từ đó dịch chuyển năng suất và tăng đầu ra.
"Quan hệ thương mại Việt Nam-EU mang tính bổ trợ cho nhau, không cạnh tranh trực tiếp, việc nâng cao quy chuẩn và tiêu chuẩn hàng hóa sẽ là tiền đề quan trọng giúp nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa cũng như đẩy mạnh xuất khẩu của Việt Nam sang EU và thế giới," ông Bùi Huy Sơn, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại nói.