Chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Mỹ Joe Biden là thông tin hỗ trợ tích cực cho thị trường chúng khoán, đặc biệt cổ phiếu midcap thuộc các nhóm ngành Xuất khẩu dệt may, đồ gỗ...
Thị trường dệt may quốc tế, đặc biệt là thị trường châu Âu đã áp dụng những tiêu chuẩn cho hàng dệt may nhập khẩu, buộc các nhà sản xuất Việt Nam phải thay đổi cách thức sản xuất, kinh doanh. Nhiều doanh nghiệp dệt may đang hướng tới quy trình sản xuất “xanh” do nhận thức của người tiêu dùng tại các thị trường xuất khẩu trọng điểm ngày càng tăng.
Các dữ liệu kinh tế cho thấy, bước vào quý II/2023, thương mại vẫn trên đà suy yếu, xuất khẩu các nhóm ngành nghề chính, bao gồm điện tử, dệt may và nội thất, đều giảm ở mức hai con số. Trong bối cảnh đó, du lịch quốc tế phục hồi được xem là điểm sáng nhờ khách du lịch Trung Quốc trở lại.
Trong những năm gần đây, các doanh nghiệp dệt may, da giày nước ta đặc biệt quan tâm đến “tăng trưởng xanh”. Hiệp hội Dệt May Việt Nam (VITAS) đã đặt mục tiêu giúp ngành Dệt may trở nên thân thiện với môi trường hơn vào năm 2030, Theo đó, Ngành có kế hoạch giảm 15% mức tiêu thụ năng lượng và 1/5 mức tiêu thụ nước.
Trái với thuận lợi những tháng đầu năm, khi lượng đơn hàng dồi dào, mức tăng trưởng cao, sang nửa cuối năm 2022, ngành Dệt may Việt Nam đối diện rất nhiều khó khăn về giá và đơn hàng sụt giảm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến duy trì hoạt động, bảo đảm việc làm cho người lao động. Bằng sự linh hoạt trong triển khai giải pháp thích ứng thị trường, đẩy mạnh sản xuất, các doanh nghiệp đã từng bước vượt khó và quyết phấn đấu, hướng tới mục tiêu đạt giá trị kim ngạch xuất khẩu hơn 44 tỷ USD.
Các doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu cần liên tục theo dõi những biến động tỷ giá và cập nhật tình hình lạm phát, lãi suất, tác động của dịch bệnh COVID-19 hay căng thẳng Nga – Ukraine... để chủ động lựa chọn thị trường xuất, nhập khẩu và đa dạng hóa sự lựa chọn đồng tiền thanh toán có lợi.
Từ những khó khăn mà ngành dệt may gặp phải trong quý IV/2022 và nửa đầu năm 2023 như đơn hàng và tỷ giá, Công ty Chứng khoán SSI khuyến nghị nhà đầu tư giảm tỷ trọng đối với các mã cổ phiếu dệt may.
Ngành Dệt may đóng góp lớn vào GDP cả nước, mỗi năm mang về giá trị kim ngạch trên 40 tỷ USD. Tuy nhiên, do thiếu công nghiệp phụ trợ, nên hầu hết nguyên liệu phục vụ sản xuất phải nhập khẩu, khiến giá thành sản phẩm bị "đội" lên, làm giảm lợi thế cạnh tranh với các nước có kinh nghiệm xuất khẩu dệt may lớn.
Theo Cục Thống kê Đồng Nai, trong 7 tháng của năm 2022, ngành dệt may, giày dép của tỉnh đã xuất khẩu được gần 4,2 tỷ USD, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm trước. Do đó, ngành Dệt may, giày dép chiếm gần 28% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Trong những năm qua, dệt may, giày dép luôn là 2 ngành xuất khẩu chủ lực của Đồng Nai. Để giữ chân khách hàng truyền thống và mở rộng thị trường xuất khẩu, các doanh nghiệp (DN) đã ứng dụng công nghệ 4.0 vào sản xuất.