Ngân hàng cầu cứu khách hàng “hạng bét”
(Tài chính) "Hạng bét" phải đặt trong nháy nháy, hoàn toàn không mang nghĩa xấu mà chỉ đơn giản là những khách hàng trước kia không được ngân hàng chú trọng.
Sau khách hàng cá nhân đến lượt các doanh nghiệp (DN) nhỏ và vừa, DN siêu nhỏ, hộ kinh doanh gia đình đang là đối tượng được ngân hàng hướng tới để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng. Khách 'hạng bét' giờ được ngân hàng săn đón mời mọc để mở thêm "cửa sống" cho chính mình.
Theo TS. Trần Du Lịch, năm 2014 nền kinh tế vẫn chưa thể ra khỏi giai đoạn trì trệ. Vì vậy tăng trưởng tín dụng sẽ không như mong muốn, hiện tượng thừa vốn vẫn là điều làm các ngân hàng đau đầu. Giải pháp tốt nhất hiện nay là phải tập trung cho vay đối với DN nhỏ và vừa, DN siêu nhỏ và kinh tế hộ gia đình. Nền kinh tế đất nước trụ vững, tồn tại qua khó khăn phụ thuộc một phần không nhỏ vào chính những thành phần này. Thời gian tới khối DN nhỏ và vừa, DN siêu nhỏ, kinh tế hộ gia đình vẫn là "động cơ" chạy chính cho nền kinh tế Việt Nam. Cho các DN này vay sẽ giúp đầu ra của ngân hàng được khơi thông. Khi vốn được đẩy vào nền kinh tế sẽ giúp sản xuất khởi sắc qua đó giải quyết được các khó khăn hiện nay.
Đồng tình với nhận định này, lãnh đạo nhiều ngân hàng cho rằng, xu hướng chung hiện nay của các ngân hàng là tập trung hỗ trợ cho vay DN nhỏ và vừa để thúc đẩy tín dụng cũng như kéo dòng vốn chảy vào sản xuất. DN nhỏ và vừa vốn rất năng động, thích ứng với thị trường, ít có hợp đồng dài hạn nên nguy cơ nợ xấu cũng rất thấp. Các ngân hàng đã hạ lãi suất cho vay nên không còn là rào cản đối với DN nhỏ và vừa trong việc quyết định sử dụng vốn vay sản xuất, kinh doanh và đầu tư mới. Hiện nay, nhiều ngân hàng đang đẩy mạnh các gói tín dụng ưu đãi dành cho DN nhỏ và vừa.
Mặc dù tỷ lệ cho vay với đối tượng DN siêu nhỏ, hộ kinh doanh cá thể chỉ chiếm khoảng tỷ lệ nhỏ trong các ngân hàng nhưng không ít tổ chức tín dụng cho biết sẽ chú trọng đẩy mạnh phát triển hơn nữa với mảng đối tượng khách hàng này. Thậm chí, nhiều ngân hàng đặt mục tiêu 2015 sẽ trở thành ngân hàng với khách hàng chủ yếu là DN nhỏ và vừa như OCB. Bên cạnh đó, nhiều ngân hàng khác như Ngân hàng nông nghiệp, Ngân hàng quân đội, Ngân hàng Việt Nam thịnh vượng... cũng đang đẩy mạnh các gói tín dụng ưu đãi dành cho DN nhỏ và vừa, xây dựng các kênh phân phối, sản phẩm dành riêng cho khách hàng thuộc nhóm DN nhỏ và vừa sau khi đẩy mạnh cho vay khách hàng cá nhân.
Trong cộng đồng DN Việt Nam, DN nhỏ và vừa, DN siêu nhỏ, kinh tế hộ gia đình là loại hình chiếm đa số và chủ yếu, đóng vai trò tạo việc làm, tăng thu nhập cho hàng triệu người lao động, giúp huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển, xóa đói giảm nghèo... Theo tính toán mỗi DN nhỏ và vừa có thể tạo ra từ 5-15 chỗ làm. Nếu các DN này hoạt động ổn định sẽ mang lại thu nhập cho số đông lao động, qua đó giúp ổn định đời sống tăng chi tiêu, tăng tổng cầu và đầu ra cho sản xuất sẽ được khơi thông.
Phát biểu tại buổi tọa đàm giữa DN và ngân hàng với chủ đề "Giải pháp và cam kết hướng đến khách hàng" được tổ chức tại Hà Nội mới đây, TS. Trần Du Lịch, Đại biểu Quốc hội khẳng định năm 2013 không thể đạt mục tiêu tăng trưởng tín dụng 12%. Nguyên nhân là do sức khỏe của DN hiện quá yếu. Hiện có tới 70 - 80% DN không đáp ứng được yêu cầu vay vốn. Vì vậy, nếu muốn đẩy tín dụng ra, thì chỉ có cách hạ chuẩn tín dụng, mà đây là điều không thể. Ngược lại, có DN đạt tiêu chuẩn, có thể cho vay, các ngân hàng đã hạ lãi suất xuống rất thấp, nhưng DN cũng không vay vì vay không biết để làm gì.
Trong khi đó, một số DN cho biết họ cần vay vốn trung dài hạn để phát triển sản xuất thì lãi suất cho vay vẫn khá cao. Ngân hàng mới chỉ giảm lãi suất cho vay ngắn hạn mà thôi. Hiện các ngân hàng áp dụng lãi suất cho vay trung và dài hạn dành cho DN khoảng 11-13%/năm. Tuy nhiên mức 13% cũng ít DN tiếp cận được, để tiếp cận nguồn vốn này thường phải chịu lãi suất cao hơn 1-2%. Một DN xây dựng tại Đà Nẵng cho biết, để vay vốn trung hạn, thì họ phải chịu lãi suất 15%/năm với nhiều điều kiện xét duyệt khắt khe.
Tổng giám đốc Ngân hàng Phương Đông (OCB) Nguyễn Đình Tùng cho rằng, tín dụng trung và dài hạn là khoản cho vay đem lại lợi nhuận cao cho các ngân hàng nhưng cũng đi kèm với rủi ro cao, nên nhiều ngân hàng chỉ đưa ra cơ cấu tín dụng trung và dài hạn hạn chế.
Hơn nữa người dân hiện vẫn chuộng gửi tiền kỳ hạn ngắn vì dễ dàng rút ra để đầu tư vào lĩnh vực khác. Chính vì vậy mà các ngân hàng khó có được nguồn vốn huy động trung và dài hạn để ổn định cho vay kỳ hạn dài. Để gia tăng vốn phục vụ DN, những tháng gần đây, các ngân hàng đã tăng cường các giải pháp kích thích người dân tham gia gửi tiền trung và dài hạn. Cụ thể là giữ lãi suất huy động vốn trung dài hạn cao hơn ngắn hạn, tuy nhiên như vậy thì lãi suất cho vay trung dài hạn lại cao.
Theo TS. Trần Du Lịch, năm 2014 nền kinh tế vẫn chưa thể ra khỏi giai đoạn trì trệ. Vì vậy tăng trưởng tín dụng sẽ không như mong muốn, hiện tượng thừa vốn vẫn là điều làm các ngân hàng đau đầu. Giải pháp tốt nhất hiện nay là phải tập trung cho vay đối với DN nhỏ và vừa, DN siêu nhỏ và kinh tế hộ gia đình. Nền kinh tế đất nước trụ vững, tồn tại qua khó khăn phụ thuộc một phần không nhỏ vào chính những thành phần này. Thời gian tới khối DN nhỏ và vừa, DN siêu nhỏ, kinh tế hộ gia đình vẫn là "động cơ" chạy chính cho nền kinh tế Việt Nam. Cho các DN này vay sẽ giúp đầu ra của ngân hàng được khơi thông. Khi vốn được đẩy vào nền kinh tế sẽ giúp sản xuất khởi sắc qua đó giải quyết được các khó khăn hiện nay.
Đồng tình với nhận định này, lãnh đạo nhiều ngân hàng cho rằng, xu hướng chung hiện nay của các ngân hàng là tập trung hỗ trợ cho vay DN nhỏ và vừa để thúc đẩy tín dụng cũng như kéo dòng vốn chảy vào sản xuất. DN nhỏ và vừa vốn rất năng động, thích ứng với thị trường, ít có hợp đồng dài hạn nên nguy cơ nợ xấu cũng rất thấp. Các ngân hàng đã hạ lãi suất cho vay nên không còn là rào cản đối với DN nhỏ và vừa trong việc quyết định sử dụng vốn vay sản xuất, kinh doanh và đầu tư mới. Hiện nay, nhiều ngân hàng đang đẩy mạnh các gói tín dụng ưu đãi dành cho DN nhỏ và vừa.
Mặc dù tỷ lệ cho vay với đối tượng DN siêu nhỏ, hộ kinh doanh cá thể chỉ chiếm khoảng tỷ lệ nhỏ trong các ngân hàng nhưng không ít tổ chức tín dụng cho biết sẽ chú trọng đẩy mạnh phát triển hơn nữa với mảng đối tượng khách hàng này. Thậm chí, nhiều ngân hàng đặt mục tiêu 2015 sẽ trở thành ngân hàng với khách hàng chủ yếu là DN nhỏ và vừa như OCB. Bên cạnh đó, nhiều ngân hàng khác như Ngân hàng nông nghiệp, Ngân hàng quân đội, Ngân hàng Việt Nam thịnh vượng... cũng đang đẩy mạnh các gói tín dụng ưu đãi dành cho DN nhỏ và vừa, xây dựng các kênh phân phối, sản phẩm dành riêng cho khách hàng thuộc nhóm DN nhỏ và vừa sau khi đẩy mạnh cho vay khách hàng cá nhân.
Trong cộng đồng DN Việt Nam, DN nhỏ và vừa, DN siêu nhỏ, kinh tế hộ gia đình là loại hình chiếm đa số và chủ yếu, đóng vai trò tạo việc làm, tăng thu nhập cho hàng triệu người lao động, giúp huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển, xóa đói giảm nghèo... Theo tính toán mỗi DN nhỏ và vừa có thể tạo ra từ 5-15 chỗ làm. Nếu các DN này hoạt động ổn định sẽ mang lại thu nhập cho số đông lao động, qua đó giúp ổn định đời sống tăng chi tiêu, tăng tổng cầu và đầu ra cho sản xuất sẽ được khơi thông.
Phát biểu tại buổi tọa đàm giữa DN và ngân hàng với chủ đề "Giải pháp và cam kết hướng đến khách hàng" được tổ chức tại Hà Nội mới đây, TS. Trần Du Lịch, Đại biểu Quốc hội khẳng định năm 2013 không thể đạt mục tiêu tăng trưởng tín dụng 12%. Nguyên nhân là do sức khỏe của DN hiện quá yếu. Hiện có tới 70 - 80% DN không đáp ứng được yêu cầu vay vốn. Vì vậy, nếu muốn đẩy tín dụng ra, thì chỉ có cách hạ chuẩn tín dụng, mà đây là điều không thể. Ngược lại, có DN đạt tiêu chuẩn, có thể cho vay, các ngân hàng đã hạ lãi suất xuống rất thấp, nhưng DN cũng không vay vì vay không biết để làm gì.
Trong khi đó, một số DN cho biết họ cần vay vốn trung dài hạn để phát triển sản xuất thì lãi suất cho vay vẫn khá cao. Ngân hàng mới chỉ giảm lãi suất cho vay ngắn hạn mà thôi. Hiện các ngân hàng áp dụng lãi suất cho vay trung và dài hạn dành cho DN khoảng 11-13%/năm. Tuy nhiên mức 13% cũng ít DN tiếp cận được, để tiếp cận nguồn vốn này thường phải chịu lãi suất cao hơn 1-2%. Một DN xây dựng tại Đà Nẵng cho biết, để vay vốn trung hạn, thì họ phải chịu lãi suất 15%/năm với nhiều điều kiện xét duyệt khắt khe.
Tổng giám đốc Ngân hàng Phương Đông (OCB) Nguyễn Đình Tùng cho rằng, tín dụng trung và dài hạn là khoản cho vay đem lại lợi nhuận cao cho các ngân hàng nhưng cũng đi kèm với rủi ro cao, nên nhiều ngân hàng chỉ đưa ra cơ cấu tín dụng trung và dài hạn hạn chế.
Hơn nữa người dân hiện vẫn chuộng gửi tiền kỳ hạn ngắn vì dễ dàng rút ra để đầu tư vào lĩnh vực khác. Chính vì vậy mà các ngân hàng khó có được nguồn vốn huy động trung và dài hạn để ổn định cho vay kỳ hạn dài. Để gia tăng vốn phục vụ DN, những tháng gần đây, các ngân hàng đã tăng cường các giải pháp kích thích người dân tham gia gửi tiền trung và dài hạn. Cụ thể là giữ lãi suất huy động vốn trung dài hạn cao hơn ngắn hạn, tuy nhiên như vậy thì lãi suất cho vay trung dài hạn lại cao.
Vì thế, TS. Trần Du Lịch cho rằng nên hạ lãi suất lãi suất cho vay trung và dài hạn để hỗ trợ DN. Đặc biệt với các DN nhỏ và siêu nhỏ, các hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp sản xuất thì việc cam kết và giữ được lãi suất ổn định dài hạn ở mức thấp rất quan trọng để đảm bảo cơ sở sản xuất không bị bóp chết bởi lãi suất.