Ngành Hải quan bắt giữ, xử lý hơn 24 nghìn vụ vi phạm năm 2012
Năm 2012 là một năm mà lực lượng chống buôn lậu ngành Hải quan phải đối mặt với nhiều hình thức, thủ đoạn, phương pháp tinh vi của các đối tượng vi phạm. Nhưng đó cũng là cơ hội để ngành Hải quan lập được nhiều thành tích lớn.
Tình trạng doanh nghiệp lợi dụng loại hình tạm nhập tái xuất để buôn lậu diễn biến phức tạp. Trong năm 2012, khi Trung Quốc áp dụng các biện pháp kiểm soát chặt chẽ biên giới, hàng hóa tạm nhập tái xuất tồn đọng nhiều ở cảng Hải Phòng (tính đến ngày 12/7/2012 tồn 6.779 containers), tại khu vực cửa khẩu biên giới thuộc Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, nguy cơ thẩm lậu nội địa đối với các mặt mặt hàng cấm, thuốc lá, xăng dầu và các mặt hàng gây tác hại môi trường như hàng đông lạnh, phế liệu...
Tại các khu kinh tế cửa khẩu, nổi lên tình trạng buôn lậu, gian lận lợi dụng định mức hàng hóa cư dân biên giới và các ưu đãi về thuế. Các mặt hàng vi phạm chủ yếu là rượu, nước giải khát, thuốc lá, đồ điện tử, điện lạnh.
Lợi dụng hình thức khai báo thủ tục hải quan điện tử, nhiều doanh nghiệp sử dụng thủ đoạn tinh vi, giả mạo chứng từ hồ sơ hải quan.
Nhiều vụ vi phạm nhãn mác, hàng giả của các thương hiệu nổi tiếng đã bị các lực lượng chức năng bắt giữ.
Hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép các mặt hàng trọng điểm như động vật hoang dã, thuốc lá, rượu, đường, pháo nổ, vàng, ngoại tệ, tiền giả... vẫn diễn ra phức tạp.
Đặc biệt, hiện tượng vận chuyển trái phép các loại tài liệu cấm, ma túy, tân dược từ đầu năm đến nay có chiều hướng gia tăng.
Trên tuyến hàng không, bưu điện quốc tế, tình trạng hành khách nhập cảnh mang theo hàng hóa không khai báo là súng không có giấy phép nhập khẩu, hành khách xuất cảnh mang theo ngoại tệ vượt định mức không khai báo vẫn tái diễn.
Trước thực trạng đó, lực lượng kiểm soát ngành Hải quan đã triển khai triệt để các văn bản chỉ đạo đến từng đơn vị; tăng cường công tác phối hợp với các lực lượng chức năng nhằm đáp ứng yêu cầu trao đổi, cung cấp thông tin, hiệp đồng tác chiến. Toàn ngành cũng thực hiện đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ nhằm ngăn chặn, bắt giữ, xử lý kịp thời các vụ việc buôn lậu, không để xảy ra các vụ việc lớn, vụ việc nổi cộm có tính đường dây, ổ nhóm...
Kết quả, từ 16/12/2011 đến 15/12/2012, toàn ngành đã phát hiện, bắt giữ được 24.164 vụ việc vi phạm (tăng 19% so với năm 2011), trị giá hàng hoá vi phạm ước tính trên 378 tỷ 789 triệu đồng. Thu nộp ngân sách ước đạt 219 tỷ 311 triệu đồng (tăng 28% so với năm 2011). Cơ quan Hải quan ra quyết định khởi tố 13 vụ (tăng 05 vụ so với năm 2011), chuyển cơ quan khác khởi tố 63 vụ.
Ngành đã đấu tranh thành công những chuyên án lớn, phát hiện vi phạm pháp luật nghiêm trọng, ảnh hưởng đến chính sách điều hành vĩ mô. Đặc biệt như vụ việc bắt quả tang doanh nghiệp buôn lậu 1.650 tấn xăng A92, trị giá ước tính 27 tỷ đồng và công ty TNHH một thành viên xăng dầu hàng không Việt Nam (Vinapco) buôn lậu 296,6 tấn xăng Mogas A92, trị giá khoảng 8 tỷ đồng. Số thuế doanh nghiệp gian lận ước tính 2,5 tỷ đồng.
Riêng công tác phòng, chống ma túy, năm 2012 toàn ngành đã phát hiện, bắt giữ, xử lý 869 vụ việc vi phạm. Tang vật gồm 51.669.5 gam heroin, 22.201,2 gam thuốc phiện, 29.3kg cần sa, 19.995 viên ma túy tổng hợp, 54.537,8 gam ma túy đá, 50.287 viên, vỉ, lọ tân dược...
Tại các khu kinh tế cửa khẩu, nổi lên tình trạng buôn lậu, gian lận lợi dụng định mức hàng hóa cư dân biên giới và các ưu đãi về thuế. Các mặt hàng vi phạm chủ yếu là rượu, nước giải khát, thuốc lá, đồ điện tử, điện lạnh.
Lợi dụng hình thức khai báo thủ tục hải quan điện tử, nhiều doanh nghiệp sử dụng thủ đoạn tinh vi, giả mạo chứng từ hồ sơ hải quan.
Nhiều vụ vi phạm nhãn mác, hàng giả của các thương hiệu nổi tiếng đã bị các lực lượng chức năng bắt giữ.
Hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép các mặt hàng trọng điểm như động vật hoang dã, thuốc lá, rượu, đường, pháo nổ, vàng, ngoại tệ, tiền giả... vẫn diễn ra phức tạp.
Đặc biệt, hiện tượng vận chuyển trái phép các loại tài liệu cấm, ma túy, tân dược từ đầu năm đến nay có chiều hướng gia tăng.
Trên tuyến hàng không, bưu điện quốc tế, tình trạng hành khách nhập cảnh mang theo hàng hóa không khai báo là súng không có giấy phép nhập khẩu, hành khách xuất cảnh mang theo ngoại tệ vượt định mức không khai báo vẫn tái diễn.
Trước thực trạng đó, lực lượng kiểm soát ngành Hải quan đã triển khai triệt để các văn bản chỉ đạo đến từng đơn vị; tăng cường công tác phối hợp với các lực lượng chức năng nhằm đáp ứng yêu cầu trao đổi, cung cấp thông tin, hiệp đồng tác chiến. Toàn ngành cũng thực hiện đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ nhằm ngăn chặn, bắt giữ, xử lý kịp thời các vụ việc buôn lậu, không để xảy ra các vụ việc lớn, vụ việc nổi cộm có tính đường dây, ổ nhóm...
Kết quả, từ 16/12/2011 đến 15/12/2012, toàn ngành đã phát hiện, bắt giữ được 24.164 vụ việc vi phạm (tăng 19% so với năm 2011), trị giá hàng hoá vi phạm ước tính trên 378 tỷ 789 triệu đồng. Thu nộp ngân sách ước đạt 219 tỷ 311 triệu đồng (tăng 28% so với năm 2011). Cơ quan Hải quan ra quyết định khởi tố 13 vụ (tăng 05 vụ so với năm 2011), chuyển cơ quan khác khởi tố 63 vụ.
Ngành đã đấu tranh thành công những chuyên án lớn, phát hiện vi phạm pháp luật nghiêm trọng, ảnh hưởng đến chính sách điều hành vĩ mô. Đặc biệt như vụ việc bắt quả tang doanh nghiệp buôn lậu 1.650 tấn xăng A92, trị giá ước tính 27 tỷ đồng và công ty TNHH một thành viên xăng dầu hàng không Việt Nam (Vinapco) buôn lậu 296,6 tấn xăng Mogas A92, trị giá khoảng 8 tỷ đồng. Số thuế doanh nghiệp gian lận ước tính 2,5 tỷ đồng.
Riêng công tác phòng, chống ma túy, năm 2012 toàn ngành đã phát hiện, bắt giữ, xử lý 869 vụ việc vi phạm. Tang vật gồm 51.669.5 gam heroin, 22.201,2 gam thuốc phiện, 29.3kg cần sa, 19.995 viên ma túy tổng hợp, 54.537,8 gam ma túy đá, 50.287 viên, vỉ, lọ tân dược...