Tiện ích đang được phát huy

Theo đánh giá của ông Bùi Thái Quang, Phó trưởng Ban Quản lý rủi ro Hải quan: QLRR là một phần trong quản lý chiến lược của cơ quan Hải quan hiện đại. Nó không chỉ để tránh và giảm thiểu mất mát, thiệt hại mà còn hỗ trợ đắc lực, tạo thuận lợi cho hoạt động hải quan.

Việc áp dụng QLRR sẽ giúp cơ quan Hải quan bố trí, sắp xếp nguồn lực hợp lý, qua đó tập trung quản lý có hiệu quả đối với các lĩnh vực, đối tượng có độ rủi ro cao. Quy trình này đã, đang giúp cơ quan Hải quan đạt được những mục tiêu quan trọng, như bảo đảm sự cân bằng giữa tạo thuận lợi thương mại với kiểm soát chặt chẽ quá trình tuân thủ pháp luật; giúp công tác quản lý hải quan không bị dàn trải, giảm áp lực về khối lượng công việc thông qua xác định đối tượng có rủi ro cao; giảm thủ tục hành chính hải quan và nhất là giảm bớt vai trò can thiệp của cán bộ Hải quan, qua đó hạn chế tiêu cực nảy sinh.

Việc áp dụng QLRR đã tạo sự thay đổi căn bản trong phương thức quản lý hải quan từ thủ công sang tự động hóa dựa trên đánh giá rủi ro, qua đó giảm đáng kể tỷ lệ kiểm tra thực tế hàng hóa. Từ việc kiểm tra với hầu hết các lô hàng xuất khẩu, đến nay tỷ lệ kiểm tra đã giảm hơn 14%.

Nâng cao năng lực của hệ thống rủi ro, phân tích trọng tâm, trọng điểm thực hiện thu thập phân tích đánh giá rủi ro và kết hợp với việc phân luồng hạn chế tối thiểu sự can thiệp của công chức Hải quan, rà soát các DN có vốn đầu tư nước ngoài nhập khẩu nguyên liệu vật tư sản xuất và gia công tạm nhập tái xuất, lập danh sách các DN có độ rủi ro cao để theo dõi và có biện pháp quản lý chặt chẽ…

Bà Lỗ Thị Nhụ, Cục trưởng Cục Thu thuế xuất nhập khẩu, Tổng cục Hải quan

Để phát huy tính ưu việt, hoàn thành cùng lúc hai mục tiêu là tạo thuận lợi cho DN và chống thất thu ngân sách Nhà nước (NSNN), ngành Hải quan đã chủ động phát hiện, kiểm soát trước đối với những nguy cơ vi phạm pháp luật hải quan, tạo lập môi trường tuân thủ pháp luật hải quan. Công tác thu thập, cập nhật thông tin DN đã được đẩy mạnh.

Tính riêng trong năm 2011 và năm 2012, mỗi năm Ngành đã cập nhật gần 5.000 thông tin hồ sơ DN (chiếm 10,8% tổng số DN đang hoạt động xuất nhập khẩu). Đây là những căn cứ quan trọng để ngăn ngừa, phát hiện sớm những hành vi sai phạm.

Phát huy tính ưu việt đó, ngày 18/10/2012, ngành Hải quan đã chính thức áp dụng nghiệp vụ này với 20 mặt hàng được đưa vào danh mục QLRR nhập khẩu.

Theo đó, 20 mặt hàng được Tổng cục Hải quan đưa vào danh mục QLRR nhập khẩu, bao gồm: rượu, bia, vải các loại, kính xây dựng, sắt thép, bếp ga, điều hòa nhiệt độ, tủ lạnh, máy giặt, động cơ hoàn chỉnh (trừ máy bay), tổ máy phát điện động cơ đốt trong, điện thoại di động, thịt gia súc, gia cầm đông lạnh, cá tươi, cá đông lạnh, quả tươi ăn được, gạch ốp lát, thiết bị vệ sinh, thiết bị điện gia dụng, ô tô các loại, xe hai bánh gắn máy, xe đạp điện.

Với việc nỗ lực triển khai QLRR và việc cụ thể hóa doanh mục các mặt hàng QLRR như trên, ngành Hải quan đã nhận được sự đánh giá cao của các DN trong và ngoài nước, cũng như của các cơ quan Hải quan quốc tế.

Tiếp tục nhân rộng

Áp dụng QLRR không chỉ mang lại lợi ích cho công tác quản lý hải quan, mà còn mang lại những lợi ích thiết thực cho DN. Bởi QLRR là nền tảng của tự động hóa hải quan, qua đó góp phần giảm thủ tục hải quan, giảm thời gian, giấy tờ, từ đó giảm chi phí cho DN. Với những DN hoạt động xuất nhập khẩu quy mô lớn, số tiền tiết kiệm được mỗi năm có thể lên tới hàng chục tỷ đồng.

Tuy nhiên, cơ quan Hải quan áp dụng QLRR dựa trên hồ sơ DN. Dựa trên những thông tin trong hồ sơ, hệ thống QLRR sẽ đánh giá và xếp loại DN vào các mức độ chấp hành pháp luật tương ứng từ đó phân luồng từng tờ khai hải quan. Vì vậy, để trở thành DN có độ rủi ro thấp, mỗi DN cần cung cấp thông tin kịp thời, chính xác cho cơ quan Hải quan khi được yêu cầu.

Từ những ưu việt của phương pháp QLRR, Tổng cục Hải quan xác định, việc tạo bước đột phá, thay đổi về chất trong công tác QLRR là một trong những phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm của công tác QLRR trong những năm tiếp theo.

Để hoàn thành nhiệm vụ này, ngành Hải quan sẽ tập trung tăng cường năng lực thu thập thông tin, phân tích, đánh giá rủi ro, trong đó chú trọng một số lĩnh vực hoạt động như: Thu thập, cập nhật thông tin phản hồi về phân luồng và kết quả kiểm tra hải quan; Thông tin vi phạm pháp luật hải quan; Phân tích dự báo rủi ro trong các lĩnh vực hải quan; Phân tích, xác định trọng điểm phục vụ việc điều phối hoạt động kiểm tra giám sát hải quan; Xây dựng, ứng dụng hồ sơ rủi ro trong các lĩnh vực nghiệp vụ hải quan làm cơ sở để điều phối, thống nhất hoạt động kiểm tra, giám sát trong các lĩnh vực hải quan…

Vấn đề đặt ra hiện nay là Luật Hải quan chưa có quy định cụ thể về nguyên tắc, mối quan hệ và vai trò, vị trí, tác động điều chỉnh đối với các hoạt động hải quan, các biện pháp thực hiện; trách nhiệm và giải trừ trách nhiệm trong áp dụng QLRR, trong khi đây được coi là cơ sở pháp lý cho việc áp dụng QLRR.

Do đó, thực tiễn đang đặt ra yêu cầu phải có quy định về QLRR và áp dụng QLRR trong Luật Hải quan để phương pháp quản lý hiệu quả này trở thành công cụ hữu hiệu phục vụ trở lại sự phát triển của nền kinh tế đất nước.

Bài đăng trên Tài chính & Đầu tư số 3 – 2013

Nhân rộng công cụ chống thất thu ngân sách

TS. Đinh Văn Hải

(Tài chính) Được triển khai từ năm 2006, công tác quản lý rủi ro (QLRR) đã được Tổng cục Hải quan áp dụng trong quy trình nghiệp vụ, làm thay đổi căn bản phương thức quản lý hải quan từ thủ công sang tự động hóa. Đồng thời, không chỉ đem lại hiệu quả tối ưu trong kiểm soát hàng hóa nhập khẩu, phòng ngừa, ngăn chặn gian lận thương mại mà còn đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp (DN).

Xem thêm

Video nổi bật