Nhật Bản có thể hồi sinh?

Theo thoibaonganhang.vn

(Tài chính) Abenomics và số phận của đồng Yên Nhật (JPY) cũng là một trong những chủ đề kinh tế rất đáng quan tâm, bên cạnh sự sụt giảm của giá dầu tác động tới các nền kinh tế. Bài viết dưới đây thể hiện quan điểm của Kenneth Rogoff – giáo sư về Kinh tế học và chính sách công của Đại học Havard về vấn đề này.

Tận dụng lao động nữ là một trong nỗ lực chưa thành công của Abenomics. Nguồn: internet
Tận dụng lao động nữ là một trong nỗ lực chưa thành công của Abenomics. Nguồn: internet

Thất bại hay chưa đủ độ trễ?

Chính sách gần đây của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe về việc nới lỏng tiền tệ nhằm trì hoãn việc tăng thuế tiêu dùng và kêu gọi một cuộc bầu cử bất thường vào giữa tháng 12, đã đẩy nước Nhật đối diện một cuộc tranh cãi lớn. Vấn đề rất đơn giản: làm thế nào để một nền kinh tế tiên tiến đang già hóa có thể phục hồi lại tăng trưởng sau cuộc khủng hoảng tài chính? Câu trả lời là không.

Rõ ràng là giai đoạn đầu của chương trình tái cấu trúc mà ông Abe khởi xướng – thường được gọi là Abenomics – đang thất bại trong việc đạt được mục tiêu lạm phát đã đề ra. Hy vọng tiếp tục phục hồi đã bị chặn lại bởi 2 quý liên tiếp tăng trưởng âm. Câu hỏi là liệu chương trình Abenomics 2.0 có thể giúp Nhật trở lại thời kỳ thịnh vượng.

Theo góc nhìn của tôi, chiến lược “ba mũi tên” của Abenomics 1.0 cơ bản đã đi đúng hướng với chính sách “dùng mọi thứ cần thiết” để tăng lạm phát, hỗ trợ chính sách tài khóa và cải cách cơ cấu nhằm thúc đẩy tăng trưởng dài hạn. Mặc dù chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ), dưới sự điều hành của Thống đốc Haruhiko Kuroda, đã có chút khởi sắc, nhưng 2 “mũi tên” còn lại đã sai hướng.

Chưa có bước tiến đáng kể nào trong việc cải thiện nguồn cung, đặc biệt trong vấn đề cốt lõi là làm sao mở rộng lực lượng lao động. Với tình hình dân số già hóa và đang thu hẹp, chính phủ Nhật phải tìm cách để khuyến khích nhiều phụ nữ hơn vào làm việc, vận động những người lớn tuổi tiếp tục lao động và phát triển nhiều hơn các chính sách lao động thân thiện với gia đình. Trên tất cả, Nhật Bản cần tạo môi trường hấp dẫn hơn với các lao động nhập cư.

Đã có một vài tiến triển trong việc nhập cư. “Hoảng hốt” trước hạn chót của thế vận hội Olympic 2020 tại Tokyo, Chính phủ Nhật sắp xếp để xóa bỏ việc nhập khẩu các lao động xây dựng nước ngoài (dù quyết định này đã phải thông qua bởi nửa tá Bộ). Tuy vậy, tiến độ chung vẫn còn chậm. Nhật vẫn cần nhiều y tá và nhân viên hơn để chăm lo cho dân số đang già hóa của mình, nhưng các vấn đề chính trị và hành chính cản trở việc nhập cư đã ăn sâu quá lâu.

Khi tôi lần đầu hỏi các đồng nghiệp Nhật Bản về cải cách của ông Abe, họ nói rằng “Đừng lo lắng, nó đang đến”. Sau đó một thời gian, họ trả lời “Đừng lo lắng, nó đang đến dù hơi chậm”. Gần đây, suy nghĩ trên đã thay đổi thành “Đừng lo lắng, chúng tôi vẫn nghĩ nó đang đến”. Người ta chỉ có thể hy vọng. Thiếu sự cải cách cơ cấu, đặc biệt trong thị trường lao động, Abenomics không thể thành công trong dài hạn.

Tiếp tục với đột phá mới

Thời điểm tháng 4/2014 khi thuế tiêu dùng (thuế môn bài) tăng từ 5% lên 8% cũng là không may. Không dễ cho ông Abe có thể trì hoãn bởi điều này đã được quy định bởi các thỏa thuận chính trị lớn trước khi ông nhậm chức. Mặc dù vậy, chính phủ vẫn có thể thực hiện nhiều chính sách kích thích tài khóa mạnh hơn để loại bỏ ảnh hưởng của việc tăng thuế. Thế nhưng thay vào đó, 2 tháng tăng trưởng âm tạo ra ảnh hưởng tâm lý thất vọng.

Đúng là sự sụt thoái một phần là ảo tưởng: sự bùng nổ trước đó được thúc đẩy bởi nỗ lực của các hộ gia đình Nhật Bản tránh thuế bằng việc đẩy nhanh thanh toán các hàng hóa mua dài hạn – điểm bị bỏ quên trong các tranh luận công khai. Nhìn một cách tổng thể: Abenomics thất bại trong việc xoay chuyển tư duy giảm phát.

Nợ chính phủ với nước ngoài lớn và tài sản từ quỹ hưu trí thấp là vấn đề lớn mà chỉ các nhà kinh tế liều lĩnh nhất của trường phái Keynes mới khuyên các nhà tạo lập chính sách lờ đi. Thời điểm hiện tại, các rủi ro mang tính danh nghĩa, với lãi suất nợ chính phủ thời hạn 10 năm dưới 0,5%.

Tuy nhiên, nói rằng nợ của Nhật là không đáng lo cũng như nói rằng quỹ đòn bẩy tài chính cao là hoàn toàn an toàn; rủi ro có thể còn xa nhưng không thể xem nhẹ. Hãy nghĩ về những gì sẽ xảy ra nếu BoJ thực sự thuyết phục được công chúng rằng lạm phát sẽ giữ ở mức 2% trong thời gian bền vững. Liệu lãi suất 10 năm có còn ở mức 0,5%?

Nếu như các yếu tố khác – sự suy giảm mạnh trong tăng trưởng của thị trường mới nổi – dẫn tới sự gia tăng mạnh trong lãi suất thực toàn cầu, hay tăng lên phí bảo hiểm rủi ro về nợ của Nhật Bản? Về nguyên tắc, Nhật có thể vượt qua các cú sốc như vậy mà không cần lạm phát cao hay các biện pháp hà khắc khác, nhưng sẽ thật điên rồ khi bỏ qua độ nhạy cảm của đất nước. Một quỹ đầu tư thông thường có thể đơn giản chỉ là dừng kinh doanh, nhưng đây không phải lựa chọn cho một quốc gia.

Tính bền vững tài khóa yêu cầu sự tăng lên của thuế tiêu dùng và tất nhiên chính phủ không nên chờ đợi tới khi các nhà đầu tư quốc tế bắt đầu hoài nghi về sức mạnh của Nhật. Vấn đề là thời gian và chiến thuật. Việc hoãn tăng thuế tiêu dùng lần thứ 2 có vẻ là một sự thỏa hiệp tốt giữa việc thúc đẩy Abenomics và duy trì độ tin cậy trong dài hạn.

Nhưng điều đó đưa chúng ta trở lại vấn đề sâu thẳm của nước Nhật. Các chính sách riêng lẻ về cầu sẽ không chỉ ngăn chặn 2 hoặc hơn thế những thập kỷ đã mất và sẽ bảo hộ được ít hơn hai thập kỷ hoàng kim. Suy giảm dân số là yếu tố lớn thiết lập khủng hoảng kinh tế 1992 tại Nhật Bản và tình trạng bất ổn rất lâu đi kèm sau đó. Nhật vẫn là một nước giàu, nhưng thứ hạng thu nhập bình quân đầu người hiện thấp hơn các nước phát triển khác và rất xa sau Mỹ.

Nhật có kinh nghiệm từ bài học của châu Âu, các chính sách kinh tế dù cần thiết trong ngắn hạn nhưng không thể bù đắp sự thiếu hụt cơ cấu trong dài hạn. Nếu Abenomics 2.0 thất bại cải cách sâu rộng thì nó cũng không tốt hơn so với phiên bản gốc.