Những địa danh trong truyện cổ tích nhưng có thực ngoài đời
Những câu chuyện cổ tích gắn liền với một thời của tuổi thơ, đã làm say đắm bao tâm hồn với khung cảnh huyền thoại. Tưởng chừng những hình ảnh đẹp thơ mộng, quyến rũ ấy không thực sự tồn tại trong thế giới chúng ta. Tuy nhiên, nó có thật.
Theo trang Brightside, những địa danh tại những quốc gia gắn liền với câu chuyện cổ tích của riêng mình đã làm nguồn cảm hứng cho các nhà thiết kế và sản xuất phim. Họ đã khám phá và tìm ra những ngôi làng, những lâu đài cổ xưa và khu rừng sâu thăm thẳm. Nếu bạn đang muốn trải nghiệm những địa điểm huyền diệu trên Trái đất được dùng để làm nguồn cảm hứng cho các bộ phim cổ tích, dưới đây là những cái tên đó.
Ngôi làng trong truyện Người đẹp và quái vật (Pháp)
Nước Pháp nổi tiếng với những ngôi làng đẹp như tranh vẽ. Một bộ phim cổ tích đã được sản xuất dựa trên tác phẩm cùng tên của nhà văn Gabrielle-Suzanne Barbot de Villeneuve, vào thế kỷ thứ 19.
Ngôi làng cổ kính Colmar của thành phố Bella được dùng đề làm bối cảnh cho bộ phim “Người đẹp và quái vật” (Beauty and the Beast). Người xem lẫn tác giả truyện Barbot de Villeneuve đều rất hài lòng. Theo đánh giá của nhiều người, ngoài đời thực ngôi làng còn đẹp hơn trong truyện.
Tòa lâu đài trong truyện Bạch Tuyết và bảy chú lùn (Đức)
Nhìn vào tòa lâu đài này, bạn có nhớ về hình ảnh nàng công chúa hát cho hoàng tử nghe tại ban công hay không? Nàng công chúa của câu chuyện dân gian Đức được kể lại thông qua bộ phim của Brothers Grimm.
Theo các nghiên cứu cho thấy, câu chuyện cổ tích này có thể là sự thật với nhiều bằng chứng thiết thực như khu rừng tối, con heo rừng, người lùn và quan tài bằng thủy tinh. Đây đều là những vật chứng, sự kiện xảy ra xung quanh lâu đài Lohr và khu rừng Spessrt.
Hòn đảo trong truyện cổ Moana (Hy Lạp)
Cuộc phiêu lưu của Moana và á thần Maui mang đến người xem sự hứng khởi và hài hước quen thuộc như trong hành trình của người anh hùng Hercules, thần thoại Hy Lạp.
John Muske, một trong những đạo diễn xuất sắc, dựa trên mô tả người anh hùng thần thoại Maui trong một quyển sách để lấy ý tưởng cho bộ phim của mình. Ông thực sự khó khăn hơn khi biến chuyến du lịch đến nhiều hòn đảo Nam Thái Bình Dương thành nghiên cứu phim. Fiji, Samoa và Tahiti là một số hòn đảo mà ông ghé thăm để tìm hiểu về người dân bản địa văn hóa, truyền thống và để tái tạo cảnh quan ngoạn mục trong truyện Moana.
Ngôi làng của truyện Pinocchio (Ý)
Cuộc phiêu lưu của người gỗ Pinocchio lấy lòng bạn đọc nhiều thế hệ đến nỗi nó đi từ trang sách ra đời thật. Disney dựng nên bộ phim về tiểu thuyết trẻ em The Adventures of Pinocchio (Tạm dịch: Cuộc phiêu lưu của Pinocchio) của Carlo Lorenzini ngay tại quê hương của mẹ mình, làng Collodi của Ý.
Thị trấn gần như giống y hệt miêu tả của Carlo Carlo đến nỗi ông bắt đầu ký tên của mình là Carlo Collodi. Những ngôi nhà nhỏ bé, những con đường lát đá hình vòm đã biến địa danh này trở thành điểm khởi đầu hoàn hảo để thiết kế Pinocchio.
Brave – Nàng công chúa tóc xù (Scotland)
Kể từ bộ phim hoạt hình Toy Story vào năm 1995, hãng Pixar đã không ngừng chứng tỏ vị thế của mình cũng như không phụ lòng mong đợi của khán giả. Trong 17 năm qua, hãng đã ra mắt rất nhiều câu chuyện thú vị. Gần đây nhất, bộ phim hoạt hình Brave do Mark Andrews và Brenda Chapman đạo diễn đã gây nên tiếng vang lớn trong làng điện ảnh. Đây là một bộ phim không chỉ hài hước, hấp dẫn mà còn mang tính nhân văn với hình ảnh sống động và các nhân vật tuyệt vời.
Không có gì bí mật khi bối cảnh phim được thực hiện ở cao nguyên Scotland. Đặc biệt là lâu đài Dunnottar thời trung cổ được bao quanh bởi vùng nông thôn xanh nhất thế giới. Nơi đây đóng vai trò hoàn hảo cho các cuộc phiêu lưu của Merida. Dường như với quang cảnh thần thoại ở đây, nhà sản xuất chỉ cần phải chăm chút về kỹ xảo về phép thuật, các trận thi đấu bắn cung…
Khung cảnh của truyện Nữ hoàng băng giá (Na Uy)
Về bối cảnh của Nữ hoàng băng giá – Frozen, tác giả người Đan Mạch Hans Christian Andersen, hay Nữ hoàng tuyết sử dụng phong cảnh của Na Uy và cảm nhận về mùa đông Wyoming làm nguồn cảm hứng.
Bạn có thấy sự tương đồng giữa khung cảnh thiên nhiên, nhà thờ, kiến trúc, hoa văn và thậm chí của loài động vật trong truyện với đời thực?
Lâu đài của câu chuyện Lọ Lem – Cinderella (Đức)
Bạn có thể sống với khung cảnh cổ tích khi đến lâu đài Neuschwanstein ở Đức. Chính Herbert Ryman, người đã thiết kế lâu đài nguyên bản Cinderella, sau này được xây dựng như một phần của “thế giới Disney”. Nguồn cảm hứng chính của ông là lâu đài này.
Ban đầu nó được vua Ludwig II của Bavaria xây dựng như một lâu đài cư trú vào mùa hè. Tòa tháp nhọn, lối vào hình vòng cung và khu rừng xung quanh hoàn toàn phù hợp với những diễn viên của lâu đài Cinderella.
Khung cảnh truyền thuyết Hoa Mộc Lan (Trung Quốc)
Hoa Mộc Lan – Mulan là bộ phim chuyển thể từ câu chuyện dân gian có thật tại Trung Quốc. Các nhà sản xuất đã nghiên cứu lịch sử và chọn khung cảnh, thời gian phù hợp.
Khung cảnh được miên tả trong phim như Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc và Tử Cấm Thành của Bắc Kinh đã được xây dựng vào thời điểm đó.
Tòa lâu đài trong truyện Nàng tiên cá (Thụy Sĩ)
“Nàng tiên cá” cũng là một trong những bộ phim hoạt hình nổi tiếng của Disney. Theo trích dẫn từ Brightside, lâu đài Chillon của Thụy Sĩ, bên bờ hồ Geneva, là nguồn cảm hứng cho ngôi nhà ngọt ngào của Hoàng tử Eric.
Lâu đài được bao quanh bởi nước, các tòa tháp rộng và các khung cửa sổ hẹp hoàn hảo cho những con người xuất hiện trong phim. Tuy nhiên, thật đáng buồn là khung cảnh bên trong có lẽ không phù hợp chút nào?
Cung điện của Jasmine trong phim Aladdin và cây đèn thần (Ấn Độ)
Thành phố Agrabad huyền thoại nằm ở nơi nào đó của vùng đất Trung Đông. Điều này cũng được đề cập trong bài hát Arabian Nights. Tuy nhiên, nếu tinh ý bạn sẽ thấy rằng cung điện Jasmine trong phim và Taj Mahal ở Ấn Độ như là “chị em song sinh”.