Những hệ lụy của việc sụt giảm tổng cầu

Theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ

Tổng cầu yếu đang là vấn đề của nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới, là nguyên nhân chủ yếu làm cho tăng trưởng kinh tế chậm phục hồi. Việc tổng cầu sụt giảm có thể là nguy cơ khiến nền kinh tế trì trệ. Đây là vấn đề đáng chú ý trong bối cảnh hiện nay.

Những hệ lụy của việc sụt giảm tổng cầu
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Tổng cầu ở trong nước được nhận diện ở hai nội dung chủ yếu, đó là vốn đầu tư và tiêu dùng. Vốn đầu tư là yếu tố vật chất trực tiếp quyết định tốc độ tăng trưởng kinh tế. Quy mô của vốn đầu tư được biểu hiện tổng quát là tỷ lệ vốn đầu tư xã hội/GDP.

TỶ LỆ VỐN ĐẦU TƯ XÃ HỘI/GDP QUA CÁC THỜI KỲ (%)

Những hệ lụy của việc sụt giảm tổng cầu - Ảnh 1
                                                                             Nguồn số liệu: Tổng cục Thống kê

Tỷ lệ vốn đầu tư xã hội/GDP quý I/2013 của nước ta mặc dù vẫn còn cao so với hầu hết các nước trên thế giới, nhưng đã thấp hơn chỉ tiêu kế hoạch cả năm 2013 và việc giảm xuống liên tục mấy năm nay là quá nhanh. Đành rằng, trong điều kiện phải tập trung thực hiện mục tiêu ưu tiên, phải xử lý các điểm nghẽn lớn, việc khởi động tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng còn chậm, hiệu quả đầu tư chưa cao, thì việc giảm nhanh quy mô vốn đầu tư như trên không khác gì một sự “thắt chặt” và tác động đến tăng trưởng kinh tế.

Thực hiện vốn đầu tư xã hội quý I/2013 tuy tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước, nhưng nếu loại trừ yếu tố tăng giá thì còn bị giảm, vốn đầu tư khu vực Nhà nước tăng thấp hơn và nếu loại trừ giá còn giảm sâu hơn. Riêng vốn đầu tư từ ngân sách 4 tháng mới bằng 25,7% kế hoạch năm và giảm 3,9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó vốn do Trung ương quản lý đạt thấp hơn (23,2%), giảm sâu hơn (giảm 17%) và một số bộ, ngành, địa phương còn đạt thấp hơn nữa, giảm sâu hơn nữa. Tín dụng ngân hàng tăng thấp hơn vốn huy động; một lượng vốn huy động được của ngân hàng lại chảy vào trái phiếu Chính phủ. Trái phiếu Chính phủ huy động nhanh, nhưng giải ngân chậm (huy động trái phiếu do Kho bạc Nhà nước phát hành trong quý I đạt gần 52,9 nghìn tỷ đồng, tăng tới 80% so với cùng năm trước, nhưng vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước thực hiện mới đạt 35,2 nghìn tỷ đồng, bằng 2/3 vốn huy động được. Tình hình trên gây ra tác động kép về vốn cho nền kinh tế. Nguồn vốn ngoài Nhà nước tính theo giá thực tế tuy tăng cao hơn (11,6%), nhưng nếu loại trừ yếu tố giá thì tăng thấp hơn cả tốc độ tăng trưởng GDP (khoảng 4% so với 4,89%).

Tiêu dùng biểu hiện chủ yếu ở tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng (MBL). Tiêu dùng với tỷ trọng trong GDP cao gấp 2 lần tỷ trọng vốn đầu tư, nên là động lực của tăng trưởng GDP. Mặc dù tính theo giá thực tế thì 4 tháng đầu năm nay tổng MBL tăng 11,8% so với cùng kỳ năm trước, nhưng nếu loại trừ yếu tố tăng giá tiêu dùng bình quân 4 tháng qua (6,83%), thì chỉ tăng 4,6% - vừa thấp hơn tốc độ tăng của cùng kỳ nhiều năm trước, vừa thấp hơn tốc độ tăng GDP.

Một số ngành hoạt động (thể hiện cơ cấu nhu cầu tiêu dùng) còn tăng thấp hơn. Điều đó chứng tỏ tiêu dùng đã bị “co lại”. Sự “co lại” của tiêu dùng do 3 yếu tố. (1) Tăng trưởng kinh tế chưa phục hồi, đặc biệt các ngành sản xuất sản phẩm vật chất tăng thấp hơn tốc độ tăng cùng kỳ nhiều năm trước. (2) Đối với người sản xuất nông, lâm, thuỷ sản, tuy tăng trưởng giá trị tăng thêm quý I so với cùng kỳ năm trước đạt 2,24%, nhưng nếu chia cho tốc độ tăng dân số của khu vực này thì chỉ còn tăng trên 1% và nếu trừ đi tốc độ giảm giá bán sản phẩm của họ (giảm 5,48%), thì thu nhập, sức mua có khả năng thanh toán bị giảm. (3) Những người làm trong lĩnh vực công nghiệp-xây dựng và dịch vụ nhìn về tổng thể, tuy tăng trưởng kinh tế và thu nhập có cao hơn, nhưng đối với những người làm việc ở các cơ sở kinh tế bị ngừng hoạt động, giải thể hoặc thu hẹp sản xuất kinh doanh, thì một mặt thu nhập, sức mua có khả năng thanh toán bị giảm, mặt khác tâm lý “thắt lưng buộc bụng” xuất hiện trở lại. Đối với những người có tích luỹ hoặc có thu nhập cao, thì hoặc nhu cầu đã đáp ứng tương đối đầy đủ, hoặc lại có tâm lý chờ giá giảm nữa mới chi tiêu.

Sự sụt giảm của tổng cầu đã làm cho tăng trưởng kinh tế đứng trước nguy cơ bị trì trệ, thiếu xung lực mới. Để ngăn chặn nguy cơ này có nhiều việc phải làm.

Đó là bắt đầu chuyển sang ưu tiên mục tiêu tăng trưởng kinh tế, phấn đấu hoàn thành mục tiêu tăng trưởng GDP 5,5% của năm nay, với các giải pháp hỗ trợ sản xuất, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, đồng thời hỗ trợ chung cho tổng cầu. Chính sách tiền tệ cần tiếp tục điều chỉnh giảm lãi suất để giảm chi phí tài chính cho doanh nghiệp, nhằm khuyến khích doanh nghiệp vay vốn đầu tư đẩy mạnh sản xuất; đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu... Chính sách tài khoá cần đẩy nhanh hơn nữa tốc độ giải ngân vốn đầu tư nhằm hỗ trợ tổng cầu của nền kinh tế, nhất là tập trung đẩy mạnh giải ngân cho những dự án đã có kế hoạch hoàn thành trong năm 2013; đẩy nhanh việc thực hiện các giải pháp cắt giảm, giãn hoãn các khoản thu ngân sách, trong đó quan tâm đến thuế VAT, bởi liên quan đến tiêu thụ, giảm tồn kho. Các doanh nghiệp tiếp tục cắt giảm chi phí, hạ giá bán sản phẩm, cơ cấu lại sản.