Những sự kiện chấn động châu Âu năm 2017
Năm 2017, châu Âu sẽ chứng kiến các cuộc bầu cử quan trọng mà kết quả có thể thay đổi lớn cục diện chính trường của châu lục này.
Sự kiện không thể bỏ qua vào năm sau không gì khác ngoài 3 cuộc bỏ phiếu bầu cử lớn tại Hà Lan, Pháp và Đức. Ba nước này đại diện cho 56% nền kinh tế châu Âu. Đây cũng đồng thời là 3 trong tổng số 6 thành viên sáng lập ra liên minh châu Âu (EU).
Vào thời điểm đó, gạt qua những bất đồng và xung đột sau cuộc thế chiến thứ 2, những nước này đã cùng Bỉ, Italy và Luxembourg ký Hiệp định Rome thành lập cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC) và một liên minh thuế quan vào năm 1957 tức cách đây 60 năm.
Vào ngày 15/3, người Hà Lan sẽ đi bầu cử và cuộc bầu cử chủ yếu là cuộc tranh đấu giữa đảng tự do của ứng viên Geert Wilder và các đảng còn lại.
Có dấu hiệu cho thấy bầu cử ở Hà Lan sẽ đánh dấu sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân túy cánh hữu trên khắp châu Âu nếu ứng viên Geert Wilders giành chiến thắng. Ông Wilders là nhà lãnh đạo của đảng Tự do (PVV) và hiện đang dẫn đầu trong các cuộc thăm dò trước tổng tuyển cử.
Ông Wilders có tư tưởng bài Hồi giáo và đã tuyên bố sẽ đóng cửa các nhà thờ Hồi giáo, cấm kinh Koran đồng thời tổ chức trưng cầu dân ý và tư cách thành viên EU của nước này nếu ông thắng cử.
Không phải chỉ có cuộc bỏ phiếu tại Hà Lan là gây quan ngại cho châu Âu khi còn có cuộc bỏ phiếu tại Pháp vào tháng 4–5/2017. Cuộc bỏ phiếu tại Pháp cũng có sự tương đồng với Hà Lan khi sẽ là cuộc đối đầu giữa bà Marine Le Pen và phần còn lại.
Bà có thể sẽ tiến tới vòng bỏ phiếu cuối cùng và đối mặt với cựu thủ tướng 62 tuổi- ông Francois Fillon. Đây không phải là lần đầu tiên mà đảng Front National tham gia vận động tranh cử. Vào năm 2002, Jean-Marie Le Pen cũng tham gia tranh cử và chỉ giành được 18% tổng số phiếu bầu.
Bà Marine Le Pen cũng ủng hộ việc Pháp rời EU và nếu bà thắng cử, đây sẽ là một cơn địa chấn đối với liên minh EU. Nhưng để chiến thắng, bà sẽ phải đánh bại đối thủ Francois Fillon, ứng viên tổng thống tiềm năng.
Cuộc bỏ phiếu tại Đức vào tháng 8/2017 hứa hẹn sẽ bớt kịch tính hơn. Bà Algela Merkel được cho là sẽ tiếp tục đắc cử một nhiệm kì nữa với tư cách là thủ tướng Đức kể cả khi Alternative für Deutschland, đối thủ đáng gờm nhất của bà giải quyết được vấn đề nhập cư.
Tuy nhiên, nếu bà thua trong cuộc bầu cử vào tháng 8, đây sẽ là đòn đánh nặng nề vào EU cũng như trật tự thế giới tự do ở phương Tây.
Bên cạnh các cuộc bầu cử, năm 2017, châu Âu còn chứng kiến nước Anh bắt đầu tiến trình “chia ly”. Vào cuối tháng 3, Thủ tướng Anh Theresa May dự định sử dụng Điều 50 - bước đi cần thiết về mặt pháp lý để triển khai các cuộc họp về việc Anh rời EU.
Điều 50 sẽ khởi động thiết bị bấm giờ kéo dài 2 năm đối với các cuộc họp rời EU của Anh khi nước này thay đổi quan hệ với châu Âu và phần còn lại của thế giới.
Người dân Anh hiện đang chờ để khám phá các thỏa thuận Brexit sẽ như thế nào và nó ảnh hưởng tới kinh tế Anh ra sao.