Những tác động tiêu cực của khủng hoảng địa chính trị thế giới
(Tài chính) Những thông tin mới nhất cập nhật trong tháng 6/2014 cho thấy tình hình kinh tế thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp. Các nền kinh tế chủ chốt như Mỹ, Nhật và châu Âu đều có những tín hiệu tích cực. Tuy nhiên, tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc sụt giảm và có nguy cơ không đạt được mức mục tiêu của năm. Ngoài ra, những thay đổi về chính sách tài chính và biến động của tình hình địa chính trị tại một số khu vực cũng có ảnh hưởng đến tình hình kinh tế thế giới tháng 6/2014.
Những thông tin mới nhất cập nhật trong tháng 6/2014 cho thấy tình hình kinh tế thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp. Các nền kinh tế chủ chốt như Mỹ, Nhật và châu Âu đều có những tín hiệu tích cực. Tuy nhiên, tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc sụt giảm và có nguy cơ không đạt được mức mục tiêu của năm. Ngoài ra, những thay đổi về chính sách tài chính và biến động của tình hình địa chính trị tại một số khu vực cũng có ảnh hưởng đến tình hình kinh tế thế giới tháng 6/2014.
Kinh tế Mỹ trong tháng 6/2014 đón nhận những tín hiệu tích cực dù GDP quý I/2014 giảm. Tốc độ tăng trưởng GDP quý I/2014 giảm 1%, ghi nhận sự giảm tốc đột ngột so với mức tăng trưởng 2.6% trong Q4/2013 và đây là lần suy giảm đầu tiên trong 3 năm kể từ quý I/2011. Tuy nhiên, sản lượng công nghiệp tăng 0,6% trong tháng 5/2014 sau khi giảm 0,1% trong tháng 4/2014. Tỷ lệ thất nghiệp Mỹ cũng giảm xuống mức 6,3% trong tháng 4 và 5/2014 so với mức 6,7% của tháng 2 và 3/2014 . Chỉ số giá sản xuất (PPI) được điều chỉnh theo mùa giảm 0,2%, trái ngược với mức tăng 0,6% trong tháng 4 và nằm trong ngưỡng tăng dự tính từ 0,1% đến 0,2% của các chuyên gia kinh tế. Đây là mức giảm lớn nhất kể từ tháng 4/2013 . Niềm tin tiêu dùng giảm xuống 81,2 điểm trong tháng 6/2014 và ghi nhận mức thấp nhất 3 tháng trở lại đây .Trong cuộc họp chính sách kéo dài 2 ngày (18-19/6/2014) của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã quyết định tiếp tục cắt giảm thêm 10 tỷ USD mua tài sản hàng tháng từ 45 tỷ USD giảm còn 35 tỷ USD mỗi tháng. Trong đó, 20 tỷ USD là trái phiếu kho bạc và 15 tỷ USD là chứng khoán thế chấp. Quyết định bắt đầu được áp dụng từ tháng 7/2014.
Trong tháng 6/2014, kinh tế khu vực châu Âu dường như đã có tín hiệu thực sự phục hồi. Tại khu vực Eurozone, chỉ số sản xuất công nghiệp thống kê trong tháng gần nhất (4/2014) đều giảm 0,1% so với tháng trước, cụ thể tháng 4 giảm 0,1%; tháng 3/2014 đều giảm 0,2% so với tháng trước đó, trong khi đó trong tháng 2/2014, chỉ số này tăng 0,2% ở khu vực Eurozone, khu vực EU 28 tăng 0,3% ở khu vực EU28. So với tháng 4/2013, chỉ số sản xuất công nghiệp giảm 1,2% đối với khu vực Eurozone và 1,1% đối với khu vực EU28. Bên cạnh đó, khu vực này vẫn còn đối mặt với nhiều vấn đề khó giải quyết như tình trạng giảm phát, thất nghiệp cao. Tỷ lệ thất nghiệp của khu vực Eurozone trong tháng 4/2014 là 11,7%, giảm nhẹ so với mức 11,8% trong tháng 3/2014; của khu vực EU 28 là 10,4% trong tháng 4/2014, gần như không thay đổi từ mức 10,5% của tháng 3/2014. Mức lạm phát hàng năm của khu vực trong 4 tháng đầu năm 2014 liên tục giảm và ở dưới mức 1%, mức lạm phát nằm trong vùng "nguy hiểm" mà ECB đưa ra. Chỉ số lạm phát thống kê được trong tháng gần đây nhất, tháng 5/2014 của khu vực Eurozone là 0,5%, giảm từ mức 0,7% của tháng 4/2014. Tình trạng giảm phát kéo dài đã khiến Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã ra quyết định cắt giảm hàng loạt loại lãi suất chủ chốt nhằm hỗ trợ phục hồi nền kinh tế khu vực Eurozone gần đây.Tình hình kinh tế Nhật Bản phục hồi nhưng chưa thực sự vững chắc. Theo số liệu được công bố ngày 9/6/2014 của Văn phòng Nội các Nhật Bản, kinh tế Nhật Bản trong quý I/2014 đã tăng trưởng ở mức 6,7%, cao hơn so với số liệu ước tính sơ bộ ngày 15/5 là 5,9%, và dự báo của các nhà kinh tế trong một cuộc khảo sát của Bloomberg News là 5,6% chủ yếu do việc hiệu chỉnh theo hướng tích cực liên quan đến chi tiêu đầu tư của doanh nghiệp. Chi tiêu đầu tư của các doanh nghiệp, được xem là nhân tố quan trọng trong việc vực dậy nền kinh tế, đã tăng 7,6% so với quý trước, cao hơn mức 4,9% được ghi nhận trong báo cáo ban đầu. Chỉ số tiêu dùng cá nhân, đóng góp tới 60% GDP cho Nhật Bản, cũng được hiệu chỉnh lại tăng lên 2,2%, trong khi đầu tư công giảm 2,7%, cao hơn so với mức giảm 2,4% trước đó. Trong khi các doanh nghiệp có vẻ lạc quan hơn về triển vọng của nền kinh tế thì hộ gia đình phải thắt chặt ngân sách do giá cả tăng cao. Giá tiêu dùng tại Nhật Bản đã tăng mạnh trong tháng 4/2014 khi việc tăng thuế tiêu thụ có hiệu lực. Đó là sự tăng giá nhanh nhất kể từ tháng 2/1991. Ngân hàng TW Nhật Bản (BOJ) ước tính lạm phát cũng sẽ tăng khoảng 1,7% trong tháng 4/2014. BOJ chủ trương sẽ tiếp tục các chính sách nới lỏng tiền tệ nếu cần thiết để duy trì lạm phát ổn định ở mức 2%. Ban chính sách của BOJ đã nhất trí quyết định giữ chính sách hiện nay không thay đổi tại cuộc họp hai ngày kết thúc vào 13/6/2014.
Tình hình kinh tế Trung Quốc 6/2014 tiếp tục xu hướng giảm.GDP của Trung Quốc trong quý I/2014 tăng 7,4% so với cùng kỳ năm 2013, thấp hơn so với chỉ tiêu tăng trưởng bình quân năm mà Chính phủ Trung Quốc đã đặt ra trước đó là 7,5%, tăng 1,4% so với quý IV/2013. Hoạt động sản xuất của Trung Quốc phục hồi nhẹ trở lại đạt 50,8 điển trong tháng 6/2014 sau khi suy yếu trong tháng 5/2014 với PMI chỉ đạt 49,4 điểm . Bên cạnh đó, lạm phát hàng năm của Trung Quốc tăng 2,5% trong tháng 5/2014, cao hơn so với 1,8% của tháng 4/2014 và là tốc độ tăng nhanh nhất trong vòng 4 tháng qua. Ngược lại, giá sản xuất trong tháng 5/2014 giảm 1,4% so với cùng kỳ năm ngoái và thấp hơn so với mức giảm dự đoán là 1,5%. Giá sản xuất giảm đã làm dấy lên nhận định cho rằng, nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới đang gặp áp lực giảm phát. Trong khi đó, ngày 12/6, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) cho biết, tổng nợ mới định giá trong tháng 5/2014 là 870,8 tỷ NDT, nợ mới định giá bằng NDT chiếm 62,2% tổng vốn, cao hơn so với 50% của tháng 4 và 56,1% cùng kỳ năm 2013. Trung Quốc có nguy cơ sẽ không đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong năm 2014 mà chính phủ từng đề ra là khoảng 7,5%. Đây là lý do khiến Thủ tướng Lý Khắc Cường quyết định tăng cường chi tiêu công và cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng trong thời gian gần đây.Chỉ số phát triển kinh tế tại các nền kinh tế mới nổi (Emerging Markets Index - EMI) đã tăng trở lại sau khi giảm 3 tháng liên tiếp . Sản lượng sản xuất tăng lần đầu tiên trong vòng ba tháng qua nhưng tốc độ tăng còn yếu. Tại khu vực dịch vụ, các hoạt động gia tăng với tốc độ chậm nhất kể từ tháng 7/2013. Trong số các thị trường mới nổi lớn nhất, Trung Quốc tăng trưởng nhẹ về sản lượng lần đầu tiên trong vòng bốn tháng trong khi Ấn Độ đạt tăng trưởng đáng kể nhất từ tháng 6/2013. Sản lượng của Brazil trì trệ nhất, còn khu vực tư nhân của Nga có sự sụt giảm với tốc độ nhanh nhất kể từ tháng 5/2009. GDP của Malaixia trong quý I/2014 đã tăng trưởng 6,2%, kinh tế Hồng Kông tăng trưởng chậm lại trong quý I/2014 do xuất khẩu tới các nền kinh tế tiên tiến suy giảm và triển vọng toàn cầu u ám, tăng trưởng kinh tế Nga chậm lại đạt 0,9% trong quý I, nền kinh tế Thái Lan có nguy cơ suy thoái cao do bất ổn chính trị.
Đối với lĩnh vực thương mại, tăng trưởng sản lượng toàn cầu vẫn tiếp tục vững chắc trong 5 tháng đầu năm 2014 khi mà chỉ số PMI tổng hợp toàn cầu luôn đứng ở mức trên 53 điểm- mức độ cho thấy lĩnh vực sản xuất và dịch vụ có sự tăng trưởng. Trong tháng 5/2014, chỉ số PMI tổng hợp toàn cầu đứng ở mức 53,8 điểm. Anh, Mỹ, Nhật Bản và Ailen là những nước có chỉ số PMI tăng ấn tượng trong 5 tháng qua.Trong khi đó tăng trưởng sản xuất tại Đức, Tây Ban Nha và những tín hiệu hồi phục tại Ý tiếp tục giúp cho chỉ số PMI châu Âu đứng ở mức cao nhất trong vòng hơn 2 năm trở lại đây. Ngược lại tại thị trường các nền kinh tế đang nổi có dấu hiệu giảm sút tăng trưởng tại Braxin, Nga và Ấn Độ.Giá cả hàng hóa thế giới tháng 6/2014 có nhiều biến động phức tạp. Những bất ổn tại Iraq đã ảnh hưởng đến thị trường toàn cầu khi nhà đầu tư lo ngại giá dầu sẽ tăng lên một khi nguồn cung ở quốc gia xuất khẩu dầu thô lớn thứ 7 thế giới này bị đe dọa. Phiên giao dịch chiều ngày thứ Sáu chứng kiến giá dầu thô Brent nhanh chóng leo lên 114 USD/thùng lần đầu tiên kể từ 9/9/2013, trước khi giảm nhẹ trở lại xuống 113,67 USD/thùng trên sàn giao dịch châu Âu ICE Futures Europe. Giá dầu thô giao sau của Mỹ cũng tăng 0,6%, lên 107,15 USD/thùng trên sàn New York Mercantile Exchange, mức cao nhất kể từ 19/9/2013.
Tác động đến Việt NamTốc độ tăng trưởng chưa bền vững từ các nền kinh tế chủ chốt trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản, sự suy giảm tăng trưởng của Trung Quốc và các nền kinh tế đang nổi sẽ tiếp tục thu hẹp nhu cầu từ nước ngoài đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Do vậy, xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này có thể gặp nhiều khó khăn trong thời gian tới.
Thêm vào đó, khi chính sách tăng thuế của Nhật Bản chính thức được thực hiện sẽ khiến chi tiêu và tiêu dung của người dân Nhật Bản yếu đi lại một lần nữa sẽ tác động tiêu cực đến kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Mặt khác việc tiếp tục duy trì đồng Yên yếu của Nhật Bản để kích thích xuất khẩu sẽ khiến đồng Yên yếu đi và khiến giá hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này sẽ trở nên đắt đỏ hơn từ đó làm suy giảm sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam. Điều này cho thấy Việt Nam cần thúc đẩy nhanh những biện pháp kích cầu nội địa, tận dụng thị trường nội địa thay vì phụ thuộc vào thị trường xuất khẩu.Giá dầu thế giới tăng trong thời gian qua có tác động tiêu cực tới nền kinh tế Việt Nam, khiến tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam giảm 0,02% so với mức dự báo trước khi giá dầu tăng là 5,46%.
Tài liệu tham khảo:
1. Bộ Thương mại Hoa Kỳ
2. Bộ lao động http://www.dol.gov/.
3. markiteconomics.com
4. http://gafin.vn/