Nồng độ CO2 cao nhất trong 3 triệu năm
Mới đây, các nhà khoa học cảnh báo lượng CO2 trong khí quyển của chúng ta ngày nay cao hơn nhiều so với 3 triệu năm trước.
Sử dụng một mô phỏng máy tính mới, các nhà nghiên cứu tại Viện nghiên cứu về tác động của biến đổi khí hậu Potsdam (Đức) phát hiện ra rằng lần cuối cùng bầu khí quyển trái đất có nồng độ CO2 cao như hiện nay là trong kỷ nguyên Pliocene, thời kỳ địa chất 2.6-5.3 triệu năm trước.
Khí thải CO2 từ các hoạt động của con người là nguyên nhân hàng đầu của biến đổi khí hậu.
“Lượng CO2 trong khí quyển ngày nay không phải tự nhiên gia tăng”, tác giả chính của nghiên cứu, Matteo Willeit nói với CNN.
Willeit cho biết, theo mô phỏng, nồng độ CO2 không được cao hơn 280 phần triệu (ppm) nếu không có hoạt động của con người, nhưng hiện tại nồng độ này đang ở mức 410 ppm và thậm chí đang gia tăng.
“Nhiệt độ trung bình toàn cầu đang tăng nhanh hơn nhiều so với bất kỳ thời điểm nào kể từ kỷ nguyên Pliocene”, Willeit cho biết thêm.
Theo Willeit, trong thời gian đó, nồng độ CO2 chưa bao giờ vượt quá mức trước thời kỳ công nghiệp hơn 2 độ C, nhưng các mô hình hiện tại cho thấy nhiệt độ sẽ tăng 4 độ C trong khoảng thời gian từ năm 2000 - 2100 nếu không triển khai các hành động giảm phát thải.
Willeit cho biết nồng độ CO2 tăng đang đẩy trái đất vượt ra ngoài mọi điều kiện khí hậu mà con người từng trải qua.
“Nếu nồng độ CO2 và nhiệt độ tiếp tục tăng, hành tinh của chúng ta sẽ thay đổi và mực nước biển sẽ tăng thêm một hoặc hai mét trong 200 năm tới”, ông Willeit nhấn mạnh.
Đây không phải là nghiên cứu đầu tiên cho thấy nồng độ CO2 ngày nay đạt mức cao nhất kể từ kỷ nguyên Pliocene, nhưng các nhà nghiên cứu của Potsdam cho biết nghiên cứu của họ là nghiên cứu đầu tiên kết hợp dữ liệu trầm tích dưới đáy đại dương với phân tích khối lượng băng trong quá khứ và tinh vi hơn các loại nghiên cứu mô hình khác.
Tại một cuộc họp về khí hậu trong kỷ nguyên Pliocene do Hiệp hội Khí tượng Hoàng gia tổ chức mới đây tại London, Anh, các nhà khoa học đã thảo luận về việc các hồ sơ trầm tích và hóa thạch thực vật từ gần Nam Cực cho thấy vào mùa hè ở Bắc cực trong kỷ Pliocene, nhiệt độ ngày nay cao hơn 14 độ C.
Phát biểu tại cuộc họp trên, Giáo sư Martin Siegert thuộc Đại học Hoàng gia London, Anh cho biết những phát hiện này đưa ra toàn cảnh về tương lai của trái đất nếu không triển khai hành động quyết liệt để giải quyết sự nóng lên toàn cầu.