Phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam: Bước đi thận trọng

PV.

Với nguyên tắc, an toàn là số 1. Việt Nam đã rất thận trọng triển khai thực hiện các bước đi cần thiết trong chiến lược phát triển điện hạt nhân. Đẩy lùi thời gian, lựa chọn thời điểm thích hợp là bước đi thận trọng khi đã hội tụ đầy đủ được các điều kiện cần thiết là những điều Việt Nam đang làm...

Khách tham quan xem mô hình lò phản ứng hạt nhân VVER-1200 của Nga dự kiến lắp đặt tại nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Việt Nam, tại triển lãm điện hạt nhân ở Hà Nội tháng 10/2012
Khách tham quan xem mô hình lò phản ứng hạt nhân VVER-1200 của Nga dự kiến lắp đặt tại nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Việt Nam, tại triển lãm điện hạt nhân ở Hà Nội tháng 10/2012

Phát triển điện hạt nhân là một việc rất hệ trọng và có tầm chiến lược lâu dài trong phát triển kinh tế - xã hội đất nước đã được Việt Nam xác định từ nhiều năm nay. Điều này được hể hiện qua việc đưa ra Quốc hội thảo luận và quyết định với sự tán đồng cao. Tiếp đó, các động thái chuẩn bị cho việc triển khai xây dựng nhà máy điện hạt nhân cũng được Quốc hội giám sát, theo dõi, thảo luận qua các kỳ họp và ban hành Nghị quyết.

Ngay từ năm 2009, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 41/2009/NQ-QH12 về chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân tại Ninh Thuận. Theo đó, các đại biểu Quốc hội đã thống nhất cao trong việc xác định cụ thể thời điểm khởi công xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 vào cuối năm 2014 và vận hành tổ máy số 1 vào năm 2020.

Chủ đầu tư của dự án điện hạt nhân cũng được Chính phủ lựa chọn trình Quốc hội thông qua là Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Theo đó, Chính phủ đã giao EVN xây dựng hồ sơ cho phê duyệt địa điểm và phê duyệt đầu tư. Hồ sơ sẽ được Cục An toàn bức xạ và hạt nhân (Bộ Khoa học và Công nghệ) cùng các cơ quan hữu quan khác tiếp nhận, nghiên cứu, thẩm định, thụ lý.Sau đó, Cục An toàn bức xạ và hạt nhân có trách nhiệm thẩm định báo cáo pháp lý an toàn thì cũng chưa đủ năng lực để thẩm định pháp lý đó. Hiện nay, đã xin ý kiến chỉ đạo của ban chỉ đạo nhà nước là cho phép sử dụng tư vấn quốc tế để thẩm định.

Với tình hình thực tiễn đòi hỏi ở tất cả các khâu phải hết sức thận trọng, kỹ lượng, đặt vấn đề an toàn là tối cao, do vậy việc triển khai xây dựng nhà máy điện hạt nhân cần phải lùi lại so với kế hoạch ban đầu.

Đánh giá về việc lùi thời điểm khởi công, nhiều chuyên gia năng lượng nguyên tử cho rằng, đây là việc làm cần thiết, thể hiện sự thận trọng theo yêu cầu an toàn điện hạt nhân. Thời gian này Việt Nam tiếp tục triển khai các điều kiện cần thiết từ cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, tâm lý người dân và tuyên truyền... để người dân hiểu rõ được lợi ích thiết thực và bản chất, vai trò của điện hạt nhân.

Điều này cùng là chủ trương nhất quán của Chính phủ trước đặt ra yêu cầu, bảo đảm an ninh năng lượng thời gian tới. Việc điều chỉnh thời hạn khởi công nhà máy điẹn hạt nhân đầu tiên của Việt Nam cũng là một phần của công tác chuẩn bị cho dự án điện hạt nhân Ninh Thuận được thực hiện một cách bài bản, chắc chắn.

Để nhà máy điện hạt nhân đi vào vận hành, đòi hỏi cần trải qua ba giai đoạn, đó là: Giai đoạn 1 bắt đầu tháng 11/2009, hiện nay Việt Nam đang ở giai đoạn 2, tiếp tục chuẩn bị những điều kiện cần thiết để có thể ký hợp đồng xây dựng nhà máy. Giai đoạn 3 là thực hiện hợp đồng triển khai công tác xây dựng, lắp đặt và đưa vào vận hành. Tính chung cả ba giai đoạn này khoảng 10 - 15 năm, có những nước cần nhiều thời gian hơn.

Với đặc thù và điều kiện riêng, phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam còn đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết. Cụ thể, chưa thể có ngay đội ngũ chuyên gia và cán bộ, cũng chưa thể có ngay được hệ thống pháp lý và các hạ tầng kỹ thuật khác một cách đồng bộ và hoàn chỉnh. Trong khi đó yêu cầu an toàn của điện hạt nhân ngày một nâng cao với những công nghệ mới và những yêu cầu bảo đảm an toàn về quản lý nhà nước.

Từ các yếu trên, việc điều chỉnh lại tiến độ xây dựng dự án điện hạt nhân của Việt nam là hết sức đúng đắn. Thời gian lùi lại sẽ giúp Việt Nam bảo đảm cho công tác chuẩn bị đầy đủ, đồng bộ vì sự an toàn và hiệu quả.

Nhiều chuyên gia trong và ngoài nước cũng khẳng định, lùi thời điểm thi công lại không có nghĩa là Việt Nam dừng các công tác chuẩn bị, người lại Việt Nam đang rất tích cực sử dụng quãng thời gian này để làm tốt các điều kiện cần thiết. Điển hình, EVN có dự án riêng về phát triển nhân lực của hai nhà máy tại Ninh Thuận và đã được phê duyệt, cử cán bộ sang đào tạo ở Nga và Nhật Bản.

Mặt khác, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã có đề án để phát triển nhân lực tập trung đào tạo đại học và sau đại học. Hiện đã có hàng trăm sinh viên của Việt Nam đang theo học tại cơ sở đào tạo của Nga. Cùng với đó, công tác đào tạo cán bộ của chúng ta đã tận dụng được rất tốt sự giúp đỡ của IAEA, các tổ chức quốc tế và các nước khác trong việc đào tạo các cán bộ tham gia quản lý, tham gia các công tác nghiên cứu và hỗ trợ kỹ thuật.

Đặc biệt, Bộ Khoa học và Công nghệ cũng đã phê duyệt kế hoạch năm 2015 và triển khai một bước tiếp theo, sử dụng ngân sách khoa học và công nghệ cho công tác bồi dưỡng nhân lực, hoàn thành đề án đào tạo đến năm 2020 theo nhiệm vụ của Thủ tướng giao. Đối tượng của đề án là cán bộ quản lý nhà nước, cán bộ pháp quy và các chuyên gia kỹ thuật. Đây là ba cấu phần nhân lực chính, đồng thời cũng là những người trực tiếp làm việc vận hành quản lý dự án.

Điện hạt nhân là khoa học đa ngành, nơi hội tụ các đỉnh cao từ nhiều khoa học hiện đại. Do vậy, các bước đi trong việc triển khai thực hiện dự án đều đòi họi sự thận trọng hết sức cao.