Phát triển kinh tế dựa vào sức sáng tạo
(Tài chính) Nền kinh tế tri thức toàn cầu hóa đang diễn ra là dịp may để kinh tế Việt Nam bứt phá, tiến kịp các nước nhưng nó cũng đồng thời là nguy cơ kéo theo sự tụt hậu mãi mãi nếu không thay đổi và lạc nhịp với xu thế phát triển của thế giới.
Xu hướng chung của nhiều quốc gia trên thế giới hiện nay là hội nhập quốc tế sâu rộng và tăng cường năng lực cạnh tranh dựa trên tri thức với các giải pháp như tăng cường các hoạt động và việc làm dựa nhiều vào tri thức; đổi mới thể chế, tháo gỡ các rào cản đối với dòng chảy tri thức, hỗ trợ cho việc sáng tạo tri thức, đẩy mạnh quá trình đổi mới sáng tạo. Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), sân chơi của các nền kinh tế hàng đầu thế giới đang tập trung xây dựng chiến lược tăng trưởng xanh với yêu cầu sản xuất xanh hơn, tiêu dùng xanh hơn, thúc đẩy sáng tạo và đổi mới. Cộng đồng châu Âu cũng đang tập trung nghiên cứu chính sách phát triển kinh tế tri thức xanh và bền vững. Nền kinh tế tri thức đã hình thành ở nhiều nước phát triển với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin truyền thông (ICT), tất cả các nền kinh tế được kết nối hình thành thị trường toàn cầu, kinh doanh toàn cầu, sản phẩm toàn cầu, chuỗi giá trị toàn cầu, chuỗi cung ứng toàn cầu.
Phát triển nền kinh tế dựa trên tri thức, đổi mới sáng tạo, Việt Nam có điểm thuận lợi là thể chế kinh tế thị trường cơ bản được xác lập; tiến trình hội nhập đang gia tăng với việc tham gia các Hiệp định thương mại tự do và cộng đồng kinh tế ASEAN. Đồng thời, tố chất, trí tuệ của người Việt không thua kém các nước. Từ đó, cơ hội học hỏi và tiếp nhận chuyển giao các thành tựu KHCN từ các nước phát triển rộng mở hơn. Tuy nhiên, việc phát triển kinh tế tri thức sẽ vấp phải lực cản không nhỏ từ quán tính của mô hình tăng trưởng, phát triển cũ, thể chế kinh tế cũ dựa trên các yếu tố lao động, vốn, tài nguyên; hệ thống giáo dục còn lạc hậu, hoạt động đổi mới sáng tạo còn sơ khai; chưa kể sức ép cạnh tranh ngày càng khốc liệt giữa các nền kinh tế trong khu vực và nguy cơ bị vượt qua. Tài nguyên là hữu hạn nhưng sức sáng tạo là vô hạn, phát triển kinh tế tri thức sẽ giúp kinh tế nước ta chuyển từ phát triển dựa vào các yếu tố sang phát triển dựa vào năng suất và hiệu quả, dựa vào năng lực trí tuệ và sức sáng tạo, đổi mới của con người.
Tại Hội thảo Vai trò của doanh nghiệp trong phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam diễn ra mới đây, chuyên gia kinh tế Lưu Bích Hồ cho rằng, để phát triển nền kinh tế tri thức cần phải xây dựng điều kiện là có nguồn nhân lực năng động, sáng tạo trình độ cao; có hệ thống đổi mới sáng tạo gắn kết chặt chẽ giữa các tổ chức KHCN và doanh nghiệp, nhanh chóng biến tri thức thành của cải; có cơ sở hạ tầng ICT phát triển, hỗ trợ đắc lực cho sự sáng tạo và phát triển tri thức, quảng bá tri thức, nhân lên vốn tri thức, phát triển vốn xã hội, thúc đẩy dân chủ hóa và sự gắn kết cộng đồng. Cuối cùng, cần phải có thể chế và môi trường kinh doanh khuyến khích sự cạnh tranh bình đẳng và sáng tạo. Trong đó, thể chế và môi trường kinh doanh là điều kiện đủ, quyết định và cùng các điều kiện khác tương tác, phát triển, hình thành nền kinh tế tri thức.
Nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Gs Đặng Hữu cũng cho rằng, phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam là kết hợp phát triển kinh tế tri thức ngay trong quá trình công nghiệp hóa. Phương thức để nước ta hướng đến mục tiêu phồn vinh, mục tiêu xây dựng xã hội dân chủ, công bằng, văn minh là phát triển kinh tế thị trường cộng với hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển kinh tế tri thức. Phát triển kinh tế tri thức ở nước ta là sự chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ dựa vào các yếu tố tài nguyên, vốn và lao động giá rẻ sang dựa vào năng suất, hiệu quả và sáng tạo thông qua phát triển hệ thống đổi mới sáng tạo trong tất cả ngành nghề. Trong đó, cải cách thể chế và đổi mới sáng tạo là hai nội dung cốt lõi nhằm giải phóng mọi năng lực sản xuất, mọi khả năng sáng tạo và xây dựng một chuỗi liên hoàn, thông suốt biến tri thức thành của cải.
Để phát triển nền kinh tế tri thức, theo Gs Đặng Hữu, trước hết chúng ta cần đổi mới tư duy nhận thức về thời địa toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và phát triển bền vững. Tư duy nhận thức về tri thức, thông tin sức sáng tạo là nguồn lực và động lực quan trọng nhất để tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội; đầu tư cho vốn tri thức là đầu tư khôn ngoan, quan trọng hàng đầu cho tăng trưởng bền vững trong tương lai. Trong đó, tạo dựng và phát triển các trụ cột của kinh tế tri thức là KHCN, hệ thống đổi mới sáng tạo, giáo dục và phát triển nguồn nhân lực, xây dựng môi trường kinh doanh bình đẳng, minh bạch để mọi người cạnh tranh lành mạnh. Đặc biệt, khuyến khích hoạt động đổi mới, sáng tạo thông qua các chính sách ưu đãi cụ thể về thuế, đất đai và hoàn thiện pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ; khuyến khích thành lập doanh nghiệp và tinh thần doanh nhân trong cộng đồng. Mặt khác, tăng mạnh nguồn lực đầu tư vào vốn tri thức, vốn con người, trong đó, nhà nước cần thể hiện vai trò kiến tạo phát triển, tập trung đầu tư vào công ích, đầu tư vào R&D, đầu tư cho đào tạo nhân lực chất lượng cao, đổi mới sáng tạo, phát triển tài sản vô hình.
Phát triển nền kinh tế dựa trên tri thức, đổi mới sáng tạo, Việt Nam có điểm thuận lợi là thể chế kinh tế thị trường cơ bản được xác lập; tiến trình hội nhập đang gia tăng với việc tham gia các Hiệp định thương mại tự do và cộng đồng kinh tế ASEAN. Đồng thời, tố chất, trí tuệ của người Việt không thua kém các nước. Từ đó, cơ hội học hỏi và tiếp nhận chuyển giao các thành tựu KHCN từ các nước phát triển rộng mở hơn. Tuy nhiên, việc phát triển kinh tế tri thức sẽ vấp phải lực cản không nhỏ từ quán tính của mô hình tăng trưởng, phát triển cũ, thể chế kinh tế cũ dựa trên các yếu tố lao động, vốn, tài nguyên; hệ thống giáo dục còn lạc hậu, hoạt động đổi mới sáng tạo còn sơ khai; chưa kể sức ép cạnh tranh ngày càng khốc liệt giữa các nền kinh tế trong khu vực và nguy cơ bị vượt qua. Tài nguyên là hữu hạn nhưng sức sáng tạo là vô hạn, phát triển kinh tế tri thức sẽ giúp kinh tế nước ta chuyển từ phát triển dựa vào các yếu tố sang phát triển dựa vào năng suất và hiệu quả, dựa vào năng lực trí tuệ và sức sáng tạo, đổi mới của con người.
Tại Hội thảo Vai trò của doanh nghiệp trong phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam diễn ra mới đây, chuyên gia kinh tế Lưu Bích Hồ cho rằng, để phát triển nền kinh tế tri thức cần phải xây dựng điều kiện là có nguồn nhân lực năng động, sáng tạo trình độ cao; có hệ thống đổi mới sáng tạo gắn kết chặt chẽ giữa các tổ chức KHCN và doanh nghiệp, nhanh chóng biến tri thức thành của cải; có cơ sở hạ tầng ICT phát triển, hỗ trợ đắc lực cho sự sáng tạo và phát triển tri thức, quảng bá tri thức, nhân lên vốn tri thức, phát triển vốn xã hội, thúc đẩy dân chủ hóa và sự gắn kết cộng đồng. Cuối cùng, cần phải có thể chế và môi trường kinh doanh khuyến khích sự cạnh tranh bình đẳng và sáng tạo. Trong đó, thể chế và môi trường kinh doanh là điều kiện đủ, quyết định và cùng các điều kiện khác tương tác, phát triển, hình thành nền kinh tế tri thức.
Nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Gs Đặng Hữu cũng cho rằng, phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam là kết hợp phát triển kinh tế tri thức ngay trong quá trình công nghiệp hóa. Phương thức để nước ta hướng đến mục tiêu phồn vinh, mục tiêu xây dựng xã hội dân chủ, công bằng, văn minh là phát triển kinh tế thị trường cộng với hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển kinh tế tri thức. Phát triển kinh tế tri thức ở nước ta là sự chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ dựa vào các yếu tố tài nguyên, vốn và lao động giá rẻ sang dựa vào năng suất, hiệu quả và sáng tạo thông qua phát triển hệ thống đổi mới sáng tạo trong tất cả ngành nghề. Trong đó, cải cách thể chế và đổi mới sáng tạo là hai nội dung cốt lõi nhằm giải phóng mọi năng lực sản xuất, mọi khả năng sáng tạo và xây dựng một chuỗi liên hoàn, thông suốt biến tri thức thành của cải.
Để phát triển nền kinh tế tri thức, theo Gs Đặng Hữu, trước hết chúng ta cần đổi mới tư duy nhận thức về thời địa toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và phát triển bền vững. Tư duy nhận thức về tri thức, thông tin sức sáng tạo là nguồn lực và động lực quan trọng nhất để tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội; đầu tư cho vốn tri thức là đầu tư khôn ngoan, quan trọng hàng đầu cho tăng trưởng bền vững trong tương lai. Trong đó, tạo dựng và phát triển các trụ cột của kinh tế tri thức là KHCN, hệ thống đổi mới sáng tạo, giáo dục và phát triển nguồn nhân lực, xây dựng môi trường kinh doanh bình đẳng, minh bạch để mọi người cạnh tranh lành mạnh. Đặc biệt, khuyến khích hoạt động đổi mới, sáng tạo thông qua các chính sách ưu đãi cụ thể về thuế, đất đai và hoàn thiện pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ; khuyến khích thành lập doanh nghiệp và tinh thần doanh nhân trong cộng đồng. Mặt khác, tăng mạnh nguồn lực đầu tư vào vốn tri thức, vốn con người, trong đó, nhà nước cần thể hiện vai trò kiến tạo phát triển, tập trung đầu tư vào công ích, đầu tư vào R&D, đầu tư cho đào tạo nhân lực chất lượng cao, đổi mới sáng tạo, phát triển tài sản vô hình.