Quý I/2019, Việt Nam chi 1,8 tỷ USD nhập khẩu ôtô, tăng 103,7% so với cùng kỳ


Theo báo cáo tình hình kinh tế - xã hội quý I/2019 của Tổng cục Thống kê (Bộ kế hoạch và đầu tư), quý I cả nước có 13 mặt hàng nhập khẩu đạt trị giá trên 1 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 69,5% tổng kim ngạch nhập khẩu. Trong đó, nhập khẩu ô tô đạt 1,8 tỷ USD, tăng 103,7% so với cùng kỳ.

quý I cả nước có 13 mặt hàng nhập khẩu đạt trị giá trên 1 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 69,5% tổng kim ngạch nhập khẩu. Trong đó, nhập khẩu ô tô đạt 1,8 tỷ USD, tăng 103,7% so với cùng kỳ. Nguồn: Internet
quý I cả nước có 13 mặt hàng nhập khẩu đạt trị giá trên 1 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 69,5% tổng kim ngạch nhập khẩu. Trong đó, nhập khẩu ô tô đạt 1,8 tỷ USD, tăng 103,7% so với cùng kỳ. Nguồn: Internet

Tại buổi họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế xã hội quý I/2019 vào sáng ngày 29/3, đáng chú ý là tình hình nhập khẩu ô tô. Lần đầu tiên ôtô "lọt" vào nhóm các mặt hàng nhập khẩu hàng đầu của Việt Nam, có kim ngạch tăng cao so với cùng kỳ năm trước. Quý I, cả nước chi 1,8 tỷ USD nhập khẩu ôtô, bằng giá trị nhập khẩu của cả năm 2018.

Theo Tổng cục Thống kê, trong quý I/2019, Việt Nam có 13 mặt hàng nhập khẩu đạt giá trị trên 1 tỷ USD, chiếm 69% tổng kim ngạch.

Quý I/2019, Việt Nam chi 1,8 tỷ USD nhập khẩu ôtô, tăng 103,7% so với cùng kỳ - Ảnh 1

Cụ thể, mặt hàng Điện tử, máy tính và linh kiện đạt 11,7 tỷ USD (chiếm 20,2% tổng kim ngạch nhập khẩu), tăng 12,2% so với cùng kỳ năm trước; Máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 8,7 tỷ USD, tăng 15,1%; Vải đạt 2,8 tỷ USD, tăng 6,4%; Sắt thép đạt 2,3 tỷ USD, tăng 4,1%; Chất dẻo đạt 2,2 tỷ USD, tăng 4,1%; Ô tô đạt 1,8 tỷ USD, tăng 103,7%; Sản phẩm chất dẻo đạt 1,5 tỷ USD, tăng 7,8%; Nguyên phụ liệu dệt, may, giày dép đạt 1,4 tỷ USD, tăng 8,8%; Hóa chất đạt 1,2 tỷ USD, tăng 7%; Sản phẩm hóa chất đạt 1,2 tỷ USD, tăng 3,5%. Bên cạnh đó, một số mặt hàng có giá trị giảm so với cùng kỳ năm 2018: Điện thoại và linh kiện đạt 2,8 tỷ USD, giảm 15,4%; Kim loại thường đạt 1,5 tỷ USD, giảm 11%; xăng dầu đạt 1,2 tỷ USD, giảm 47,6%. 

Về cơ cấu hàng hóa nhập khẩu quý I, nhóm hàng tư liệu sản xuất ước tính đạt 53,1 tỷ USD, tăng 8,6% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 91,6% tổng kim ngạch hàng hóa nhập khẩu (giảm 0,3 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2018). Trong đó, nhóm hàng máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 25,6 tỷ USD, tăng 10,5% và chiếm 44,1% (tăng 0,6 điểm phần trăm); Nhóm hàng nguyên, nhiên, vật liệu đạt 27,5 tỷ USD, tăng 6,9% và chiếm 47,5% (giảm 0,9 điểm phần trăm); Nhóm hàng tiêu dùng ước tính đạt 4,9 tỷ USD, tăng 12,5% và chiếm 8,4% (tăng 0,3 điểm phần trăm).

Quý I/2019, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 15 tỷ USD, tăng 9,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, mặt hàng điện tử, máy tính và linh kiện tăng 49%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng tăng 18,4%; vải tăng 7,1%.

Đứng thứ hai là là thị trường Hàn Quốc đạt 11,8 tỷ USD, tăng 1,1%, trong đó máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng tăng 11,4%; điện thoại và linh kiện tăng 6,2%; sắt thép tăng 5,9%.

Thị trường ASEAN đứng thứ 3, đạt 8,2 tỷ USD, tăng 10,1%, trong đó ô tô nguyên chiếc tăng 750,9%; sắt thép tăng 218,7%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng tăng 18%.

Tiếp theo là thị trường Nhật Bản đạt 4,7 tỷ USD, tăng 5,6%, trong đó vải tăng 29,3%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng tăng 13%; điện tử, máy tính và linh kiện tăng 6,5%; Thị trường EU đạt 3,6 tỷ USD, tăng 18,7%, trong đó ô tô nguyên chiếc tăng 840,8%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng tăng 32,1%; Thị trường Hoa Kỳ đạt 3 tỷ USD, tăng 11,8%, trong đó thức ăn gia súc và nguyên phụ liệu tăng 38,8%; điện tử, máy tính và linh kiện tăng 10,7%.