Cùng với bộ tài chính Mỹ, quỹ tiền tệ quốc tế IMF cũng chỉ trích chính sách xuất khẩu của Đức, phủ nhận quan điểm của chính phủ Đức cho rằng xuất khẩu bùng nổ là dấu hiệu của một kinh tế tăng trưởng mạnh.
Phó giám đốc điều hành IMF, ông David Lipton kêu gọi chính phủ của bà Merkel giảm thặng dư xuất khẩu về mức "thích hợp" để giúp các quốc gia khác trong khu vực châu Âu giảm thâm hụt thương mại. Theo báo cáo bộ tài chính Mỹ, chính sách phụ thuộc vào xuất khẩu của Đức kiến cho cuộc khủng hoảng nợ ở Châu Âu kéo dài.
Ông Lipton đề nghị chính phủ Đức "cần phải tính tới nền kinh tế toàn cầu" khi hoạch định chính sách. Đức là quốc gia có nền kinh tế lớn nhất châu Âu, nước xuất khẩu lớn thứ 3 thế giới với lượng hàng xuất khẩu đạt 1,36 nghìn tỷ euro (1,85 nghìn tỷ USD).
Bộ trưởng kinh tế Đức đã phủ nhận báo cáo của Bộ tài chính Mỹ khi cho rằng những lời trỉ trích của Mỹ là không có căn cứ. "Thăng dự xuất khẩu của Đức là dấu hiệu cho thấy lợi thế cạnh tranh của nền kinh tế Đức và nhu cầu của thế giới đối với các sản phẩm chất lượng do Đức sản xuất"
Bộ tài chính Mỹ thừa nhận nhu cầu nội địa của Đức đang phục hồi khi khối 17 nước khu vực eurozone vừa mới thoát khỏi suy thoái kinh tế. Tuy nhiên, theo cơ quan này chính sách phát triển kinh tế dựa vào xuất khẩu của Đức sẽ tiếp tục làm chậm lại quá trình cơ cấu kinh tế của các nước thuộc khu vực eurozone.
Thiệt hại thuộc về các nước đang phải chịu gánh nặng nợ trong khu vực như Hy Lạp và Ai-len. Các nước này đang phải chịu nhiều áp lực cắt giảm nhu cầu nội địa và kiềm chế nhập khẩu để thúc đẩy quá trình tái cơ cấu.
Theo bộ tài chính Mỹ, chính sách kinh tế của Đức sẽ dẫn tới sự giảm phát trong khu vực châu Âu và trên toàn thế giới.
Ông Lipton cho biết IMF không yêu cầu Đức phải thay đổi mô hình phát triển kinh tế nhưng muốn quốc gia này đưa nhu cầu nội địa về mức cân bằng thông qua các biện pháp tăng lương và đẩy mạnh đầu tư.
Thủ tướng Đức Merkel lại cho rằng chính phủ của bà đã áp dụng các biện pháp cần thiết để thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng dưới áp lực của đảng Dân chủ Xã hội yêu cầu chính phủ nâng mức lương tối tiểu nhằm thu hẹp khoảng cách giầu nghèo đang gia tăng.
Ông Holger Schmieding, chuyên gia kinh tế của ngân hàng Berenberg, không đồng ý với chỉ trích của Mỹ khi cho rằng báo cáo đã không tính tới quá trình tái cân bằng kinh tế và đánh giá thấp vai trò của Đức trong khu vực eurozone.
Thặng dư xuất khẩu của Đức trong năm ngoái là 188 tỷ euro ($255,5 tỷ USD), mức cao thứ 2 kể từ năm 1950. Số liệu hiện tại cho thấy thặng dư thương mại chiếm từ 6 - 6.5% tổng giá trị GDP của Đức.