Thực tiễn quản lý xe tạm nhập tái xuất

Theo thống kê của Cục Cảnh sát giao thông đường bộ và đường sắt (Bộ Công an) hiện nay cả nước có khoảng trên 2.000 phương tiện ô tô đã quá thời hạn tạm nhập mà không tái xuất hoặc thực hiện nghĩa vụ thuế khi chuyển giao quyền sử dụng.

Lợi dụng chính sách miễn thuế đối với xe ngoại cùng với chiêu bài "chuyển nhượng", nhiều cá nhân, tổ chức đã liên kết với nhau nhằm qua mặt các cơ quan chức năng. Việc này đã gây thất thu lớn tiền thuế cho Nhà nước, ảnh hưởng đến công tác đối ngoại của nước ta.

Bộ Công an cũng đã có quy định thời hạn cuối cùng là 10/6/2013, ô tô mang biển số ngoại giao, biển số nước ngoài sử dụng không đúng quy định phải làm thủ tục thu hồi giấy đăng ký, biển số, chuyển nhượng và nộp thuế, nhưng nhiều ô tô biển ngoại giao vẫn chưa làm thủ tục đăng ký chuyển nhượng với lý do thuế quá cao.

Tuy nhiên, tính đến ngày 15/8, mới chỉ có 129 xe biển số ngoại giao, nước ngoài đến cơ quan Hải quan tiến hành khai báo làm thủ tục chuyển nhượng. Nguyên nhân cơ bản là do số thuế phải nộp quá cao so với giá trị thực tế của xe tại thời điểm tính thuế. Bên cạnh đó, là do thiếu chế tài xử phạt và chế tài chưa đủ sức răn đe.

Hiện nay, việc quản lý này được phân thành hai khâu. Tại cửa khẩu, cơ quan hải quan làm thủ tục tạm nhập - tái xuất, giám sát các phương tiện vào-ra khỏi lãnh thổ nước ta và phạt các vi phạm theo Nghị định 97/2007/NĐ-CP ngày 7/6/2007 và Nghị định 18/2009/NĐ-CP ngày 18/2/2009. Việc kiểm tra, xử phạt trong nội địa, do cơ quan Công an, Quản lý thị trường thực hiện theo Nghị định 34/2010/NĐ-CP ngày 2/4/2010 và Nghị định 06/2008/NĐ-CP ngày 16/1/2008. Chỉ riêng việc xử phạt quy định trong các văn bản đã không có sự thống nhất.

Theo quy định tại Điều 39 Nghị định 34/2010/NĐ-CP, chỉ phạt từ 4 đến 6 triệu đồng đối với các xe tạm nhập tái xuất quá hạn cho phép trong khi đó tại Nghị định 18/2009/NĐ-CP quy định mức phạt cao hơn nhiều từ 15 đến 40 triệu đồng. Mặt khác, đối với hành vi tiêu thụ trái phép phương tiện vận tải tạm nhập cảnh vào Việt Nam trên lãnh thổ Việt Nam, theo Điều 56 Nghị định 06/2008/NĐ-CP ngày 16/1/2008 của Chính phủ thì chỉ áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài, do vậy nếu người Việt Nam vi phạm thì không áp dụng được... Do vậy, không ít trường hợp bị cơ quan chức năng phát hiện mà không tiến hành xử lý được.

Siết chặt quản lý…

Để siết chặt thực trạng này, trước hết cần phải phân rõ trách nhiệm, quản lý và xử lý. Theo Tổng cục Hải quan, cần phải ban hành cơ chế quản lý đối với xe ô tô mang biển ngoại giao theo hướng phân công trách nhiệm cụ thể đối với các ngành chức năng như Công an, Ngoại giao, Hải quan... nhằm hạn chế những sơ hở, thiếu sót.

Mặt khác để hạn chế tình trạng này, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 53/2013/ QĐ-TTg quy định việc tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu, tiêu hủy, chuyển nhượng đối với xe ô tô, xe hai bánh gắn máy của đối tượng được quyền ưu đãi, miễn trừ tại Việt Nam. Quyết định quy định cụ thể về đối tượng, điều kiện được tạm nhập khẩu miễn thuế xe ô tô, xe gắn máy; thủ tục tạm nhập khẩu; thủ tục chuyển nhượng, tái xuất…

Theo đó, cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế có trụ sở tại Việt Nam 5 người trở xuống thì được tạm nhập khẩu miễn thuế 3 xe ô tô, 2 xe gắn máy theo chế độ này, nếu cơ quan thêm 3 người thì được bổ sung mỗi loại 1 chiếc.

Hiện nay, cả nước có khoảng trên 2.000 phương tiện ô tô đã quá thời hạn tạm nhập mà không tái xuất hoặc thực hiện nghĩa vụ thuế khi chuyển giao quyền sử dụng. Lợi dụng chính sách miễn thuế đối với xe ngoại cùng với chiêu bài "chuyển nhượng", nhiều cá nhân, tổ chức đã liên kết với nhau nhằm qua mặt các cơ quan chức năng, gây thất thu lớn tiền thuế cho Nhà nước.

Người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao được nhập khẩu 2 xe ô tô, 1 xe hai bánh gắn máy nếu thời gian công tác tại cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế có trụ sở tại Việt Nam từ 18 tháng trở lên kể từ ngày đối tượng được Bộ Ngoại giao cấp chứng minh thư và còn thời gian công tác tại Việt Nam tối thiểu từ 12 tháng trở lên (thời gian công tác tại Việt Nam ghi trên chứng minh thư do Bộ Ngoại giao cấp).

Người đứng đầu cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế và viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự, viên chức thuộc cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam được nhập khẩu 1 xe ô tô, 1 xe hai bánh gắn máy.

Nhân viên hành chính kỹ thuật của các cơ quan trên được nhập khẩu 1 xe ô tô, 1 xe hai bánh gắn máy nếu thời gian công tác tại cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế có trụ sở tại Việt Nam từ 12 tháng trở lên kể từ ngày đối tượng được Bộ Ngoại giao cấp chứng minh thư và còn thời gian công tác tại Việt Nam tối thiểu từ 9 tháng trở lên (thời gian công tác tại Việt Nam ghi trên chứng minh thư do Bộ Ngoại giao cấp).

Về điều kiện được chuyển nhượng, cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế có trụ sở tại Việt Nam được chuyển nhượng xe ô tô, xe hai bánh gắn máy sau khi đã sử dụng xe ít nhất từ 24 tháng trở lên.

Viên chức ngoại giao thuộc các cơ quan trên, cơ quan đại diện ngoại giao, viên chức lãnh sự thuộc cơ quan lãnh sự, viên chức thuộc cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế có trụ sở tại Việt Nam; nhân viên hành chính kỹ thuật thuộc cơ quan đại diện ngoại giao và cơ quan lãnh sự được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ trên nguyên tắc có đi có lại giữa nhà nước Việt Nam và nước cử; nhân viên thuộc cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế có trụ sở tại Việt Nam được chuyển nhượng khi đã sử dụng xe ít nhất từ 12 tháng trở lên; hoặc kết thúc nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam hoặc nhận nhiệm vụ công tác đột xuất trước khi kết thúc nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam.

Thời gian đã sử dụng xe ô tô, xe gắn máy tại Việt Nam được tính từ thời điểm Bộ Công an cấp giấy chứng nhận đăng ký xe. Tuy nhiên, đối với xe ô tô đã tạm nhập khẩu là xe đã qua sử dụng, tại thời điểm chuyển nhượng, nếu năm sản xuất của xe quá 5 năm thì đối tượng được nhập khẩu trên không được chuyển nhượng xe cho cơ quan, tổ chức, thương nhân, cá nhân tại Việt Nam.

Riêng trường hợp người mua xe là đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tại Việt Nam thì được nhận chuyển nhượng xe; khi người mua xe này không có nhu cầu sử dụng xe hoặc khi kết thúc nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam thì phải tái xuất khẩu hoặc tiêu hủy xe, không được phép chuyển nhượng xe tại Việt Nam.

Về chính sách thuế khi chuyển nhượng, đối với xe ô tô từ 15 chỗ ngồi trở xuống, áp dụng theo mức thuế nhập khẩu xe ô tô đã qua sử dụng tại thời điểm chuyển nhượng. Đối với xe ô tô từ 16 chỗ ngồi trở lên căn cứ tính thuế nhập khẩu là trị giá tính thuế, thuế suất và tỷ giá tính thuế tại thời điểm chuyển nhượng xe. Cụ thể, trị giá tính thuế được xác định trên cơ sở giá trị sử dụng còn lại tính theo thời gian sử dụng xe tại Việt Nam (tính từ thời điểm nhập khẩu theo tờ khai hải quan đến thời điểm chuyển nhượng xe) và trị giá khai báo tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan.

Trường hợp tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan, trị giá khai báo thấp hơn mức giá trong cơ sở dữ liệu giá cùng thời điểm, trị giá tính thuế được xác định trên cơ sở giá trị sử dụng còn lại theo thời gian sử dụng xe tại Việt Nam và mức giá trong cơ sở dữ liệu giá.

Nếu tự ý thay đổi mục đích sử dụng xe ô tô, xe gắn máy nhưng không làm thủ tục tái xuất khẩu hoặc tiêu hủy hoặc chuyển nhượng xe mà vẫn lưu hành xe tại Việt Nam thì thông báo kịp thời trường hợp vi phạm, tạm giữ phương tiện theo quy định và chuyển giao hồ sơ, phương tiện cho cơ quan công an có thẩm quyền và đối tượng bị xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.

Quyết định 53/2013/QĐ-TTg: Siết chặt quản lý xe tạm nhập, tái xuất

TS. TRẦN VĂN HỢI

(Tài chính) Ngày 13/9/2013, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 53/2013/QĐ-TTg quy định việc tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu, tiêu hủy, chuyển nhượng đối với xe ô tô, xe hai bánh gắn máy của đối tượng được quyền ưu đãi, miễn trừ tại Việt Nam. Đây được coi là quyết định mạnh mẽ nhằm loại bỏ tình trạng lợi dụng chính sách ưu đãi, miễn trừ thuế đối với mặt hàng ô tô, xe máy tạm nhập tái xuất…

Xem thêm

Video nổi bật