Sân bay Long Thành: Tiếp tục là động lực thúc đẩy nhu cầu sở hữu bất động sản phía Đông

Đặng Hoàng Tú Viên

Triển vọng hình thành các khu đô thị sầm uất xung quanh sân bay quốc tế Long Thành (Đồng Nai) đang kích thích dòng vốn đổ dồn về khu Đông nhằm đón đầu cơ hội gia tăng giá trị, trong đó khu đô thị sinh thái Aqua City hấp dẫn người mua nhờ tính kết nối, quy hoạch chuẩn mực, tiện ích đa đạng và vị trí đắc địa.

Sân bay Long Thành và hạ tầng giao thông kết nối vẫn là động lực chính dẫn dắt thị trường BĐS phía Đông TP. Hồ Chí Minh. Ảnh Novaland
Sân bay Long Thành và hạ tầng giao thông kết nối vẫn là động lực chính dẫn dắt thị trường BĐS phía Đông TP. Hồ Chí Minh. Ảnh Novaland

Cảng hàng không quốc tế Long Thành (Đồng Nai) chính thức khởi công giai đoạn 1 vào đầu năm 2021. Theo kế hoạch, chậm nhất đến 2025, dự án sẽ hoàn thành đưa vào khai khác với công suất ban đầu 25 triệu lượng khách/năm, sau đó nâng dần lên 100 triệu lượt khách/năm.

Động lực tăng trưởng thế kỷ

Được thiết kế để đạt cấp 4F, mức cao nhất theo tiêu chuẩn của ICAO, sân bay Long Thành dự kiến trở thành một trong những trung tâm trung chuyển hàng không của cả khu vực và quốc tế. Khi đi vào hoạt động, sân bay có thể giải quyết điểm tắc nghẽn về đường hàng không bấy lâu nay, khơi thông thêm dòng vốn đầu tư và du lịch, đồng thời có thể đóng góp cho GDP từ 3-5%.

Các dự án hạ tầng lớn như sân bay luôn mang tới một lực đẩy rất lớn, nâng tầm diện mạo đô thị. Các hoạt động sản xuất kinh doanh, thương mại dịch vụ, du lịch giải trí sẽ nhận được nhiều cơ hội phát triển và một cộng đồng dân cư sầm uất sẽ dần hình thành. Tiêu biểu có thể kể đến trường hợp tăng tốc mạnh mẽ của Đà Nẵng, Phú Quốc ngay sau khi có cảng hàng không quốc tế.

Thế giới đã chứng kiến khá nhiều mô hình đô thị sân bay thành công, đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế và thương mại, du lịch của địa phương. Đơn cử, sân bay Amsterdam Schiphol của Hà Lan có khu vực mua sắm lớn, mang lại nguồn thu không nhỏ.

Sân bay Long Thành cùng với hàng hoạt trục giao thông kết nối với các khu vực đô thị, kinh tế khác được nhận định sẽ tạo động lực đầu tư và phát triển kinh tế mạnh mẽ cho vùng Đông Nam Bộ.

Thêm nữa, việc phát triển cảng hàng không quốc tế sẽ dẫn đến phát triển các dự án thành phần để hỗ trợ hoạt động hàng không như kho bãi, giao thông hạ tầng, dịch vụ và đô thị vệ tinh… làm tăng nhu cầu sử dụng đất.

Theo Savills, trước đây, tỉnh Đồng Nai có xu hướng tập trung vào công nghiệp, công nghiệp dịch vụ thì nay cần vươn lên một nấc thang mới, mang tính quốc tế hơn, toàn cầu hơn, ví dụ như phát triển chuỗi công nghiệp khép kín từ sản xuất, hậu cần, kho bãi, vận chuyển đến các cảng nước sâu và đi ra thế giới.

Hạ tầng giao thông phía Đông được đầu tư mạnh mẽ để phục vụ nhu cầu Sân bay Long Thành. Ảnh đồ họa
Hạ tầng giao thông phía Đông được đầu tư mạnh mẽ để phục vụ nhu cầu Sân bay Long Thành. Ảnh đồ họa

Việc thành lập TP. Thủ Đức năm 2021 cũng là một động lực lớn khiến diện mạo của khu vực này thay đổi và tiếp tục làm gia tăng nguồn cung nhà ở tại khu Đông. Hơn thế nữa,  nguồn cung khan hiếm tại TP. Hồ Chí Minh buộc người mua tìm kiếm các cơ hội đầu tư tại Đồng Nai, Bình Dương và giúp thị trường tiếp tục tăng trưởng trong năm 2021.

“Các tín hiệu tích cực gần đây từ các dự án hạ tầng trọng điểm như khởi công sân bay Long Thành và việc thành lập thành phố Thủ Đức sẽ là động lực tái khởi động cho thị trường”, bà Dương Thùy Dung, Giám đốc cấp cao của CBRE Việt Nam nhận định.

Bắt sóng đầu tư

Nhanh chóng nắm bắt những siêu lợi thế trên và để đồng bộ hạ tầng gắn kết với sân bay Long Thành, chính quyền tỉnh đã khởi động các tuyến giao thông đường bộ như đầu tư Hương Lộ 2, cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu.

Mới đây, địa phương này cũng đã đề xuất đầu tư thêm 2 tuyến đường kết nối sân bay Long Thành, gồm tuyến số 1 dài 3,8 km chạy từ Quốc lộ 51 vào đến sân bay và tuyến số 2 dài 3,5 km nối từ đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây vào tuyến số 1, song song với Quốc lộ 51. Tổng kinh phí thực hiện 2 tuyến đường mới dự kiến hơn 4.800 tỉ đồng.

Nhà đầu tư đổ dồn về các dự án bất động sản sở hữu lợi thế vị trí và hạ tầng tại khu vực phía Đông. Ảnh NVL
Nhà đầu tư đổ dồn về các dự án bất động sản sở hữu lợi thế vị trí và hạ tầng tại khu vực phía Đông. Ảnh NVL

Nằm trong quần thể khu đô thị - kinh tế mở phía Nam Biên Hòa, khu đô thị sinh thái thông minh AquaCity của Novaland đã và đang tạo sức hút lớn cho cả người mua nhà và giới đầu tư nhờ vị trí đắc địa và quy hoạch bài bản.

Có quy mô lên đến 1.000 ha, Aqua City nằm ở vị trí tâm điểm kết nối giao thương sôi động của khu vực khi tọa lạc tại mặt tiền tuyến Hương Lộ 2 kết nối trực tiếp Quốc lộ 51, cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây.

Từ dự án, cư dân chỉ mất 30 phút đến trung tâm Sài Gòn nếu đi bằng đường thủy, cách khu công nghệ cao quận 9 chỉ 5 phút đi xe. Khi hạ tầng giao thông hoàn thiện, cư dân cũng chỉ mất 20 phút di chuyển bằng ô tô để về đến TP. Hồ Chí Minh hay sân bay quốc tế Long Thành.

Nằm trong lòng dự án Aqua City, đô thị đảo Phượng Hoàng ra mắt cuối năm 2020 không chỉ thừa hưởng trọn vẹn lợi thế đắc địa của dự án mà gây ấn tượng bởi tọa lạc trên thế đảo nguyên sinh bốn bề bao quanh sông nước và cây xanh.