Sau giảm dự trữ bắt buộc, Trung Quốc có thể sẽ hạ lãi suất?

Theo Đại Hùng/thoibaonganhang.vn

Bắc Kinh đã giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các ngân hàng, qua đó cho phép có thể giải phóng nhiều tiền mặt hơn vào hệ thống tài chính nước này. Sắp tới, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc PBoC cũng có thể sẽ cân nhắc đến việc cắt giảm lãi suất để tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, dù trong quá khứ điều này đã gây tổn hại nghiêm trọng cho ngành ngân hàng.

Bắc Kinh đã giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các ngân hàng. Nguồn: internet
Bắc Kinh đã giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các ngân hàng. Nguồn: internet

Sau đợt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc vào tháng 10 năm ngoái, mới đây, PBoC tiếp tục giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các ngân hàng thêm 100 điểm cơ bản, tương đương 1%, hành động được tính toán có thể giải phóng khoảng 109 tỷ USD  hỗ trợ nền kinh tế được dự báo đang trên đà suy giảm. Tiếp theo, có khả năng PBoC sẽ hạ lãi suất?

Lần gần nhất Trung Quốc hạ lãi suất cho vay là vào tháng 10/2015, chỉ hai tháng trước khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ Fed bắt đầu loạt các đợt tăng lãi suất. Việc cắt giảm đó làm đồng nhân dân tệ thêm mất giá và đã kích thích dịch chuyển các nguồn vốn nước ngoài tại thị trường này.

Trên thực tế, sự giảm tốc của nền kinh tế hiện tại là không đủ nghiêm trọng để bắt buộc PBoC phải thực hiện việc cắt giảm lãi suất. Tuy nhiên, những tuyên bố phát ra từ PBoC gần đây cho thấy nhiều khả năng cơ quan này sẽ thực hiện việc cắt giảm lãi suất trong thời gian tới.

Trước thềm một hội nghị vào tháng 12 năm ngoái, người đứng đầu PBoC - Yi Gang - cho biết cơ quan này sẽ tìm kiếm một sự cân bằng phù hợp giữa các chính sách tiền tệ thắt chặt và nới lỏng. Lần cuối cùng PBoC tuyên bố như vậy là vào tháng 11/2014, ngay trước khi Ngân hàng Trung ương Trung Quốc tung ra 6 lần cắt giảm lãi suất liên tiếp.

Các ngân hàng Trung Quốc đang có điều kiện để áp dụng mức lãi ròng thấp hơn so từng thực hiện trước đây, bởi họ đã cắt giảm các khoản cho vay kinh doanh rủi ro và mở rộng các khoản vay thế chấp an toàn hơn.

Không giống như ở Mỹ, quốc gia mà các khoản vay mua nhà dưới chuẩn từng đổ vỡ và dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, các khoản vay thế chấp ở Trung Quốc không chứng khoán hóa và thủ tục giấy tờ khá khắt khe hơn. Có đến 90% là các khoản thế chấp là thực hiện lần đầu tiên, trong đó người mua nhà phải thanh toán ít nhất 30%.

Tuy nhiên, nợ xấu vẫn có thể sẽ tăng khi chiến tranh thương mại leo thang và nền kinh tế tăng trưởng chậm lại, điều này khiến Bắc Kinh kêu gọi các ngân hàng thực hiện "trách nhiệm quốc gia".

Nhưng ngay cả khi Chủ tịch Tập Cận Bình tăng áp lực lên ngành ngân hàng Trung Quốc để buộc mở rộng thêm các khoản vay cho khu vực tư nhân đang gặp khó khăn, ngân hàng dương như chỉ lựa chọn thực thi một phần nào đó yêu cầu (cùng lắm đến mức tối thiểu) hơn là việc bất ngờ xả van tín dụng.

Đến lúc này, Bắc Kinh sẽ tiếp tục cắt giảm dự trữ bắt buộc của các ngân hàng, nhưng nếu điều đó không đủ để thúc đẩy nền kinh tế và PBoC bắt đầu cắt giảm lãi suất, thì hậu quả gia tăng các khoản nợ xấu thậm chí sẽ ít hơn rất nhiều sự kém hiệu quả của ngành ngân hàng nước này.

Các cổ phiếu ngành tài chính của Trung Quốc đã giao dịch ở mức thấp hơn giá trị sổ sách kể từ tháng 5, cho thấy các nhà đầu tư nghi ngờ về kết quả hoạt động được báo cáo.