“Sẽ có làn sóng đầu tư FDI thứ ba vào Việt Nam”
(Tài chính) Đó là nhận định của GS., TS. Nguyễn Mại, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về hợp tác đầu tư, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) tại Tọa đàm Việt Nam và cuộc chơi lớn của các tập đoàn đa quốc gia, do BizLIVE tổ chức sáng 5/3.
Tập đoàn đa quốc gia (TNC) sẽ vào Việt Nam nhiều hơn
Hiện theo thống kê của Liên Hợp Quốc, 74% đầu tư trên thế giới là của TNC, còn lại là của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nhưng so với các nước, thu hút đầu tư của các TNC vào Việt Nam như hiện nay còn khá khiêm tốn.
Theo GS., TS. Nguyễn Mại, sau khủng hoảng kinh tế các TNC đã có dấu hiệu phục hồi, hiện đang điều chỉnh chiến lược tìm đến những thị trường có tiềm năng lớn.
Trong đó, Việt Nam có ba yếu tố: Về dân số tiệm cận 100 triệu, 15% thuộc tầng lớp trung lưu, có khả năng tiêu thụ sản phẩm giá trị cao. Về tốc độ phát triển kinh tế của Việt Nam cũng tương đối tốt, được dự báo sẽ rơi vào khoảng 6 - 7,5%.
Mặc dù, hàng lang pháp lý chưa hoàn thiện như kỳ vọng nhưng Việt Nam là đất nước có sự ổn định chính trị tốt nhất ở Đông Nam Á thậm chí cả châu Á. Đây là điều mà các TNC đánh giá rất cao ở Việt Nam.
Người Việt Nam tiếp cận rất nhanh đến công nghệ hiện đại, theo khảo sát chỉ cần 6 tháng sẽ có thể tiếp cận được công nghệ nếu đào tạo tốt.
Ngoài ra, các hiệp định thương mại sắp ký kết sẽ tạo cơ hội lớn hơn cho các TNC tận dụng các lợi thế khi tham gia mậu dịch thế giới. Đặc biệt là Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), việc hình thành Cộng đồng chung ASEAN với tốc độ tăng trưởng năm 2014, 2015 được dự báo sẽ cao hơn 2013 nữa.
“Cá nhân tôi cho rằng giai đoạn 2015 - 2020 sẽ có một làn sóng đầu tư đầu tư nước ngoài (FDI) thứ ba vào vào Việt Nam, sau hai lần trước vào giai đoạn 1991 - 1997 và 2003 - 2007 và nhiều TNC sẽ vào Việt Nam hơn”, GS., TS. Nguyễn Mại nhận định.
Được - mất của FDI?
Hiện có một luồng tiếp cận gần đây khá tiêu cực, cho rằng đầu tư nước ngoài không mang lại nhiều hiệu quả, chỉ mang lại một ít tiền, sử dụng một ít lao động hay những lo ngại về sự xâm nhập của TNC vào Việt Nam sẽ lũng đoạn thị trường như trong lĩnh vực bán lẻ, chăn nuôi...
Nhưng GS., TS. Nguyễn Mại cho rằng: "Qua thực tế 30 năm thu hút đầu tư nước ngoài, ông chưa thấy bất kỳ sự lũng đoạn nào và khẳng định “thu hút đầu tư nước ngoài thì được là chủ yếu, mất là không đáng kể”.
Cụ thể trong lĩnh vực dầu khí, lĩnh vực thu hút nhiều nhất và sớm nhất các TNC hàng đầu thế giới vào Việt Nam và cũng là một lĩnh vực nhạy cảm, liên quan nhiều đến chủ quyền, lãnh thổ, tài nguyên khoáng sản của đất nước nhưng chưa từng xảy ra bất cứ một vấn đề nào về an ninh quốc gia hay lũng đoạn thị trường.
Thậm chí, việc các TNC dầu khí vào Việt Nam từ sớm đã có những tác động chính trị tích cực thúc đẩy sự mở cửa và phát triển của Việt Nam khi các TNC thúc đẩy chính phủ họ bỏ cấm vận với Việt Nam.
Vào năm 1997, Petro Việt Nam so với Petronas Malaysia chỉ là một anh tý hon nhưng nhờ có sự hợp tác với các TNC lớn, đến nay lực và thế của Petro Việt Nam đã có nhiều thay đổi. Đặc biệt, nhờ hợp tác với các TNC lớn, Petro Việt Nam đã đạt được 4 cái lợi:
Thứ nhất là đào tạo được đội ngũ cán bộ đủ năng lực không chỉ thăm dò đầu tư ở Việt Nam mà còn ở Liên Xô, Venezuena (do trong mỗi hợp đồng các TNC đều dành khoảng 2-3 triệu USD cho công tác đào tạo).
Thứ hai là về công nghệ từ chỗ tiếp quản công nghệ của Liên Xô cũ và chuyển sang tiếp quản công nghệ của các tập đoàn lớn, có thể tự đóng được các giàn khoan, làm chủ được các giàn khoan.
Thứ ba là trước đây, chúng ta phải thuê các dịch vụ dầu khí nhưng nay đã có thể tự túc.
Thứ tư là tích tụ được lượng vốn lớn.
Cũng tại buổi tọa đàm, ông Nguyễn Nội, Phó cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (FIA) – Bộ Kế hoạch và đầu tư cho biết thêm: “Năm 2013, Việt Nam thu hút được 15.932 dự án với tổng vốn đăng ký đạt hơn 234 tỷ USD và vốn thực hiện trên 112 tỷ USD. Trong đó có khoảng 500 dự án là các TNC với tổng số vốn đầu tư đăng ký khoảng 140 tỷ USD”.
“Các dự án từ TNC vào Việt Nam dù chỉ chiếm 3% số dự án nhưng chiếm khoảng 60% tổng vốn đầu tư đăng ký”, ông Nguyễn Nội nhấn mạnh.
Thống kê của Cục đầu tư nước ngoài cho thấy, các dự án của các TNC tập trung nhiều nhất vào công nghiệp chế biến, chế tạo với tổng vốn đầu tư gần 70 tỷ USD, chiếm 50% tổng số vốn đầu tư đăng ký; kinh doanh bất động sản (26%); dịch vụ ăn uống, lưu trú (8,2%).
Xét theo các quốc gia và vùng lãnh thổ của các TNC đầu tư vào Việt Nam thì các TNC Nhật Bản chiếm tỷ trọng lớn nhất về vốn đầu tư với khoảng 18 tỷ USD, chiếm 13% tổng số vốn đăng ký, tiếp theo là Singapore 12,8%, Malaysia, Mỹ.
Đóng góp của các doanh nghiệp FDI nói chung và các TNC nói riêng trong những năm qua ngày càng lớn. Năm 2011 tỷ trọng xuất khẩu của FDI chiếm 56,9% tổng kim ngạch xuất khẩu, 2012 là 64%, 2013 là 66,9%... Nộp ngân sách tăng đều qua các năm, năm 2011: 3,5 tỷ USD, 2012: 3,9 tỷ USD; 2013: 5 tỷ USD (chưa kể dầu thô).
Hiện theo thống kê của Liên Hợp Quốc, 74% đầu tư trên thế giới là của TNC, còn lại là của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nhưng so với các nước, thu hút đầu tư của các TNC vào Việt Nam như hiện nay còn khá khiêm tốn.
Theo GS., TS. Nguyễn Mại, sau khủng hoảng kinh tế các TNC đã có dấu hiệu phục hồi, hiện đang điều chỉnh chiến lược tìm đến những thị trường có tiềm năng lớn.
Trong đó, Việt Nam có ba yếu tố: Về dân số tiệm cận 100 triệu, 15% thuộc tầng lớp trung lưu, có khả năng tiêu thụ sản phẩm giá trị cao. Về tốc độ phát triển kinh tế của Việt Nam cũng tương đối tốt, được dự báo sẽ rơi vào khoảng 6 - 7,5%.
Mặc dù, hàng lang pháp lý chưa hoàn thiện như kỳ vọng nhưng Việt Nam là đất nước có sự ổn định chính trị tốt nhất ở Đông Nam Á thậm chí cả châu Á. Đây là điều mà các TNC đánh giá rất cao ở Việt Nam.
Người Việt Nam tiếp cận rất nhanh đến công nghệ hiện đại, theo khảo sát chỉ cần 6 tháng sẽ có thể tiếp cận được công nghệ nếu đào tạo tốt.
Ngoài ra, các hiệp định thương mại sắp ký kết sẽ tạo cơ hội lớn hơn cho các TNC tận dụng các lợi thế khi tham gia mậu dịch thế giới. Đặc biệt là Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), việc hình thành Cộng đồng chung ASEAN với tốc độ tăng trưởng năm 2014, 2015 được dự báo sẽ cao hơn 2013 nữa.
“Cá nhân tôi cho rằng giai đoạn 2015 - 2020 sẽ có một làn sóng đầu tư đầu tư nước ngoài (FDI) thứ ba vào vào Việt Nam, sau hai lần trước vào giai đoạn 1991 - 1997 và 2003 - 2007 và nhiều TNC sẽ vào Việt Nam hơn”, GS., TS. Nguyễn Mại nhận định.
Được - mất của FDI?
Hiện có một luồng tiếp cận gần đây khá tiêu cực, cho rằng đầu tư nước ngoài không mang lại nhiều hiệu quả, chỉ mang lại một ít tiền, sử dụng một ít lao động hay những lo ngại về sự xâm nhập của TNC vào Việt Nam sẽ lũng đoạn thị trường như trong lĩnh vực bán lẻ, chăn nuôi...
Nhưng GS., TS. Nguyễn Mại cho rằng: "Qua thực tế 30 năm thu hút đầu tư nước ngoài, ông chưa thấy bất kỳ sự lũng đoạn nào và khẳng định “thu hút đầu tư nước ngoài thì được là chủ yếu, mất là không đáng kể”.
Cụ thể trong lĩnh vực dầu khí, lĩnh vực thu hút nhiều nhất và sớm nhất các TNC hàng đầu thế giới vào Việt Nam và cũng là một lĩnh vực nhạy cảm, liên quan nhiều đến chủ quyền, lãnh thổ, tài nguyên khoáng sản của đất nước nhưng chưa từng xảy ra bất cứ một vấn đề nào về an ninh quốc gia hay lũng đoạn thị trường.
Thậm chí, việc các TNC dầu khí vào Việt Nam từ sớm đã có những tác động chính trị tích cực thúc đẩy sự mở cửa và phát triển của Việt Nam khi các TNC thúc đẩy chính phủ họ bỏ cấm vận với Việt Nam.
Vào năm 1997, Petro Việt Nam so với Petronas Malaysia chỉ là một anh tý hon nhưng nhờ có sự hợp tác với các TNC lớn, đến nay lực và thế của Petro Việt Nam đã có nhiều thay đổi. Đặc biệt, nhờ hợp tác với các TNC lớn, Petro Việt Nam đã đạt được 4 cái lợi:
Thứ nhất là đào tạo được đội ngũ cán bộ đủ năng lực không chỉ thăm dò đầu tư ở Việt Nam mà còn ở Liên Xô, Venezuena (do trong mỗi hợp đồng các TNC đều dành khoảng 2-3 triệu USD cho công tác đào tạo).
Thứ hai là về công nghệ từ chỗ tiếp quản công nghệ của Liên Xô cũ và chuyển sang tiếp quản công nghệ của các tập đoàn lớn, có thể tự đóng được các giàn khoan, làm chủ được các giàn khoan.
Thứ ba là trước đây, chúng ta phải thuê các dịch vụ dầu khí nhưng nay đã có thể tự túc.
Thứ tư là tích tụ được lượng vốn lớn.
Cũng tại buổi tọa đàm, ông Nguyễn Nội, Phó cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (FIA) – Bộ Kế hoạch và đầu tư cho biết thêm: “Năm 2013, Việt Nam thu hút được 15.932 dự án với tổng vốn đăng ký đạt hơn 234 tỷ USD và vốn thực hiện trên 112 tỷ USD. Trong đó có khoảng 500 dự án là các TNC với tổng số vốn đầu tư đăng ký khoảng 140 tỷ USD”.
“Các dự án từ TNC vào Việt Nam dù chỉ chiếm 3% số dự án nhưng chiếm khoảng 60% tổng vốn đầu tư đăng ký”, ông Nguyễn Nội nhấn mạnh.
Thống kê của Cục đầu tư nước ngoài cho thấy, các dự án của các TNC tập trung nhiều nhất vào công nghiệp chế biến, chế tạo với tổng vốn đầu tư gần 70 tỷ USD, chiếm 50% tổng số vốn đầu tư đăng ký; kinh doanh bất động sản (26%); dịch vụ ăn uống, lưu trú (8,2%).
Xét theo các quốc gia và vùng lãnh thổ của các TNC đầu tư vào Việt Nam thì các TNC Nhật Bản chiếm tỷ trọng lớn nhất về vốn đầu tư với khoảng 18 tỷ USD, chiếm 13% tổng số vốn đăng ký, tiếp theo là Singapore 12,8%, Malaysia, Mỹ.
Đóng góp của các doanh nghiệp FDI nói chung và các TNC nói riêng trong những năm qua ngày càng lớn. Năm 2011 tỷ trọng xuất khẩu của FDI chiếm 56,9% tổng kim ngạch xuất khẩu, 2012 là 64%, 2013 là 66,9%... Nộp ngân sách tăng đều qua các năm, năm 2011: 3,5 tỷ USD, 2012: 3,9 tỷ USD; 2013: 5 tỷ USD (chưa kể dầu thô).