Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội, lũy kế từ năm 1986 đến nay, thu hút vốn FDI của Trung Quốc vào TP. Hà Nội đạt trên 11,3 tỷ USD và quốc gia này là nhà đầu tư lớn thứ 2 tại Hà Nội.
Những năm gần đây, Việt Nam đã có nhiều chính sách nhằm thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài vào các dự án phát triển kinh tế, nhất là các dự án công nghệ cao, thúc đẩy chuyển giao công nghệ. Nhờ đó, đã có những đóng góp vào thành tựu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, tạo việc làm cho người lao động, tăng nguồn thu ngân sách... Tuy nhiên, việc thu hút đầu tư nước ngoài vào các dự án công nghệ cao vẫn chưa đạt như mong muốn, đòi hỏi cần có những giải pháp toàn diện.
Chính ohủ Viêt Nam luôn quan tâm, ủng hộ, đồng hành , bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các nhà đầu tư nước ngoài trên cơ sở lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ.
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OCED) và nhóm các nền kinh tế lớn (G20) đã thông qua Sáng kiến chống xói mòn cơ sở thuế và chuyển lợi nhuận, trong đó có nội dung chính đề cập đến việc đảm bảo các doanh nghiệp hoạt động quốc tế phải trả mức thuế tối thiếu. Việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp tối thiểu sẽ tác động đến ngân sách nhà nước, nhà đầu tư và thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam. Bài viết nhằm đề cập đến khung pháp lý của thuế thu nhập doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu cũng như đưa ra các giải pháp phù hợp, đảm bảo quyền thu thuế của Việt Nam và cân bằng lợi ích các bên.
Trong tháng 7, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đã tăng 4,5% so với cùng kỳ năm 2022.
Cơ chế thuế tối thiểu toàn cầu được hy vọng sẽ tạo ra đột phá và mang lại sự công bằng vì phân bổ lại hơn 220 tỷ USD lợi nhuận từ khoảng 100 các tập đoàn kinh tế đa quốc gia lớn nhất và có lợi nhuận nhiều nhất cho các quốc gia trên toàn thế giới; góp phần tránh tình trạng nhiều nước đua nhau giảm thuế để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và hạn chế việc chuyển lợi nhuận ra nước ngoài. Bài viết này tiếp cận mối quan hệ giữa môi trường đầu tư với việc thực thi thuế tối thiểu toàn cầu tại Việt Nam.
Để phát huy, nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả thu hút, sử dụng vốn đầu tư nước ngoài (ĐTNN), phục vụ công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của Đất nước trong giai đoạn mới, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành tập trung thực hiện đồng bộ nhiều nhiệm vụ, giải pháp.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính giao Bộ Tài chính rà soát, hoàn thiện các quy định pháp luật hiện hành và xây dựng lộ trình áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm quốc tế và phù hợp với bối cảnh, tình hình thực tiễn của Việt Nam trình vào Kỳ họp thứ 6.
Ông Michael Kokalari - CFA, Chuyên gia Kinh tế trưởng VinaCapital cho rằng, Việt Nam sẽ tiếp tục là điểm đến hàng đầu cho FDI, đặc biệt là từ các công ty đa quốc gia đang tìm cách sản xuất để xuất khẩu và tìm kiếm một cơ sở sản xuất thay thế hoặc bổ sung cho Trung Quốc trong tương lai gần.