EVNNPC chú trọng thực hiện an toàn phòng cháy trong sử dụng và quản lý vận hành phân phối lưới điện

PV. (T/h)

Để đảm bảo vận hành lưới điện an toàn, có thể hỗ trợ nhân dân, khách hàng sử dụng điện tiết kiệm, an toàn và hiệu quả, thời gian qua, EVNNPC đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm ngăn ngừa các nguy cơ cháy nổ, gây mất an toàn, ảnh hưởng vận hành lưới điện, đồng thời, thực hiện nhiều giải pháp đảm bảo phòng cháy, chữa cháy (PCCC) trong sản xuất kinh doanh.

Tổ chức bộ máy thực hiện phòng cháy chữa cháy đồng bộ

Theo ông Vũ Anh Phương – Phó Tổng Giám đốc EVNNPC, trong những năm qua, 100% các đơn vị trong EVNNPC thường xuyên phối hợp chính quyền địa phương, Cảnh sát PCCC các cấp tuyên truyền về sử dụng điện an toàn, hiệu quả đối với lưới điện sau công tơ của cơ sở, hộ tiêu thụ điện và tham gia các đoàn kiểm tra an toàn PCCC, an toàn sử dụng điện của cơ quan quản lý nhà nước tại các cơ sở, hộ tiêu thụ điện trên địa bàn.

Công tác PCCC luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện từ trung ương đến cơ sở, do vậy, công tác tổ chức thực hiện PCCC trong Tổng  công ty Điện lực miền Bắc được triển khai đồng bộ, bài bản từ cấp Tổng công ty đến cấp cơ sở.

Tại Tổng công ty, Tổng Giám đốc giao nhiệm vụ cụ thể cho 01 Phó Tổng Giám đốc tham mưu cho Tổng Giám đốc về công tác PCCC; tại 40 đơn vị, cơ sở trực thuộc, Giám đốc hoặc phó Giám đốc là người đứng đầu đơn vị, cơ sở chịu trách nhiệm về công tác PCCC của đơn vị, cơ sở; giao Ban an toàn EVNNPC (phòng an toàn các Công ty Điện lực) là đầu mối quản lý, tham mưu về công tác PCCC; tại mỗi đơn vị cơ sở (Điện lực, phân xưởng..) có 1 cán bộ (chuyên viên) kiêm nhiệm theo dõi, thực hiện công tác PCCC của đơn vị, cơ sở.

EVNNPC đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm ngăn ngừa các nguy cơ cháy nổ, gây mất an toàn, ảnh hưởng vận hành lưới điện.
EVNNPC đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm ngăn ngừa các nguy cơ cháy nổ, gây mất an toàn,
ảnh hưởng vận hành lưới điện.

Các đơn vị của EVNNPC đều thành lập Ban chỉ huy PCCC, các thành viên trong Ban chỉ huy được phân công cụ thể, rõ ràng; mỗi đơn vị, cơ sở, trạm biến áp trung gian trở lên.. được thành lập Đội (Tổ) PCCC cơ sở và được huấn luyện, bồi dưỡng về nghiệp vụ PCCC, sau huấn luyện được cấp giấy chứng nhận đáp ứng được yêu cầu chữa cháy tại chỗ. Hiện tại toàn EVNNPC có 2.789 người trong Ban chỉ huy PCCC cơ sở; 608 đội PCCC cơ sở, gồm 7.600 đội viên.

Công tác huấn luyện nghiệp vụ PCCC và tuyên truyền về PCCC, được Tổng công ty và các Đơn vị thành viên thực hiện định kỳ, đột xuất đúng quy định. Đến 30/6/2021, 100% các đơn vị, cơ sở đã tổ chức thực tập các tình huống giả định trong phương án chữa cháy được phê duyệt theo qui định: 305/607 (01 lần/năm).

Trong công tác kiểm tra an toàn PCCC của Đơn vị, cơ sở, Tổng công ty Điện lực miền Bắc đã thực hiện và chỉ đạo các Đơn vị thực hiện đúng  công tác kiểm tra an toàn PCCC theo Quy định công tác an toàn vệ sinh lao động trong Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam. 9 tháng đầu năm 2021, EVNNPC không để xảy ra sự cố cháy nổ nào. Tại các đơn vị của EVNNPC, 6 tháng đầu năm cơ sở đã tổ chức tự kiểm tra an toàn PCCC được 1.743 lần , cơ quan cơ sở PCCC tại địa phương phối hợp kiểm tra được 148 lần, Tổng công ty và  các đơn vị phối hợp kiểm tra được 28 lần.

Trong quản lý hệ thống, phương tiện PCCC ở các đơn vị, cơ sở, các đơn vị thành viên EVNNPC đã chủ động trong công tác quản lý, kiểm tra định kỳ các thiết bị PCCC theo quy định.
Trong quản lý hệ thống, phương tiện PCCC ở các đơn vị, cơ sở, các đơn vị thành viên EVNNPC
đã chủ động trong công tác quản lý, kiểm tra định kỳ các thiết bị PCCC theo quy định.

Trong quản lý hệ thống, phương tiện PCCC ở các đơn vị, cơ sở, các đơn vị thành viên EVNNPC đã chủ động trong công tác quản lý, kiểm tra định kỳ các thiết bị PCCC theo quy định. Đặc biệt, với các thiết bị PCCC tại các khu vực có nguy cơ gây cháy nổ cao như TBA 110kV, TBA trung gian, kho xưởng... đã được các đơn vị, cơ sở đặc biệt chú trọng.

Đồng bộ nhiều giải pháp quản lý nhằm ngăn ngừa các nguy cơ cháy nổ, gây mất an toàn, ảnh hưởng vận hành lưới điện

Trong những năm qua, EVN cũng như Tổng công ty Điện lực miền Bắc và các đơn vị thành viên đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm ngăn ngừa các nguy cơ cháy nổ, gây mất an toàn, ảnh hưởng vận hành lưới điện như tăng cường thực hiện kiểm tra, rà soát chụp ảnh nhiệt, đo nhiệt tại các vị trí, điểm tiếp xúc trên đường dây dẫn điện, trạm biến áp trung, hạ thế thuộc phạm vi quản lý để phát hiện sớm khả năng phát sinh cháy, nổ trên lưới điện vào thời điểm các phụ tải tăng cao.

Ngành Điện cũng tăng cường kiểm tra nhằm phát hiện, thay thế kịp thời các vật liệu, thiết bị đã qua sử dụng lâu ngày hoặc chất lượng kém. Song song các đơn vị trong EVN, EVNNPC thường xuyên phối hợp chính quyền địa phương, Cảnh sát PCCC tuyên truyền về sử dụng điện an toàn, hiệu quả đối với lưới điện sau công tơ của cơ sở, hộ tiêu thụ điện và tham gia các đoàn kiểm tra an toàn PCCC, an toàn sử dụng điện của cơ quan quản lý nhà nước tại các cơ sở, hộ tiêu thụ điện trên địa bàn.

Trao đổi về công tác PCCC tại Điện lực cấp tỉnh, ông Trần Ðức Dũng - Giám đốc Công ty Ðiện lực Ðiện Biên (đơn vị thành viên EVNNPC) cho biết: Việc xây dựng, phối hợp tổ chức thực tập các phương án PCCC giữa chuyên môn với ngành điện tại cấp cơ sở là hết sức cần thiết, bởi qua quá trình thực tập, lực lượng PCCC cơ sở kịp thời rút kinh nghiệm, nâng cao khả năng, hiệu quả công tác phối hợp, không bị động khi có sự cố cháy nổ xảy ra, từ đó phát huy tối đa hiệu quả phương châm “4 tại chỗ”. Một trong những giải pháp trọng tâm trong công tác PCCC được Công ty Điện lực Điện Biên triển khai thực hiện nghiêm túc là thường xuyên kiểm tra công tác PCCC tại các cơ sở sản xuất, kiểm tra an toàn hành lang lưới điện, tránh nguy cơ xảy ra cháy nổ do những nguyên nhân khách quan, yếu tố thời tiết, cây gãy đổ…

Công ty Điện lực Thái Nguyên cũng cho biết, năm 2020 trên lưới điện tỉnh Thái Nguyên đã xảy ra hơn 40 vụ cháy nổ gây hư hỏng số lượng lớn hộp công tơ, công tơ (1 pha, 3 pha) và cáp điện xuống hòm công tơ, tổng thiệt hại trên 114 triệu đồng. 6 tháng đầu năm 2021 đã xảy ra 06 vụ trong đó 01 vụ trên lưới điện thuộc Điện lực Phú Lương quản lý do chập cháy dây sau công tơ (tài sản khách hàng), 05 vụ thuộc Điện lực Định Hoá và Điện lực TP Thái Nguyên quản lý thiệt hại 51 triệu đồng. Nguyên nhân các vụ cháy nổ trên lưới điện chủ yếu do phụ tải sinh hoạt tăng đột biến mùa nắng nóng và người dân tập trung ở nhà do giãn cách phòng chống dịch COVID-19. Phần lớn các vụ cháy nổ trên địa bàn gần đây cho thấy nguyên nhân từ chạm chập điện gây cháy chiếm tỷ lệ gần 50-60%, số vụ còn lại là nguyên nhân khác như sơ xuất bất cẩn sử dụng nguồn nhiệt, dùng quá tải dòng sau công tơ, vi phạm quy định về PCCC…

Để ngăn ngừa các sự cố cháy nổ do điện, ngành Điện đã khuyến cáo người dân thường xuyên kiểm tra các thiết bị điện, tránh để các sự cố chập cháy do hư hỏng thiết bị hoặc mối nối không đảm bảo, lắp đặt thiết bị bảo vệ phù hợp tải sử dụng (cầu chì, công tắc, cầu dao, attomat…),  không sử dụng cùng lúc nhiều thiết bị tiêu thụ điện vượt quá khả năng chịu tải của dây dẫn, tắt các thiết bị nếu không sử dụng,  không sử dụng thiết bị tiêu thụ điện trong cùng một ổ cắm, dây dẫn không đi trên mái tôn hoặc treo trên tường, tường vách làm bằng vật liệu dễ cháy...

EVN, EVNNPC và các và đơn vị thành viên chú trọng đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thực hiện công tác quản lý, đánh giá chất lượng sản phẩm hàng hóa, thiết bị điện, kiểm tra, điều tra giải quyết các vụ cháy, nổ. EVN cần chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc cử cán bộ, chuyên viên phụ trách an toàn tham gia các chương trình đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu về an toàn PCCC.

EVN, EVNNPC cần có các quy định, chế tài đủ mạnh để buộc các chủ đầu tư, tổ chức, doanh nghiệp khi đầu tư xây dựng dự án, công trình phải nghiên cứu, nắm bắt rõ và vận dụng đầy đủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong thiết kế, lựa chọn thiết bị, lắp đặt và nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng bảo đảm vận hành an toàn, tin cậy.