Bị đánh giá là ngành chịu sức ép nhiều nhất khi EVFTA có hiệu lực nhưng nếu biết chắt chiu cơ hội, ngành logistics Việt Nam sẽ bước sang một dấu mốc phát triển cao hơn.
Từ phía doanh nghiệp, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) còn được khẳng định là cứu cánh mang đến cơ hội thị trường đa dạng hơn cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp lấy lại đà tăng trưởng hậu dịch bệnh.
Trước tác động nặng nề của dịch Covid-19 lên nền kinh tế, xét ở một góc độ tích cực, dịch Covid-19 đã và đang thúc đẩy mạnh mẽ cuộc đua của các ngân hàng và các doanh nghiệp công nghệ tài chính trong tiến trình triển khai số hóa dịch vụ và thanh toán điện tử.
Dù đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có dấu hiệu chững lại trong 4 tháng đầu năm, song theo các chuyên gia kinh tế, Việt Nam sẽ đón luồng vốn mới sau đại dịch Covid-19 với rất nhiều cơ hội thuận lợi.
Đang có “cơ hội vàng” để thế giới biết tới Việt Nam, với lợi thế đặc biệt về “sự tin cậy chiến lược”, là điểm đến đầu tư an toàn và sẵn sàng đón nhận các dòng vốn chuyển dịch. Nhưng tận dụng được cơ hội hay không lại phụ thuộc vào chính hành động của Việt Nam.
Đối với các nền kinh tế EU, để khắc phục khó khăn khi dịch bệnh đi qua cần nhiều giải pháp, trong đó có việc tìm kiếm thị trường mới, và EVFTA đang là một trong những giải pháp được tính đến.
Ngày 27/4/2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ký Nghị quyết số 58/NQ-CP ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 50-NQ/TW ngày 20/8/2019 của Bộ Chính trị về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030.
Dịch Covid-19 đã tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất, kinh doanh. Theo ý kiến của một số chuyên gia, đại diện doanh nghiệp, trong bối cảnh dịch bệnh đang dần được kiểm soát, các ngành, lĩnh vực cần nhanh chóng tận dụng mọi cơ hội để duy trì và phát triển.
Bộ kit xét nghiệm COVID-19 của Việt Nam đã được WHO chấp thuận có thể được bán tự do ở tất cả các quốc gia thành viên của Khu vực kinh tế châu Âu bao gồm Vương quốc Anh.