Nhiều chuyên gia cho rằng nên xem xét giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) cho các ngân hàng thương mại để tạo thêm dư địa giảm sâu lãi vay hỗ trợ doanh nghiệp.
Thời gian gần đây, lãi suất huy động trên thị trường đang đồng loạt giảm khá mạnh với mức khoảng 1-2%/năm so giai đoạn cao điểm (khoảng tháng 11/2022). Động thái này được các doanh nghiệp kỳ vọng sẽ kéo giảm lãi suất cho vay trong thời gian tới để góp phần hỗ trợ sản xuất, kinh doanh.
Mục tiêu tiếp tục đưa mặt bằng lãi suất xuống thấp hơn được Ngân hàng Nhà nước thể hiện khá rõ ràng, đặc biệt thông qua việc cơ quan quản lý thị trường tiền tệ liên tục nhắc nhở các ngân hàng phải tìm các biện pháp đưa lãi suất xuống thấp.
Nhằm góp phần phục hồi và phát triển kinh tế sau đại dịch, đồng thời thấu hiểu nhu cầu về dòng vốn sản xuất mùa cuối năm, Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) công bố chương trình giảm lãi suất lên tới 2%/năm cho các khách hàng cá nhân và doanh nghiệp trong các lĩnh vực ưu tiên, sản xuất kinh doanh các mặt hàng thiết yếu, nhu yếu phẩm…
Dư địa chính sách tiền tệ còn hạn hẹp, cộng với áp lực lạm phát đang có xu hướng tăng cao, sẽ khiến mục tiêu giảm lãi vay của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) khó khăn hơn.
Trước tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, để đồng hành cùng khách hàng vượt qua khó khăn, Agribank tiếp tục có những chính sách hỗ trợ khách hàng cá nhân và tổ chức tại 19 tỉnh, thành phố phía Nam hiện đang áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Hưởng ứng lời kêu gọi của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) sẽ triển khai các chương trình ưu đãi tín dụng, chính sách ưu đãi khuyến khích khách hàng giao dịch không tiền mặt, tránh tiếp xúc xã hội... Trong đó, nổi bật là chính sách giảm lãi suất cho vay so với lãi suất đang áp dụng đối với khoản vay cũ còn dư nợ của khách hàng hiện hữu.
Ngày 12/7, Hiệp hội Ngân hàng Việt nam đã họp với các tổ chức tín dụng (TCTD) là hội viên để trao đổi, thống nhất phương thức và thời gian thực hiện việc giảm lãi suất cho vay đối với các khoản vay hiện hữu trong 5 tháng cuối năm 2021. Các TCTD đã đồng thuận giảm lãi suất để hỗ trợ doanh nghiệp và người dân, việc hỗ trợ sẽ tập trung vào các doanh nghiệp đang chịu tác động nặng nề từ đại dịch.
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) chính thức triển khai giảm đồng loạt lãi suất cho vay VND trong 3 tháng (từ ngày 15/12/2020 đến 15/3/2021) để chia sẻ khó khăn với khách hàng doanh nghiệp.
Thực hiện chủ trương của Chính phủ, chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, từ đầu năm 2020, Vietcombank đã tiên phong trong việc giảm lãi suất hỗ trợ doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 với số tiền lãi đã hỗ trợ khách hàng lên đến 2.616 tỷ đồng.