Xu thế phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam thích ứng với Cách mạng Công nghiệp 4.0

Xu thế phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam thích ứng với Cách mạng Công nghiệp 4.0

Trong bối cảnh toàn cầu hoá sâu rộng, kinh tế tri thức đang ngày càng lan tỏa mạnh mẽ. Đối với Việt Nam, kinh tế tri thức mở ra cơ hội lớn trong tiến trình thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển lực lượng sản xuất đi lên chủ nghĩa xã hội. Nếu Việt Nam biết tận dụng cơ hội này, bắt kịp thời cơ thì có thể rút ngắn được khoảng cách tụt hậu với các quốc gia phát triển trên thế giới. Việc nghiên cứu khái niệm, đặc trưng và các yếu tố cốt lõi phát triển kinh tế thi trức, đồng thời tìm hiểu về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đối với Việt Nam trước xu thế Cách mạng công nghiệp lần thứ tư là hết sức cần thiết, từ đó đề xuất những phương hướng và khuyến nghị thiết thực nhằm thúc đẩy nền kinh tế tri thức phát triển trong bối cảnh mới.
Phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam trong Cách mạng công nghiệp 4.0

Phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam trong Cách mạng công nghiệp 4.0

Trong những năm qua, kinh tế tri thức trở thành vấn đề ưu tiên trong chiến lược phát triển của nhiều quốc gia, cả những nước phát triển lẫn đang phát triển. Đối với Việt Nam, để tiếp tục nâng cao tiềm lực, vai trò và vị thế trên trường quốc tế, phát triển kinh tế tri thức là xu hướng tất yếu, bảo đảm cho đất nước ta phát triển nhanh và bền vững, hiện thực hóa mục tiêu kinh tế - xã hội đến năm 2030.