Trước động thái một số ngân hàng giảm lãi suất huy động, các chuyên gia tài chính cho rằng đây mới chỉ là hiện tượng ở các ngân hàng cần cân đối lại nguồn vốn, khó trở thành xu hướng trên diện rộng.
"Nhà đổi nhà” là giải pháp chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro như việc người mua nhà không được quyền lựa chọn ngân hàng vay hoặc nếu thanh toán không đủ và nguy cơ mất cả 2 căn nhà có thể xảy ra.
Do diễn biến phức tạp của dịch bệnh dẫn tới nhiều tỉnh thành áp dụng giãn cách xã hội nghiêm ngặt nên công tác chuyển đổi thẻ của các ngân hàng cũng gặp nhiều khó khăn, trở ngại.
Thông qua dữ liệu được thu thập từ 27 ngân hàng thương mại niêm yết trên sàn chứng khoán và với 371 quan sát (dữ liệu bảng không cân bằng) được trích từ website vietstock.vn, bài viết phân tích tác động của dịch COVID-19 đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Tại Hội nghị Mùa xuân năm 2021, Ủy ban Tài chính và Tiền tệ Quốc tế đã đề xuất Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) thực hiện phân bổ SDR với số tiền tương đương 650 tỷ USD (khoảng 456 tỷ SDR) để giúp đáp ứng nhu cầu dài hạn của các nước về bổ sung dự trữ ngoại hối, với tỷ lệ phân bổ là tương đương với 95,8455025357% quyền bỏ phiếu. Với 0,26% tỷ lệ góp vốn tại IMF, Việt Nam dự kiến sẽ được phân bổ khoảng 1,1 tỷ SDR, tương đương với 1,61 tỷ USD.
Giảm lãi suất để hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn là cần thiết. Tuy nhiên giảm đến mức nào, làm sao để hài hoà lợi ích của ngân hàng và doanh nghiệp lại là bài toán không dễ giải.
Cục Thống kê TP. Hồ Chí Minh vừa cho biết, tính đến ngày 1/8/2021, tổng dư nợ tín dụng của toàn hệ thống ngân hàng trên địa bàn đạt 2.681,49 nghìn tỷ đồng, tăng 0,2% so với tháng trước và tăng 13,1% so với cùng kỳ năm 2020.