Định hướng thực hiện Quyền bề mặt ở Việt Nam

Định hướng thực hiện Quyền bề mặt ở Việt Nam

Quyền bề mặt đã chính thức được luật hóa đưa vào Bộ luật Dân sự năm 2015 thành một chế định riêng, tuy nhiên mới quy định ở dạng nguyên tắc; do đó chưa có đủ căn cứ pháp lý để thực thi quyền bề mặt trên thực tế. Theo quy định tại Bộ luật Dân sự năm 2015, quyền bề mặt được định nghĩa là quyền phái sinh từ quyền sử dụng đất, do đó đòi hỏi pháp luật đất đai cần ghi nhận và quy định chi tiết về quyền bề mặt trên cơ sở chế định trong Bộ luật Dân sự năm 2015.
Trao đổi thêm về “thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng”

Trao đổi thêm về “thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng”

Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) được lấy ý kiến rộng rãi toàn dân, dự kiến sẽ được thông qua tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV. Việc thông qua Luật Đất đai (sửa đổi) là yêu cầu cấp thiết từ thực tiễn, đồng thời nhằm thể chế hóa Nghị quyết Trung ương 5 khóa XIII về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật về đất đai, bảo đảm quản lý, sử dụng, khai thác hiệu quả nguồn lực đất đai phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Đất nước. Bài viết này tập trung trao đổi, góp ý về vấn đề thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng được đề cập tại Dự thảo Luật.