Quy tắc xuất xứ là yếu tố quan trọng hàng đầu để giúp DN nhận ưu đãi từ Hiệp định EVFTA. Bộ Công Thương đang nỗ lực tạo mọi thuận lợi cho doanh nghiệp (DN) trong việc chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
Một trong những cách giúp doanh nghiệp hồi phục sau khi chịu tác động của dịch Covid-19 là tạo ra thị trường mới. Vì vậy, việc phê chuẩn EVFTA cần phải được thúc đẩy mạnh mẽ hơn để đưa hiệp định này sớm đi vào thực thi.
Muốn hưởng lợi từ EVFTA, doanh nghiệp Việt phải đáp ứng được quy tắc xuất xứ từ vải trở đi. Xuất khẩu hàng may mặc, giày da của Việt Nam sang EU đạt 9,4 tỷ USD năm 2019.
Xuất khẩu vào thị trường Mỹ đang tăng trưởng mạnh, nhưng song song đó vẫn thường trực nỗi lo về quy tắc xuất xứ, pháp luật về chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại từ nước này.
Các chuyên gia cảnh báo doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam phải tuân thủ quy tắc xuất xứ được quy định rất khắt khe trong CPTPP và EVFTA, nếu phát hiện gian lận sẽ bị phạt rất nặng.
Kết nối thương mại giữa Việt Nam - Canada ngày càng được tăng cường thông qua việc tham gia Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Chỉ sau một thời gian ngắn CPTPP có hiệu lực, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Canada tăng trưởng mạnh.
Đến ngày 3/4/2019, Bộ Công Thương đã nhận được báo cáo của 13 bộ, ngành, cơ quan cấp trung ương và 35 đơn vị cấp địa phương về tình hình triển khai kế hoạch thực hiện Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).