Doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động, trung thực và minh bạch trong hợp tác với doanh nghiệp Hoa Kỳ; phải đáp ứng các tiêu chuẩn xanh, phát triển bền vững.
Hải quan Quảng Ninh cho biết, lũy kế 8 tháng đầu năm 2023, đã phát hiện, bắt giữ, xử lý 38 vụ vi phạm giả mạo xuất xứ, ghi nhãn hàng hóa không đúng quy định, chuyển tải bất hợp pháp và sở hữu trí tuệ. Trị giá tang vật vi phạm là trên 2,2 tỷ đồng, số tiền phạt vi phạm hành chính là 188,3 triệu đồng.
Cục Quản lý thị trường (QLTT) Hà Nội vừa tiến hành tiêu hủy khoảng 15 tấn hàng lậu, hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ..., trị giá gần 8,5 tỷ đồng.
Năm 2022 là năm đầu tiên Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) chủ trì tổ chức Ngày hưởng ứng Ngày đổi mới sáng tạo thế giới (ngày 21/4).
Thời gian qua, hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ ở nước ta đã được xây dựng, sửa đổi, bổ sung, qua đó, tạo nền tảng pháp lý cơ bản điều chỉnh các vấn đề có liên quan đến việc bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ. Hiện nay, trước yêu cầu quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và toàn diện, hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ cần tiếp tục được hoàn thiện để bảo đảm thực thi hiệu quả các cam kết quốc tế, thúc đẩy việc ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học - công nghệ vào sản xuất, kinh doanh, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Tình hình buôn lậu, gian lận, giả mạo xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp dự báo sẽ còn tiếp diễn phức tạp trong bối cảnh các quy định về phòng, chống dịch được nới lỏng; lượng hàng hóa xuất nhập khẩu, hành khách, phương tiện xuất nhập cảnh tăng mạnh... Để ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng này, lực lượng hải quan sẽ tiếp tục tăng cường kiểm soát, thanh tra, kiểm tra các mặt hàng có hành vi gian lận, giả mạo xuất xứ hàng hóa.
Ngày 17/12, Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) phối hợp với Đại sứ quán Anh tổ chức Hội thảo Lộ trình xây dựng Hệ sinh thái Tài chính Sở hữu trí tuệ (SHTT) tại Việt Nam. Tại Hội thảo, các nhà quản lý, các chuyên gia đã chia sẻ nhiều vấn đề liên quan đến các vấn đề cho vay, cấp vốn, định giá, chuyển nhượng lại quyền SHTT…
Dù trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 , nhưng hoạt động buôn lậu không có chiều hướng giảm, trong đó hàng giả, hàng nhái vi phạm sở hữu trí tuệ được quảng cáo, rao bán tràn lan trên mạng xã hội. Đây là chia sẻ của các diễn giả tại buổi Tọa đàm trực tuyến “Tìm giải pháp chống hàng lậu, hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ, bảo vệ doanh nghiệp và người tiêu dùng”, do Tạp chí Hải quan tổ chức sáng 15/12/2021.
Tài sản trí tuệ của các doanh nghiệp có danh tiếng, uy tín luôn là mục tiêu của nạn bắt chước, sao chép, làm giả. Doanh nghiệp càng có uy tín, danh tiếng, càng dễ bị tổn thương bởi những kẻ kinh doanh bất chính. Nhái kiểu dáng bao bì hàng hoá của các doanh nghệp có uy tín, danh tiếng để trục lợi đang có khuynh hướng gia tăng và thay đổi ngày càng tinh vi. Trong bối cảnh đó, quyền tác giả - công cụ hữu hiệu để chống vi phạm sở hữu trí tuệ.