Theo Bộ Công Thương, tình hình thị trường trong nước hiện nay về cơ bản tương đối ổn định, nguồn cung các hàng hóa trong nước được bảo đảm, sức mua trên thị trường đã có sự phục hồi tốt. Bộ Công Thương đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, công ty, hiệp hội tiếp tục triển khai các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2023 và dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.
Sau khoảng thời gian khó khăn do dịch bệnh, doanh nghiệp đã đầu tư mạnh cho thị trường trong nước. Nhờ đó, sức mua của thị trường nội địa đã dần sôi động trở lại.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng Bộ Công Thương chỉ đạo ngay các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu cung cấp đầy đủ xăng dầu cho thị trường trong nước, bảo đảm tuyệt đối không để thiếu hụt, đứt gãy nguồn cung xăng dầu trong mọi tình huống, đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế và tiêu dùng của xã hội.
Minh bạch, kịp thời, hiệu quả, công tác điều hành thị trường năm 2021 đã góp phần cân đối cung cầu các mặt hàng thiết yếu và điều hành linh hoạt tại những thời điểm thị trường biến động hoặc bị ảnh hưởng bởi diễn biến phức tạp của dịch COVID-19. Từ đó góp phần ổn định cung cầu và giá cả hàng hóa trong năm.
Theo báo cáo từ Tổng cục Thống kê, trong tháng 11/2020, đã có gần 13,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới với tổng số vốn đăng ký ước đạt gần 285 nghìn tỷ đồng và số lao động đăng ký là 119,7 nghìn lao động, tăng 7,3% về số doanh nghiệp, tăng 72% về vốn đăng ký và tăng 65,3% về số lao động so với tháng 10/2020.
Chuyên gia Savills kỳ vọng vào sự phục hồi của bất động sản nghỉ dưỡng Việt Nam có thể diễn ra vào năm 2021. 3 giai đoạn phục hồi, bắt đầu từ thị trường trong nước, sự trở lại của khách nước ngoài và sự phát triển của ngành du lịch.