Việc 2 doanh nghiệp trúng đấu giá đất Thủ Thiêm không nộp tiền dù đã quá hạn tiếp tục rung lên hồi chuông cảnh báo về việc thẩm tra năng lực tài chính của nhà đầu tư khi tham gia đấu giá.
Sau khi trúng đấu giá quyền sử dụng đất, vì giá cao, năng lực tài chính không bảo đảm và vô vàn lý do khác, nhiều nhà đầu tư bỏ cọc. Điều này đã hé lộ những lỗ hổng trong hệ thống pháp luật khi việc đấu giá đất chịu sự điều chỉnh của nhiều văn bản như pháp luật về đất đai, đấu giá tài sản, quản lý thuế.
Báo cáo của Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh (HoREA) cho biết, nhiều doanh nghiệp tìm cách tối đa hóa lợi nhuận sau sự kiện đấu giá đất Thủ Thiêm.
Cảnh báo sau sự việc 2/4 doanh nghiệp trúng đấu giá đất Thủ Thiêm bỏ cọc, các chuyên gia đề xuất mức phạt cho hành vi này cần nâng lên 20-30% số tiền trúng đấu giá.
Bổ sung chế tài xử phạt trường hợp đặt cọc sau đó bỏ cọc nhằm hạn chế tình trạng lợi dụng đấu giá đất để đầu cơ, thổi giá. Người bỏ cọc có thể bị cấm tham gia các cuộc đấu giá trong một khoảng thời gian nhất định…
Tại báo cáo gửi Thủ tướng, Bộ Xây dựng kiến nghị xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật đấu giá đất, có yếu tố trục lợi trong đấu giá quyền sử dụng đất.
Giá bán căn hộ tại Thủ Thiêm dự kiến sẽ đắt ngang ngửa với giá căn hộ ở New York, Tokyo, với mức giá đất 2,4 tỷ đồng/m2, đắt hơn cả Thượng Hải, London, Paris... và không dành cho 99,98% dân số.
Mới đây, Công ty TNHH Đầu tư BĐS Ngôi Sao Việt xin tự nguyện chấm dứt hợp đồng mua bán đấu giá tài sản lô đất 3-12 thuộc khu chức năng số 3 trong Khu đô thị Thủ Thiêm.
Cơn sốt đấu giá đất Thủ Thiêm tiếp tục là tâm điểm chú ý của giới đầu tư bất động sản (BĐS) khi có thông tin, ngày 11/1, Chủ tịch Tân Hoàng Minh xin đơn phương chấm dứt hợp đồng mua bán đấu giá lô đất 3-12 với giá 2,45 tỷ đồng một m2 ở Thủ Thiêm.
Các chuyên gia cho rằng, nếu đơn vị trúng đấu giá nộp đủ tiền trúng đấu giá đất, thị trường bất động sản Thủ Thiêm và cả TP. Thủ Đức sẽ thiết lập mặt bằng giá mới.