Chiến thắng thuộc về Paul Krugman!

Theo TTVN/Business Insider

Niềm tin vào chính sách tăng chi tiêu Chính phủ được hậu thuẫn bởi nhà kinh tế học đạt giải Nobel Paul Krugman đang trở lại.

 Chiến thắng thuộc về Paul Krugman!
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Trong suốt 5 năm qua, một cuộc tranh luận gay gắt đã nổ ra ở nước Mỹ cũng như các nền kinh tế khác vốn đang gặp nhiều khó khăn.
 
Một bên của cuộc chiến là các nhà kinh tế học và chính trị gia mong muốn Chính phủ tăng chi tiêu để bù đắp cho sự yếu ớt của khu vực kinh tế tư nhân. Những nhà kinh tế học như Paul Krugman lập luận rằng chính sách này sẽ giúp giảm thất nghiệp và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cho đến khi khu vực tư nhân có thể tự “chữa lành vết thương” và bắt đầu chi tiêu trở lại. 

Các nhà kinh tế học và chính trị gia ở bên kia chiến tuyến lại muốn Chính phủ cắt giảm chi tiêu để giảm thâm hụt ngân sách và khôi phục niềm tin. Theo họ, tăng chi tiêu Chính phủ chỉ khiến gành nặng nợ vốn đang ở mức báo động tăng lên mà thôi. Nếu như các Chính phủ không cắt giảm chi tiêu, các quốc gia sẽ sớm vượt qua ngưỡng an toàn nợ và khi đó tăng trưởng kinh tế chắc chắn bị thui chột. Đồng thời, các nước còn phải đối mặt với nguy cơ siêu lạm phát (do nhà đầu tư trái phiếu đột ngột yêu cầu lãi suất cao hơn. Trong khi đó, thâm hụt ngân sách sẽ giảm xuống khi Chính phủ cắt giảm chi tiêu và niềm tin cũng quay trở lại. 

Cuộc tranh luận không chỉ đơn thuần là “lý thuyết suông”. 

Những người ủng hộ kích thích kinh tế đã giành chiến thắng chóng vánh trong bối cảnh khủng hoảng tài chính ngày càng sâu rộng. Các nước ồ ạt triển khai nhiều gói kích thích kinh tế. Tuy nhiên, phe thắt lưng buộc bụng đáp trả bằng chính sách kham khổ của nhiều nước châu Âu trong những năm trở lại đây. Chính sách của châu Âu, và thậm chí là của Mỹ, được định hình với niềm tin cho rằng phải cắt giảm chi tiêu hoặc sẽ đối mặt với nguy cơ vỡ nợ.

Tuy nhiên, ngày càng có nhiều dấu hiệu cho thấy phe thứ 2 đã sai. Nhât Bản là một ví dụ xác đáng.  Mặc dù tỷ lệ nợ/GDP của nước này vượt xa ngưỡng an toàn, lãi suất vẫn “ngang bướng” ở mức thấp. Đáng chú ý hơn, ở châu Âu, những nước tuân thủ chặt chẽ chính sách thắt lung buộc bụng (như Anh và Hy Lạp) ngày càng lún sâu và suy thoái. Hơn nữa, do nền kinh tế nhỏ hơn cũng đem lại nguồn thu thuế ít hơn, thâm hụt ngân sách càng được mở rộng.

Do đó, dường như niềm tin vào chính sách tăng chi tiêu Chính phủ được hậu thuẫn bởi nhà kinh tế học đạt giải Nobel Paul Krugman đang trở lại.
 
Và, vụ việc gây chấn động giới kinh tế đã khiến điểm lý luận chủ chốt của phe thắt lung buộc bụng chao đảo.  Hóa ra kết quả nghiên cứu cho rằng những nước có tỷ lệ nợ/GDP lớn hơn 90% sẽ tăng trưởng chậm hơn chỉ là một lỗi excel. Cột mốc nợ chiếm 90% GDP ngay lập tức trở nên vô nghĩa. Không thể kết luận về mối quan hệ giữa tỷ lệ nợ cao với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế.

Như vậy, có thể nói cuộc tranh luận kéo dài nhiều năm nay đã kết thúc và phần thắng thuộc về Paul Krugman. Câu hỏi duy nhất ở đây là liệu những người cho rằng các Chính phủ không còn lựa chọn nào khác ngoài cắt giảm chi tiêu có thể thừa nhận họ đã sai hay không.

Phát hiện trên được đưa ra chỉ một vài ngày sau khi nước Mỹ thực hiện lệnh cắt giảm chi tiêu tự động. Chính sách này đang làm tổn hại đến nền kinh tế và ảnh hưởng nặng nề đến người dân. Và, với thâm hụt ngân sách đã tự động hạ xuống (nhờ vào tăng thuế và hủy bỏ một số chính sách cắt giảm thuế), rõ ràng là nước Mỹ không cần phải thực hiện đợt cắt giảm này.

Đúng là Đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ của nước Mỹ cần phải thống nhất và đi đến một kế hoạch dài hạn để giảm bớt chi phí y tế và quân sự. Tuy nhiên, khủng hoảng ngân sách mà nước Mỹ đang gặp phải không phải là tạm thời và kế hoạch dài hạn không cần phải được thực hiện ngay tức khắc. Thay vào đó, Mỹ cần phải khôi phục lại các khoản chi cho những dịch vụ cơ bản.