Tăng tốc IPO, thị trường liệu có bội thực cổ phiếu?
Năm 2013, dự kiến có 7 tổng công ty nhà nước thực hiện chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) và lên sàn chứng khoán với tổng trị giá niêm yết dự kiến lên tới 25.000 tỷ đồng.
Thị trường chứng khoán đang ấm dần trong năm 2013 cùng với dự thảo mới về cổ phần hóa sắp ban hành, việc tăng tốc IPO sẽ thuận lợi hơn, nhưng với khối lượng lớn cổ phiếu tung ra, thị trường liệu có bội thực?
Ngày 5 và 6/3, hai tổng công ty đầu tiên IPO với kết quả không được tốt lắm: một tổng công ty ế ẩm và một tổng công ty bán được hơn một nửa.
Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam đưa ra đấu giá 26.696.000 cổ phần, số cổ phần chào bán thành công 13.531.300 cổ phần (chiếm 50,68% cổ phần). Giá đấu thành công bình quân là 10.100 đồng/cổ phiếu, tổng giá trị cổ phần bán được đạt 136,67 tỷ đồng.
Tổng công ty mía đường II đấu giá 16.765.900 cổ phần nhưng lượng chào bán thành công chỉ đạt 775.600 cổ phần (4,6% tổng số chào bán), giá đấu thành công bình quân 10.101 đồng/cổ phiếu, tổng giá trị thu về sau khi IPO đạt 7,83 tỷ đồng.
Đáng chú ý là hầu hết người tham gia đấu giá là cá nhân trong khi nhà đầu tư tổ chức khá thờ ơ. Tổng công ty mía đường I cũng sẽ IPO trong năm 2013.
Sự kiện đáng quan tâm nhất là IPO Vietnam Airlines. Bộ Giao thông Vận tải đã buộc Vietnam Airlines phải hoàn tất cổ phần hóa trong nửa cuối năm 2013. Theo Đề án tái cơ cấu giai đoạn 2012- 2015 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Vietnam Airlines sẽ IPO với tỉ lệ phần vốn nhà nước nắm giữ là 65-75% vốn điều lệ (8.942 tỷ đồng).
Sau cổ phần hóa, Vietnam Airlines có quy mô 1 công ty mẹ, 9 đơn vị phụ thuộc và 26 công ty con hạch toán độc lập và hoàn thành thoái toàn bộ vốn trong giai đoạn 2012-2015 tại 9 doanh nghiệp và tại Techcombank.
Dự kiến trong tháng 4/2013, Vietnam Airlines sẽ thực hiện IPO khoảng 383 triệu cổ phiếu và hãng kỳ vọng sẽ thu được 200 triệu USD, tương đương mức giá trung bình là khoảng 10.920 đồng/cổ phiếu.
Tập đoàn dệt may Việt Nam (Vinatex) cũng dự kiến IPO vào ngày 1/7/2013. Hiện tại tập đoàn này đang đàm phán chọn đối tác chiến lược nước ngoài, trong đó, một số nhà đầu tư từ Nhật Bản đang có ý định tham gia góp vốn vào tập đoàn.
Tổng công ty Viglacera dự kiến sẽ IPO muộn nhất vào tháng 9/2013 và bán ra công chúng khoảng 20% vốn.
Năm 2013, Tổng công ty công nghiệp ô tô Việt Nam (Vinamotor) tiếp tục thực hiện đề án tái cơ cấu. Trong đó, đối với công ty mẹ - tổng công ty sẽ hoàn thành cổ phần hóa trong năm 2013.
Năm 2012, thị trường chứng khoán giảm sâu đã kéo thị giá cổ phiếu của hàng loạt doanh nghiệp xuống dưới mệnh giá khiến giá rất rẻ nhưng đấu giá cổ phiếu vẫn ế. Tuy nhiên, năm 2013, nhiều dự báo cho rằng thị trường chứng khoán sẽ ấm lên, thị trường đấu giá IPO sẽ thuận lợi hơn nhiều năm 2012.
Một điểm mới trong việc tạo đà cho doanh nghiệp tham gia đấu giá và IPO, đó chính là nghị định mới về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước dự kiến được ban hành trong năm 2013. Nghị định mới sẽ giải tỏa hai vấn đề lớn gồm: xử lý đất đai trong quá trình xác định giá trị doanh nghiệp và cơ chế thu hút cổ đông chiến lược.
Theo dự thảo nghị định, các doanh nghiệp có thể đàm phán với nhà đầu tư chiến lược, bán một phần vốn cho họ theo giá thỏa thuận, nhà đầu tư chiến lược có thể tham gia vào doanh nghiệp, hỗ trợ, tái cơ cấu để doanh nghiệp hoạt động tốt hơn, có hiệu quả hơn sau đó mới tiến hành IPO.
Như vậy, quy định mới sẽ tăng tính chủ động và quyền lợi cho nhà đầu tư chiến lược, khuyến khích họ bỏ vốn tỷ lệ lớn vào doanh nghiệp so với quy định hiện hành. Điều này làm giảm bớt thủ tục, thời gian cũng như tăng tính chủ động cho doanh nghiệp.
Dự thảo sẽ được Bộ Tài chính công khai rộng rãi để lấy ý kiến các cơ quan hữu quan, doanh nghiệp và dự kiến ban hành trong quý 2/2013. Điểm đáng chú ý trong phương án cổ phần hóa các tập đoàn, tổng công ty năm 2013 là dành tỷ lệ cổ phần bán ra bên ngoài khá lớn và hình thức thuê đất được phần lớn các doanh nghiệp trong diện cổ phần hóa lựa chọn.
Như vậy, trong năm 2013, sẽ có ít nhất 7 tổng công ty nhà nước hoàn thành cổ phần hóa và sẽ lên sàn chứng khoán, chưa kể khoảng 20 doanh nghiệp nhà nước thuộc các bộ, ngành, địa phương sẽ thực hiện cổ phần hóa và lên sàn chứng khoán cùng với 2 “ông lớn” ngành bia (Sabeco và Habeco) có thể sẽ bị buộc lên sàn sau hơn 2 năm hứa cuội.
Một số nhà đầu tư lo ngại thị trường chứng khoán sẽ không “hấp thụ” nổi một lượng cung cổ phiếu rất lớn. Tuy nhiên, nếu Chính phủ quyết định nới “room” cho nhà đầu tư nước ngoài vượt mức cho phép hiện nay đối với ngành bia, dệt may và hàng không thì khối ngoại có thể “ôm” phần lớn lượng cổ phiếu sắp đưa ra thị trường chứng khoán trong năm 2013 và thị trường không thể xảy ra hiện thực “bội thực”.
Ngày 5 và 6/3, hai tổng công ty đầu tiên IPO với kết quả không được tốt lắm: một tổng công ty ế ẩm và một tổng công ty bán được hơn một nửa.
Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam đưa ra đấu giá 26.696.000 cổ phần, số cổ phần chào bán thành công 13.531.300 cổ phần (chiếm 50,68% cổ phần). Giá đấu thành công bình quân là 10.100 đồng/cổ phiếu, tổng giá trị cổ phần bán được đạt 136,67 tỷ đồng.
Tổng công ty mía đường II đấu giá 16.765.900 cổ phần nhưng lượng chào bán thành công chỉ đạt 775.600 cổ phần (4,6% tổng số chào bán), giá đấu thành công bình quân 10.101 đồng/cổ phiếu, tổng giá trị thu về sau khi IPO đạt 7,83 tỷ đồng.
Đáng chú ý là hầu hết người tham gia đấu giá là cá nhân trong khi nhà đầu tư tổ chức khá thờ ơ. Tổng công ty mía đường I cũng sẽ IPO trong năm 2013.
Sự kiện đáng quan tâm nhất là IPO Vietnam Airlines. Bộ Giao thông Vận tải đã buộc Vietnam Airlines phải hoàn tất cổ phần hóa trong nửa cuối năm 2013. Theo Đề án tái cơ cấu giai đoạn 2012- 2015 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Vietnam Airlines sẽ IPO với tỉ lệ phần vốn nhà nước nắm giữ là 65-75% vốn điều lệ (8.942 tỷ đồng).
Sau cổ phần hóa, Vietnam Airlines có quy mô 1 công ty mẹ, 9 đơn vị phụ thuộc và 26 công ty con hạch toán độc lập và hoàn thành thoái toàn bộ vốn trong giai đoạn 2012-2015 tại 9 doanh nghiệp và tại Techcombank.
Dự kiến trong tháng 4/2013, Vietnam Airlines sẽ thực hiện IPO khoảng 383 triệu cổ phiếu và hãng kỳ vọng sẽ thu được 200 triệu USD, tương đương mức giá trung bình là khoảng 10.920 đồng/cổ phiếu.
Tập đoàn dệt may Việt Nam (Vinatex) cũng dự kiến IPO vào ngày 1/7/2013. Hiện tại tập đoàn này đang đàm phán chọn đối tác chiến lược nước ngoài, trong đó, một số nhà đầu tư từ Nhật Bản đang có ý định tham gia góp vốn vào tập đoàn.
Tổng công ty Viglacera dự kiến sẽ IPO muộn nhất vào tháng 9/2013 và bán ra công chúng khoảng 20% vốn.
Năm 2013, Tổng công ty công nghiệp ô tô Việt Nam (Vinamotor) tiếp tục thực hiện đề án tái cơ cấu. Trong đó, đối với công ty mẹ - tổng công ty sẽ hoàn thành cổ phần hóa trong năm 2013.
Năm 2012, thị trường chứng khoán giảm sâu đã kéo thị giá cổ phiếu của hàng loạt doanh nghiệp xuống dưới mệnh giá khiến giá rất rẻ nhưng đấu giá cổ phiếu vẫn ế. Tuy nhiên, năm 2013, nhiều dự báo cho rằng thị trường chứng khoán sẽ ấm lên, thị trường đấu giá IPO sẽ thuận lợi hơn nhiều năm 2012.
Một điểm mới trong việc tạo đà cho doanh nghiệp tham gia đấu giá và IPO, đó chính là nghị định mới về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước dự kiến được ban hành trong năm 2013. Nghị định mới sẽ giải tỏa hai vấn đề lớn gồm: xử lý đất đai trong quá trình xác định giá trị doanh nghiệp và cơ chế thu hút cổ đông chiến lược.
Theo dự thảo nghị định, các doanh nghiệp có thể đàm phán với nhà đầu tư chiến lược, bán một phần vốn cho họ theo giá thỏa thuận, nhà đầu tư chiến lược có thể tham gia vào doanh nghiệp, hỗ trợ, tái cơ cấu để doanh nghiệp hoạt động tốt hơn, có hiệu quả hơn sau đó mới tiến hành IPO.
Như vậy, quy định mới sẽ tăng tính chủ động và quyền lợi cho nhà đầu tư chiến lược, khuyến khích họ bỏ vốn tỷ lệ lớn vào doanh nghiệp so với quy định hiện hành. Điều này làm giảm bớt thủ tục, thời gian cũng như tăng tính chủ động cho doanh nghiệp.
Dự thảo sẽ được Bộ Tài chính công khai rộng rãi để lấy ý kiến các cơ quan hữu quan, doanh nghiệp và dự kiến ban hành trong quý 2/2013. Điểm đáng chú ý trong phương án cổ phần hóa các tập đoàn, tổng công ty năm 2013 là dành tỷ lệ cổ phần bán ra bên ngoài khá lớn và hình thức thuê đất được phần lớn các doanh nghiệp trong diện cổ phần hóa lựa chọn.
Như vậy, trong năm 2013, sẽ có ít nhất 7 tổng công ty nhà nước hoàn thành cổ phần hóa và sẽ lên sàn chứng khoán, chưa kể khoảng 20 doanh nghiệp nhà nước thuộc các bộ, ngành, địa phương sẽ thực hiện cổ phần hóa và lên sàn chứng khoán cùng với 2 “ông lớn” ngành bia (Sabeco và Habeco) có thể sẽ bị buộc lên sàn sau hơn 2 năm hứa cuội.
Một số nhà đầu tư lo ngại thị trường chứng khoán sẽ không “hấp thụ” nổi một lượng cung cổ phiếu rất lớn. Tuy nhiên, nếu Chính phủ quyết định nới “room” cho nhà đầu tư nước ngoài vượt mức cho phép hiện nay đối với ngành bia, dệt may và hàng không thì khối ngoại có thể “ôm” phần lớn lượng cổ phiếu sắp đưa ra thị trường chứng khoán trong năm 2013 và thị trường không thể xảy ra hiện thực “bội thực”.