Tình trạng thu hút nguồn lực FDI

Theo thống kê của Cục Đầu tư Nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong 10 tháng đầu năm 2014, các nhà đầu tư nước ngoài đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam 13,7 tỷ USD, bằng 71,2% so với cùng kỳ 2013. Như vậy, tỷ lệ đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đang có chiều hướng giảm nhẹ so với thời điểm Việt Nam đạt kỷ lục về thu hút đầu tư nước ngoài (vượt mốc 20 tỷ USD). Nguyên nhân chủ yếu là do chiến lược quy hoạch, kế hoạch thu hút, sử dụng FDI của Việt Nam còn cứng nhắc, chưa khoa học và hợp lý cho từng thời kỳ. Hiện Việt Nam chỉ mới thiên về kêu gọi vốn đầu tư, chưa có chiến lược chăm sóc các nhà đầu tư sau khi được cấp phép đầu tư; Cơ cấu sử dụng nguồn lực FDI của Việt Nam cũng chưa thực sự hợp lý, chỉ tập trung chủ yếu ở hai lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ; loại hình doanh nghiệp FDI mà Việt Nam thu hút đầu tư lại chỉ là doanh nghiệp nhỏ và vừa, ít doanh nghiệp có quy mô lớn. Tóm lại, chính sách FDI và hệ thống các ưu đãi khuyến khích đầu tư của Việt Nam còn nhiều điểm yếu cần khắc phục. Cụ thể như:

Thứ nhất, Việt Nam chưa có chiến lược dài hạn về thu hút FDI. Trong vòng 2 thập kỷ qua mức độ thu hút FDI của Việt Nam khá ấn tượng, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, các mục tiêu khác của việc thu hút FDI vẫn chưa đạt được như như mục tiêu về tạo công ăn việc làm hay như mục tiêu thu hút các doanh nghiệp FDI có công nghệ cao nhằm tạo ra các giá trị gia tăng nội địa cao và kỳ vọng chuyển giao công nghệ trong ngành sản xuất cũng như nông – lâm – thủy hải sản đã không thành hiện thực khi phần lớn các công ty đa quốc gia vào Việt Nam chỉ đầu tư vào các dây chuyền sản xuất đơn giản, công nghệ thấp, ít giá trị gia tăng.

Thứ hai, chính sách thu hút FDI hiện tại tương đối phức tạp và mơ hồ. Có quá nhiều các dạng ưu đãi đầu tư được quy định tại nhiều văn bản pháp luật khác nhau. Điều này gây khó khăn cho các cơ quan quản lý trong việc thực hiện. Các quy chế về ưu đãi đầu tư còn thiếu, tạo kẽ hở cho các nhà đầu tư không trung thực trục lợi. Chưa kể, các ưu đãi đầu tư đa phần là ưu đãi về thuế, trong khi các biện pháp khuyến khích đầu tư khác như đào tạo lao động, liên kết công nghiệp, chuỗi cung ứng… lại thiếu vắng.

Thứ ba, hệ thống phân cấp quản lý về cấp giấy phép và ưu đãi đầu tư hoạt động chưa thật sự hiệu quả. Mục tiêu cơ bản của việc phân cấp là rút ngắn thơi gian cấp giấy phép đầu tư và tạo sự khác biệt lành mạnh trong việc xúc tiến và thu hút đầu tư giữa các lĩnh vực và địa phương.

Thu hút và sử dụng nguồn lực FDI : Thực trạng và giải pháp - Ảnh 1

Thứ tư, chính sách và thể chế hiện hành lại không có những nhân tố thúc đẩy liên kết và chuyển giao công nghệ giữa doanh nghiệp trong nước và nước ngoài. Khảo sát cho thấy, có tới 80% doanh nghiệp FDI sử dụng công nghệ trung bình, chỉ 5% sử dụng công nghệ cao, 15% sử dụng công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường. Hơn nữa sau khi Luật Đầu tư chính thức có hiệu lực, cho phép thành lập công ty 100% vốn nước ngoài, hiện có tới 80% các doanh nghiệp đầu tư vào Việt Nam là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài – đây là hình thức khép kín, không có chuyển giao công nghệ ra ngoài.

Thứ năm, giám sát hậu đầu tư là nhân tố quan trọng trong việc thu hút thêm dự án mới và phát huy tối đa tác động tích cực của FDI đến nền kinh tế. Tuy nhiên, hoạt động giám sát này ở Việt Nam còn chưa thực sự bài bản. Nguyên nhân là do các chế tài về vai trò, vị trí của lực lượng thực hiện nhiệm vụ này còn thiếu; pháp luật, quy định còn nhiều kẽ hở, chưa chặt chẽ, thiếu đồng bộ.

Trong vòng 2 thập kỷ qua mức độ thu hút FDI của Việt Nam khá ấn tượng, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, các mục tiêu khác của việc thu hút FDI vẫn chưa đạt được như như mục tiêu về tạo công ăn việc làm hay như mục tiêu thu hút các doanh nghiệp FDI có công nghệ cao nhằm tạo ra các giá trị gia tăng nội địa cao.

Giải pháp đẩy mạnh thu hút FDI

Việt Nam cần phải giải quyết đồng thời 3 nhiệm vụ: Phát triển nhanh về kinh tế vùng và cả nước; Phát triển bền vững, bảo đảm sự ổn định về chính trị, trật tự an toàn xã hội, sự lành mạnh về môi trường văn hóa và sinh thái; Phát triển có hiệu quả, cả hiệu quả về kinh tế, xã hội và môi trường, coi hiệu quả tổng thể, lâu dài chi phối hiệu quả cụ thể, trước mắt. Muốn vậy cần triển khai một số giải pháp cụ thể sau:

Thứ nhất, xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch thu hút, sử dụng FDI khoa học, hợp lý

- Tiếp tục thu hút các nhà đầu tư vừa và nhỏ phù hợp với từng lĩnh vực, từng địa phương; đồng thời, chú ý thu hút và chăm sóc những nhà đầu tư lớn, có sử dụng công nghệ cao, hiện đại, thân thiện với môi trường.

- Có kế hoạch tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong triển khai dự án sau khi đã được cấp phép, đem lại hiệu quả tốt cho đôi bên.

- Định hướng phát triển các khu công nghiệp chuyên ngành, hạn chế phát triển các khu công nghiệp đa ngành như hiện nay.

- Giảm bớt các quy hoạch không cần thiết, tạo một quy hoạch thống nhất, dễ thực hiện, đạt hiệu quả cao. Đồng thời, phải có kế hoạch định hướng thu hút đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ hoặc lĩnh vực công nghệ chuyển dần sang những ngành có giá trị tăng cao như công nghiệp hỗ trợ; công nghiệp sản xuất, phát triển hạ tầng và thị trường tài chính.

Thứ hai, tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi cho FDI.

- Đảm bảo ổn định về kinh tế, chính trị cho hoạt động kinh doanh của các nhà đầu tư nước ngoài.

- Giảm tối thiểu các thủ tục hành chính, bỏ những thủ tục không cần thiết, rút ngắn thời gian cấp phép, giúp doanh nghiệp triển khai dự án nhanh chóng.

- Tập trung nguồn nhân lực phát triển hệ thống kết cấu, hạ tầng về vật chất và hạ tầng xã hội một cách đồng bộ. Đồng thời, phải có chương trình kế hoạch phát triển đào tạo đội ngũ lao động trình độ cao, đáp ứng kịp thời nhu cầu.

Thứ ba, thúc đẩy xúc tiến đầu tư phù hợp, khoa học và hợp lý.

- Không nên hình thức kiểu phong trào, phải thực sự xúc tiến đầu tư có trọng tâm, trọng điểm và hiệu quả thực sự. Trong xúc tiến phải tránh cạnh tranh không lành mạnh giữa các địa phương.

- Cần tổ chức thực hiện xúc tiến đầu tư một cách đa dạng, phong phú như: Thông qua các chuyến viếng thăm của các nguyên thủ quốc gia, tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư trong nước và quốc tế.

Thứ tư, có chính sách ưu đãi, hỗ trợ các nhà đầu tư tùy theo từng lĩnh vực trong từng thời kỳ

- Cần có chính sách ưu đãi về thuế thu nhập, thuế sử dụng đất đai, thuế, hải quan cho các nhà đầu tư nước ngoài trong một số lĩnh vực như: Các dự án phát triển công nghiệp phụ trợ, công nghệ cao, phát triển hạ tầng, thị trường tài chính.

- Chính quyền các cấp cần sát cánh với các nhà đầu tư nước ngoài giải quyết những khó khăn về các thủ tục hành chính cùng những khó khăn khác phát sinh trong tiến trình hoạt động kinh doanh.

Thứ năm, tăng cường kiểm tra, kiểm soát hoạt động của các doanh nghiệp FDI

Cần tập trung kiểm tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các doanh nghiệp FDI làm gây ô nhiễm môi trường, cố tình sử dụng những công nghệ lạc hậu, bắt tay với nhau để làm giá, chuyển giá, trốn lậu thuế, đối xử hà khắc với công nhân nước sở tại, bỏ trốn, xù nợ… Muốn vậy, cần phải đào tạo, xây dựng đội ngũ kiểm tra, kiểm soát đủ trình độ, năng lực và phẩm chất; trang bị các phương tiện kỹ thuật tiên tiến, hiện đại để phát hiện những sai phạm, tạo cơ sở để xử lý nghiêm minh những doanh nghiệp FDI vi phạm pháp luật Việt Nam.

Thu hút và sử dụng nguồn lực FDI : Thực trạng và giải pháp

VŨ THỊ ANH – Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp

(Tài chính) Việt Nam đã chịu nhiều ảnh hưởng từ bất ổn kinh tế thế giới, đặc biệt là giai đoạn khủng hoảng tài chính và nợ công (2012-2013) nhưng thành quả của việc thu hút nguồn ngoại lực, nhất là nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) trong thời gian qua là rất đáng ghi nhận. Hoạt động này đã tạo thuận lợi cho Việt Nam tham gia vào các diễn đàn thế giới và từng bước tham gia vào chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu.

Xem thêm

Video nổi bật