“Tỉnh táo” với phí phạt trả nợ ngân hàng trước hạn
(Tài chính) Nhiều người vay vốn “chết điếng” khi bị ngân hàng thu phí trả nợ trước hạn chẳng kém gì lãi suất vay. Các chuyên gia tín dụng khuyến cáo người vay đọc kỹ hợp đồng và có thỏa thuận cụ thể với ngân hàng trước khi ký để tránh bị bất ngờ và thiệt thòi.
Muôn kiểu phí phạt trả nợ trước hạn
Thị trường tín dụng ngày càng đa dạng phong phú kèm theo nhiều ưu đãi khiến khách hàng cá nhân tiếp cận với vốn dễ dàng hơn. Tuy nhiên, do không đọc kỹ hợp đồng hoặc không thỏa thuận cụ thể với ngân hàng, nhiều người muốn tất toán trước hạn đã phải chịu phí phạt trả nợ trước hạn không hề thấp.
Chị Lê Thu Hương (Hà Nội) có kế hoạch mua nhà từ lâu. Dự định của chị là mua một căn chung cư cao cấp tại Từ Liêm. Trong thời gian chờ gom tiền từ các nguồn thu khác nhau, chủ đầu tư dự án chung cư đó đưa ra chương trình khuyến mại rất hấp dẫn đối với khách hàng đặt cọc và thanh toán trước 40% tiền nhà.
Chưa có đủ số tiền cần thiết, chị Hương đi vay ngân hàng 1,7 tỷ đồng với thời hạn 10 năm để được hưởng lãi suất ưu đãi và số tiền gốc phải trả mỗi tháng là hơn 14 triệu đồng. Chị dự tính sau khi có tiền sẽ hoàn trả lại ngân hàng. Do khá vội nên chị đã không để ý đến phí phạt trả nợ trước hạn.
Sau 6 tháng, chị muốn tất toán trước hạn, ngân hàng thông báo phạt trên 113 triệu đồng phí trả nợ trước hạn. Số phí trên đã bao gồm tiền ưu đãi lãi suất chị phải thanh toán trả lại ngân hàng.
Khá bất ngờ với phí phạt nặng như được thông báo, chị Hương đến ngân hàng hỏi rõ thì được cán bộ tín dụng trả lời: Phí phạt trả nợ trước hạn được tính theo bậc thang, giảm dần theo số năm tất toán trước thời hạn. Vì chị Hương vay với lãi suất ưu đãi và tất toán ngay trong năm đầu, nên phí trả nợ trước hạn được tính theo công thức 6% x 1,6 tỷ đồng (số tiền trả trước hạn) bằng gần 97 triệu đồng, cộng với số tiền ưu đãi lãi suất chị phải trả lại là hơn 16 triệu đồng.
Những trường hợp như chị Hương không hề hiếm. Đứng ở vị thế của người đi vay tiền, khách hàng thường muốn nhanh chóng ký vào hợp đồng tín dụng để mau được việc. Chính vì vậy không ít người vô tình chỉ kiểm tra qua loa hoặc không hỏi kỹ quy định phí phạt trả nợ trước hạn, dẫn đến cách tính phí không rõ ràng, mập mờ hoặc quá cao.
Các ngân hàng thu phí phạt khác nhau
Thông thường, trong các hợp đồng tín dụng đều có quy định về việc trả nợ trước hạn. Khi khách hàng muốn tất toán trước thời hạn nghĩa là đã “phá vỡ” hợp đồng ký kết.
Đại diện lãnh đạo Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại Dương (OceanBank) cho biết: Các ngân hàng được phép thu phí trả nợ trước hạn theo Thông tư số 05/2011/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước. Còn việc thu mức phí bao nhiêu là tùy thuộc vào từng ngân hàng và do người vay thỏa thuận với ngân hàng. Điều quan trọng là khách hàng cần hỏi cụ thể, rõ ràng trước khi ký hợp đồng để tránh bị thiệt.
Hiện tại, hầu hết các ngân hàng đều thu phí trả trước hạn, nhưng cách tính thì khác nhau. Với một số ngân hàng cổ phần, phí được tính theo nguyên tắc thời hạn trả trước càng dài thì phí càng cao, tương tự với trường hợp chị Hương. Với những ngân hàng tính theo cách này, nếu khách hàng vay dài hạn chỉ trả trước một số kỳ thì mức phí không nhiều, nhưng muốn trả dứt nợ gốc nhằm giảm tiền lãi phải nộp thì phí phạt “ngang ngửa”, thậm chí còn cao hơn nếu thời hạn vay còn dài.
Hi hữu cũng có những ngân hàng miễn phí trả nợ trước hạn hoặc có quy định rất cụ thể, rõ ràng với mức phí khá rẻ, đơn cử như OceanBank. Tuy nhiên, để đảm bảo chắc chắn và không bị “dội bom” bởi mức phí trả nợ trước hạn quá “khủng”, các chuyên gia luôn khuyến cáo người vay cần đọc và tìm hiểu kỹ hợp đồng tín dụng, đồng thời thỏa thuận mức phí trả nợ trước hạn sao cho phù hợp, minh bạch.
Thị trường tín dụng ngày càng đa dạng phong phú kèm theo nhiều ưu đãi khiến khách hàng cá nhân tiếp cận với vốn dễ dàng hơn. Tuy nhiên, do không đọc kỹ hợp đồng hoặc không thỏa thuận cụ thể với ngân hàng, nhiều người muốn tất toán trước hạn đã phải chịu phí phạt trả nợ trước hạn không hề thấp.
Chị Lê Thu Hương (Hà Nội) có kế hoạch mua nhà từ lâu. Dự định của chị là mua một căn chung cư cao cấp tại Từ Liêm. Trong thời gian chờ gom tiền từ các nguồn thu khác nhau, chủ đầu tư dự án chung cư đó đưa ra chương trình khuyến mại rất hấp dẫn đối với khách hàng đặt cọc và thanh toán trước 40% tiền nhà.
Chưa có đủ số tiền cần thiết, chị Hương đi vay ngân hàng 1,7 tỷ đồng với thời hạn 10 năm để được hưởng lãi suất ưu đãi và số tiền gốc phải trả mỗi tháng là hơn 14 triệu đồng. Chị dự tính sau khi có tiền sẽ hoàn trả lại ngân hàng. Do khá vội nên chị đã không để ý đến phí phạt trả nợ trước hạn.
Sau 6 tháng, chị muốn tất toán trước hạn, ngân hàng thông báo phạt trên 113 triệu đồng phí trả nợ trước hạn. Số phí trên đã bao gồm tiền ưu đãi lãi suất chị phải thanh toán trả lại ngân hàng.
Khá bất ngờ với phí phạt nặng như được thông báo, chị Hương đến ngân hàng hỏi rõ thì được cán bộ tín dụng trả lời: Phí phạt trả nợ trước hạn được tính theo bậc thang, giảm dần theo số năm tất toán trước thời hạn. Vì chị Hương vay với lãi suất ưu đãi và tất toán ngay trong năm đầu, nên phí trả nợ trước hạn được tính theo công thức 6% x 1,6 tỷ đồng (số tiền trả trước hạn) bằng gần 97 triệu đồng, cộng với số tiền ưu đãi lãi suất chị phải trả lại là hơn 16 triệu đồng.
Những trường hợp như chị Hương không hề hiếm. Đứng ở vị thế của người đi vay tiền, khách hàng thường muốn nhanh chóng ký vào hợp đồng tín dụng để mau được việc. Chính vì vậy không ít người vô tình chỉ kiểm tra qua loa hoặc không hỏi kỹ quy định phí phạt trả nợ trước hạn, dẫn đến cách tính phí không rõ ràng, mập mờ hoặc quá cao.
Các ngân hàng thu phí phạt khác nhau
Thông thường, trong các hợp đồng tín dụng đều có quy định về việc trả nợ trước hạn. Khi khách hàng muốn tất toán trước thời hạn nghĩa là đã “phá vỡ” hợp đồng ký kết.
Đại diện lãnh đạo Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại Dương (OceanBank) cho biết: Các ngân hàng được phép thu phí trả nợ trước hạn theo Thông tư số 05/2011/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước. Còn việc thu mức phí bao nhiêu là tùy thuộc vào từng ngân hàng và do người vay thỏa thuận với ngân hàng. Điều quan trọng là khách hàng cần hỏi cụ thể, rõ ràng trước khi ký hợp đồng để tránh bị thiệt.
Hiện tại, hầu hết các ngân hàng đều thu phí trả trước hạn, nhưng cách tính thì khác nhau. Với một số ngân hàng cổ phần, phí được tính theo nguyên tắc thời hạn trả trước càng dài thì phí càng cao, tương tự với trường hợp chị Hương. Với những ngân hàng tính theo cách này, nếu khách hàng vay dài hạn chỉ trả trước một số kỳ thì mức phí không nhiều, nhưng muốn trả dứt nợ gốc nhằm giảm tiền lãi phải nộp thì phí phạt “ngang ngửa”, thậm chí còn cao hơn nếu thời hạn vay còn dài.
Hi hữu cũng có những ngân hàng miễn phí trả nợ trước hạn hoặc có quy định rất cụ thể, rõ ràng với mức phí khá rẻ, đơn cử như OceanBank. Tuy nhiên, để đảm bảo chắc chắn và không bị “dội bom” bởi mức phí trả nợ trước hạn quá “khủng”, các chuyên gia luôn khuyến cáo người vay cần đọc và tìm hiểu kỹ hợp đồng tín dụng, đồng thời thỏa thuận mức phí trả nợ trước hạn sao cho phù hợp, minh bạch.