Tuyên bố chung của các nước tham gia đàm phán Hiệp định TPP
(Tài chính) Ngày 8/10, Nhà Trắng đã phổ biến bản Tuyên bố chung của các nước tham gia đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Tuyên bố chung nêu rõ các nhà lãnh đạo Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Hoa Kỳ và Việt Nam vui mừng thông báo rằng các quốc gia tham gia đàm phán TPP đang đi đúng hướng để hoàn tất cuộc đàm phán này.
Các bộ trưởng và các nhà đàm phán đã đạt được tiến bộ đáng kể trong những tháng gần đây trên tất cả các văn bản pháp lý và các phụ lục về việc tiếp cận hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, dịch vụ tài chính, mua sắm chính phủ và mở cửa thị trường tạm thời tương ứng.
Các nước tham gia đàm phán TPP đã nhất trí rằng các nhà đàm phán sẽ tiếp tục giải quyết tất cả các vấn đề tồn tại với mục tiêu hoàn thành một hiệp định khu vực toàn diện và cân bằng trong năm nay. Điều này giúp đạt các mục tiêu đã đưa ra ở Honolulu năm 2011, đảm bảo các lợi ích của thỏa thuận được chia sẻ đầy đủ và có tính tới sự đa dạng về trình độ phát triển của các nước.
Tuyên bố chung nhấn mạnh một Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương cuối cùng phải phản ánh tầm nhìn chung trong việc thiết lập một mô hình thế hệ tiếp theo một cách toàn diện để giải quyết cả hai vấn đề đầu tư và thương mại mới cũng như truyền thống, hỗ trợ tạo ra và duy trì việc làm và thúc đẩy phát triển kinh tế tại các nước tham gia TPP. Tự do hóa sâu rộng nhất có thể của thương mại và đầu tư sẽ đảm bảo các lợi ích lớn nhất cho các nhà chế tạo, cung cấp dịch vụ, nông dân, chủ trang trại cũng như công nhân, nhà sáng tạo, nhà đầu tư và người tiêu dùng lớn và nhỏ của các nước.
Với tham vọng cao và các tiêu chuẩn tiên phong của TPP cho các quy tắc thương mại mới như một mô hình cho các hiệp định thương mại trong tương lai và một con đường đầy hứa hẹn hướng tới mục tiêu của các nước tham gia Diễn đàn APEC, các nước tham gia đàm phán TPP chủ trương xây dựng một Khu vực Mậu dịch Tự do tại châu Á-Thái Bình Dương.
Được khích lệ bởi sự quan tâm ngày càng tăng trong đàm phán quan trọng này và đang tham gia với các nước châu Á-Thái Bình Dương khác, những nước bày tỏ sự quan tâm về TPP chú trọng đến sự tham gia có thể trong tương lai của họ. Các bên liên quan trong khu vực đã cung cấp đầu vào có giá trị cho các nhóm đàm phán TPP cả ở góc độ vòng đàm phán cũng như tại mỗi quốc gia tương ứng.
Với chủ trương hợp tác để kết thúc các cuộc đàm phán này, các nước tham gia đàm phán TPP sẽ tiếp tục tăng cường hơn nữa tham vấn với các bên liên quan để soạn thảo một thỏa thuận cuối cùng nhằm giải quyết phù hợp các quan tâm của người dân. Các nước tham gia đàm phán TPP mong muốn đánh giá và xem xét kết quả công việc phù hợp với quy trình nội bộ của từng nước.
Các bộ trưởng và các nhà đàm phán đã đạt được tiến bộ đáng kể trong những tháng gần đây trên tất cả các văn bản pháp lý và các phụ lục về việc tiếp cận hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, dịch vụ tài chính, mua sắm chính phủ và mở cửa thị trường tạm thời tương ứng.
Các nước tham gia đàm phán TPP đã nhất trí rằng các nhà đàm phán sẽ tiếp tục giải quyết tất cả các vấn đề tồn tại với mục tiêu hoàn thành một hiệp định khu vực toàn diện và cân bằng trong năm nay. Điều này giúp đạt các mục tiêu đã đưa ra ở Honolulu năm 2011, đảm bảo các lợi ích của thỏa thuận được chia sẻ đầy đủ và có tính tới sự đa dạng về trình độ phát triển của các nước.
Tuyên bố chung nhấn mạnh một Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương cuối cùng phải phản ánh tầm nhìn chung trong việc thiết lập một mô hình thế hệ tiếp theo một cách toàn diện để giải quyết cả hai vấn đề đầu tư và thương mại mới cũng như truyền thống, hỗ trợ tạo ra và duy trì việc làm và thúc đẩy phát triển kinh tế tại các nước tham gia TPP. Tự do hóa sâu rộng nhất có thể của thương mại và đầu tư sẽ đảm bảo các lợi ích lớn nhất cho các nhà chế tạo, cung cấp dịch vụ, nông dân, chủ trang trại cũng như công nhân, nhà sáng tạo, nhà đầu tư và người tiêu dùng lớn và nhỏ của các nước.
Với tham vọng cao và các tiêu chuẩn tiên phong của TPP cho các quy tắc thương mại mới như một mô hình cho các hiệp định thương mại trong tương lai và một con đường đầy hứa hẹn hướng tới mục tiêu của các nước tham gia Diễn đàn APEC, các nước tham gia đàm phán TPP chủ trương xây dựng một Khu vực Mậu dịch Tự do tại châu Á-Thái Bình Dương.
Được khích lệ bởi sự quan tâm ngày càng tăng trong đàm phán quan trọng này và đang tham gia với các nước châu Á-Thái Bình Dương khác, những nước bày tỏ sự quan tâm về TPP chú trọng đến sự tham gia có thể trong tương lai của họ. Các bên liên quan trong khu vực đã cung cấp đầu vào có giá trị cho các nhóm đàm phán TPP cả ở góc độ vòng đàm phán cũng như tại mỗi quốc gia tương ứng.
Với chủ trương hợp tác để kết thúc các cuộc đàm phán này, các nước tham gia đàm phán TPP sẽ tiếp tục tăng cường hơn nữa tham vấn với các bên liên quan để soạn thảo một thỏa thuận cuối cùng nhằm giải quyết phù hợp các quan tâm của người dân. Các nước tham gia đàm phán TPP mong muốn đánh giá và xem xét kết quả công việc phù hợp với quy trình nội bộ của từng nước.