Vì sao Trung Quốc ủng hộ toàn cầu hóa?
Trung Quốc đang đứng đầu toàn cầu về tự do thương mại và nước này hoàn toàn ủng hộ toàn cầu hóa. Điều này được chứng minh khi kinh tế Trung Quốc đang tăng trưởng ở mức hai con số, trong khi phần còn lại của thế giới chỉ có mức tăng trưởng kinh tế là một con số.
Ông Oliver Bate giám đốc điều hành dịch vụ tài chính công ty Allianz, một trong những tổ chức dịch vụ tài chính lớn nhất thế giời có trụ sở tại Đức, cho rằng, lý do khiến Trung Quốc ủng hộ toàn cầu hóa là vì quốc gia này hoàn toàn cần toàn cầu hóa.
Hiện nay Trung Quốc như một nhà vô địch toàn cầu về tự do thương mại điều này được chứng minh khi nền kinh tế Trung Quốc đang tăng trưởng ở mức hai con số, trong khi phần còn lại của thế giới, chỉ đang tăng trưởng ở mức một con số.
Trung Quốc đang chuyển sang nền kinh tế ngày càng phụ thuộc vào thương mại toàn cầu trong một vai trò tích cực. Trung Quốc không chỉ đơn thuần là một nhà xuất khẩu mà còn sản xuất các loại hàng hóa và dịch vụ ở các nước khác. Khi Trung Quốc đầu tư vào một công ty khác, của một nước khác nhỏ bé hơn Trung Quốc như một con rồng lớn xuất hiện và khiến các nước này bị hoảng sợ.
Ông Bate cho biết thêm “Tôi nghĩ Trung Quốc sẽ tìm kiếm các đối tác để giúp đỡ họ trong hành trình tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau, các môi trường khác nhau và làm thế nào để hoạt động trong một quốc gia khác?”.
Thị trường Trung Quốc thực sự thú vị, bởi không chỉ nền kinh tế đang tăng trưởng mà ngành bảo hiểm còn non trẻ nhưng đã đạt mức tăng trưởng 6,5% – 7%. Trên thực tế ngành bảo hiểm đã phát triển rất rất mạnh mẽ, thậm chí ở một số tỉnh bạn đã đạt mức 200 tỷ USD, nhưng con số này sẽ tăng gấp đôi và ngành bảo hiểm sẽ phát triển nhanh hơn khi con người tích lũy đủ tài sản họ sẽ bắt đầu bảo vệ bảo hiểm của mình.
Mặc dù kinh tế Trung Quốc đã giảm tốc trong những năm gần đây và sự sụp đổ của thị trường chứng khoán vào đầu năm ngoái. Nhưng ông Bate vẫn tỏ ra lạc quan. Trung Quốc đang tìm kiếm nhiều hơn những phát triển dài hạn. Và Trung Quốc có khả năng tăng trưởng gấp đôi con số dự báo trong tương lai gần.
Ông Bate thừa nhận rằng, các công ty bảo hiểm nước ngoài đã không có nhiều cơ hội để tham gia vào sự tăng trưởng trên. Các công ty không phải của Trung Quốc chỉ đăng ký mức tăng trưởng khoảng 5% trong thị trường có sự góp mặt cuả các công ty liên doanh.
Đây như một giải pháp giúp Trung Quốc tìm ra các đổi tác phù hợp để đưa doanh nghiệp của quốc gia này lên một tầm cao mới. Ông Bate nói “Chúng tôi ở đây một thời gian dài khoảng 127 năm , chúng tôi đang chờ đợi thời cơ đến và chúng tôi nắm lấy mặc dù chúng tôi cũng rất lo lắng về sự phát triển chính trị”.
Là một nền kinh tế lớn với đóng góp 23% tăng trưởng kinh tế toàn cầu, Trung Quốc có tác động rất lớn tới kinh tế thế giới. Với Việt Nam nằm ở vị thế ngay sát Trung Quốc, cho nên việc nước ta phụ thuộc và chịu tác động vào nền kinh tế Trung Quốc là điều khó có thể tránh khỏi. Đơn cử như những biến động trên thị trường chứng khoán và ngoại tệ Trung Quốc có thể dẫn đến sự chuyển đổi danh mục đầu tư của các nhà đầu tư Trung Quốc và các nhà đầu tư quốc tế trên thị trường chứng khoán Trung Quốc. Theo đó, một phần dòng vốn đầu tư tại thị trường chứng khoán Trung Quốc có thể chuyển hướng sang các thị trường chứng khoán khác, trong đó có Việt Nam nhằm tìm kiếm một thị trường thay thế an toàn và tiềm năng hơn.
Như vậy, rõ ràng toàn cầu hóa của Trung Quốc đang có những tác động không nhỏ tới phần còn lại của thế giới nói chung và đối với nền kinh tế Việt Nam nói riêng.