10 xu hướng kinh tế Trung Quốc năm 2017

Theo TTXVN

Nhìn lại tình hình kinh tế Trung Quốc năm 2016, có thể thấy một loạt vấn đề nổi bật, chẳng hạn như tình trạng tiếp tục đưa ra cảnh báo đỏ về sương mù, khiến con người nghẹt thở; nền kinh tế cũ lấy bất động sản và công nghiệp nặng làm đại diện nhen nhóm trở lại, dẫn đến giá nhà tăng mạnh, giá thành của các thực thể kinh tế tăng cao, nhiều nhà máy đóng cửa, tỷ lệ đòn bẩy tài chính tăng lên, rủi ro tài chính gia tăng, sự chuyển đổi mô hình kinh tế thụt lùi.

Ảnh minh họa. Nguồn: internet.
Ảnh minh họa. Nguồn: internet.

Năm 2017, tin tức tốt xấu lẫn lộn. Nền kinh tế của các nước phát triển do Mỹ đứng đầu có triển vọng đón một “mùa Xuân nhỏ” về kinh tế, liệu nền kinh tế Trung Quốc có thể gia nhập vào hàng ngũ này không? Chính sách ngoại giao, thương mại cứng rắn của Tổng thống Mỹ Donald Trump liệu có kiềm chế sự phục hồi của nền kinh tế Trung Quốc hay không? Quan hệ giữa Trung Quốc và thế giới đã có sự đảo ngược, từ “thu hút” chuyển sang “hướng ra bên ngoài”, liệu Trung Quốc có thể giành được bao nhiêu cơ hội? Cuộc chiến chuyển đổi mô hình ngành sản xuất của Trung Quốc dần dần bước vào cao trào.

Bài viết dưới đây trên trang bwchinese.com tiến hành thu thập và chỉnh lý các tư liệu về xu hướng kinh tế thế giới năm 2017, đã rút ra một số kết luận sau về kinh tế Trung Quốc:

Lợi tức dân số đã gần tới mức trần, đô thị hóa gặp bế tắc

Năm 2015, tỷ lệ đô thị hóa của Trung Quốc đã lên đến 56,1%, theo tốc độ tăng trưởng những năm gần đây mỗi năm tăng 1-1,5%, đến năm 2017 sẽ lên đến khoảng 58-60%, mức trần ngày càng gần, dân số từ nông thôn đổ vào ngày càng cạn kiệt.

Cùng với lợi tức dân số kết thúc, đô thị hóa bị bế tắc, sự mất giá trong nước và tăng giá ngoài nước của đồng nhân dân tệ đã đến mức giới hạn, Trung Quốc bắt đầu xuất hiện tình trạng năng suất lao động dư thừa, vốn đầu tư nước ngoài đổ vào chậm lại, xuất nhập khẩu gần như cân bằng. Trước bối cảnh này, tác động của tiền vốn Trung Quốc đổ ra ngoài ngày càng mạnh.

Ảnh hưởng của sự “bùng nổ dân số” sau năm 1990 đến nền kinh tế Trung Quốc thể hiện rõ

Năm 1990, dân số sinh ra ở Trung Quốc là 26,2 triệu người, năm 1999 sau 10 năm, số người sinh ra ở Trung Quốc là 11,5 triệu người. Trong 10 năm này, số người sinh ra ở Trung Quốc đã giảm gần một nửa còn 44%, trực tiếp gây ra sự sụt giảm nhu cầu của các ngành nghề về tiêu dùng sau năm 1990.

Số người sinh ra trong 10 năm này giảm đi đã có tác động đến nền kinh tế Trung Quốc, từ năm 2012 bắt đầu nới lỏng, bởi trong năm đó, những người sinh sau năm 1990 lần lượt bước vào thị trường lao động, bắt đầu lĩnh lương, trở thành “gậy tiếp sức” của thị trường nhu cầu trong nước.

Năm đó đã trở thành một năm khó quên của kinh tế Trung Quốc, phản ứng trực tiếp chính là cổ phiếu hạng A (loại cổ phiếu được niêm yết bằng đồng nhân dân tệ), thị trường giá giảm xuống mức đáy dưới 2000 điểm.

Giá nhà đã đến mức cao nhất trong ngắn hạn, tương lai sẽ đối mặt với sự điều chỉnh

Nền kinh tế Trung Quốc năm 2016 có thể duy trì tăng trưởng bình ổn nhờ công lao rất lớn của thị trường bất động sản, diện tích tiêu thụ bất động sản 9 tháng đầu năm tăng gần 30% so với cùng kỳ, nhưng các vấn đề như giá nhà ở các đô thị loại 1, loại 2 và tiền vay mua nhà của người dân tăng quá nhanh… cũng ngày càng nổi bật.

Các cơ cấu thị trường đều thừa nhận sau khi trải qua sự tăng vọt năm 2015-2016, thị trường bất động sản năm 2017 sẽ được điều chỉnh, đồng thời phương hướng chính sách của chính phủ đối với việc điều tiết bất động sản sẽ xuyên suốt cả năm 2017.

Năm 2013 – thời kỳ đỉnh cao của thị trường nhà đất đợt đầu, khoản cho người dân vay mua nhà chiếm tỷ lệ 1/3, đến năm 2016 tỷ lệ khoản vay đã vượt trên 50%. Tuy nhiên, cùng với việc hơn 20 thành phố ban hành chính sách hạn chế khoản vay, giảm bớt đòn bẩy tài chính từ ngày 30/9/2016 đến nay, bất động sản đã đạt đỉnh trong ngắn hạn.

Xây dựng lại bản đồ các đô thị mới loại 1 của Trung Quốc, 12 thành phố có tiềm lực mới nổi trỗi dậy

Trong bối cảnh nền kinh tế Trung Quốc thay đổi tốc độ tăng trưởng, cục diện các đô thị của Trung Quốc cũng đang có sự thay đổi mạnh mẽ. Ngoài các đô thị loại 1 truyền thống, theo xếp hạng GDP, quy mô kinh tế năm 2015 lần lượt theo thứ tự từ cao xuống thấp là Thượng Hải, Quảng Châu, Thâm Quyến, Thiên Tân, Trùng Khánh, Tô Châu, Vũ Hán, Thành Đô, Hàng Châu, Nam Kinh, Thanh Đảo.

Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu, Thâm Quyến là đô thị loại 1 nổi tiếng từ xưa, về quy mô GDP, thực lực tài chính, nghiên cứu khoa học có sức cạnh tranh mạnh mẽ, nhưng giá nhà cao, tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm chạp trở thành đặc điểm chung của các đô thị này.

Ngoài ra, dân số thường trú ở Thượng Hải năm 2015 lần đầu tiên tăng trưởng âm; chất lượng không khí ở Bắc Kinh kém; thực lực giáo dục ở Thâm Quyến yếu, đến nay chưa có một trường đại học, cao đẳng trọng điểm của quốc gia được xây dựng theo “chương trình 211” của Chính phủ Trung Quốc.

Nhiều chỉ tiêu kinh tế của Quảng Châu đều có khoảng cách khá lớn với Bắc Kinh, Thượng Hải, Thâm Quyến, như khoản thu tài chính, số dư tiền gửi, thu nhập khả dụng bình quân. Còn 8 thành phố như Thiên Tân, Trùng Khánh… tuy rộng lớn và quy mô lớn như nhau, nhưng không còn rập theo một khuôn mẫu, mà đã thể hiện xu thế rõ rệt.

Mỹ đã xoay chuyển mạnh mẽ cơ cấu thương mại toàn cầu, chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với “cơn bão Donald Trump”

Bài diễn văn tranh cử trước đây của Donald Trump liên tiếp “xúc phạm” đến Trung Quốc. Ông từng nhiều lần chỉ trích Trung Quốc thao túng tỷ giá đồng nhân dân tệ, khiến các sản phẩm xuất khẩu của Trung Quốc có sức cạnh tranh hơn trên thị trường toàn cầu, đồng thời cho rằng Trung Quốc “giết chết” Mỹ trong vấn đề thương mại.

Ông từng bày tỏ rằng nếu trúng cử, phải đánh thuế 45% đối với các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Tại cuộc tranh luận của đảng Cộng hòa, ông từng nói rằng: “Tôi sẽ giành lại việc làm từ Trung Quốc…”.

Thậm chí ông còn dùng từ “cưỡng bức” để hình dung vấn đề nhập siêu thương mại của Mỹ đối với Trung Quốc. CNN đưa tin trong cuộc vận động tranh cử ở bang Indiana, khi bàn đến vấn đề so sánh thâm hụt thương mại Trung-Mỹ, Donald Trump đã nói rằng: “Chúng ta không thể tiếp tục để Trung Quốc ‘cưỡng bức’ đất nước của chúng ta, và đó chính là điều mà họ (Trung Quốc) đang làm”.

Quan điểm ngoại giao của Donald Trump chỉ có một trọng tâm, chính là tất cả mọi vấn đề đều xoay quanh lợi ích quốc gia của Mỹ. Donald Trump từng khiêu khích Trung Quốc trong vấn đề Đài Loan, Trung Quốc cần phải chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với “cơn bão Donald Trump”.

Cải cách doanh nghiệp nhà nước, cổ phần hóa doanh nghiệp tư nhân, thúc đẩy kích thích sức sản xuất mới
Quy mô của các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc lớn, cồng kềnh, hiệu quả thấp, là vấn đề khó giải quyết, trước sức ép vốn tư nhân chủ đạo đại diện sức sản xuất tiên tiến, cải cách doanh nghiệp tư nhân có thể sẽ có sự khởi sắc mới.

Các doanh nghiệp nhà nước như hãng China Unicom, Hãng hàng không phương Đông, Công ty China Southern Power Grid, Tập đoàn điện Cáp Nhĩ Tân, Công ty Tập đoàn công nghiệp hạt nhân Trung Quốc, Tổng công ty đóng tàu nhà nước Trung Quốc (CSSC)… là đợt đầu tiên được đưa ra để tiến hành thí điểm. Theo tin đồn, việc BAT (Tencent Holdings, Baidu Inc và Alibaba Group Holdings) góp cổ phần vào China Unicom đã đàm phán gần xong, chỉ thiếu quy trình thẩm duyệt cuối cùng.

Về mặt tài chính đã cung cấp thông qua tiền bảo hiểm, về mặt chế độ đã thu hút các doanh nghiệp tư nhân, về mặt địa phương sẽ “gieo hạt giống” kinh tế mới, tất cả những điều này đều là biện pháp để năm 2017 đảm bảo nền kinh tế Trung Quốc không bị đi vào đường cùng.

Cuộc cách mạng thương mại điện tử kết thúc, giai đoạn bán lẻ mới bắt đầu

Chi phí bỏ ra để có được một khách hàng mới (CAC) hiện nay đã cao hơn so với Below-the-line (BTL - các hoạt động nhằm phát triển thị trường phân phối, thúc đẩy bán lẻ, tiêu dùng với mục đích ngắn hạn và tạo hiệu quả trực tiếp, ví dụ như phát hàng mẫu, tiếp thị trực tiếp, tổ chức sự kiện, khuyến mãi cho người tiêu dùng, khuyến mãi cho hệ thống đại lý và bán lẻ....), có nghĩa là đã đến mức trần.

Nếu muốn nâng cấp hơn nữa thì chỉ có thể kết nối giữa Above-the-line (ATL - các hoạt động nhằm khuyếch trương và xây dựng hình ảnh nhãn hiệu với mục đích bền vững và lâu dài thông qua các phương tiện thông tin đại chúng) và BTL, tạo ra hình thái thương mại mới.

Nơi thử nghiệm khái niệm bán lẻ mới của Alibaba là hệ thống cửa hàng “simple style” được mở vào tháng 9/2016, đặc sắc của cửa hàng này là ở chỗ trước tiên vẽ chân dung khách hàng thông qua số liệu, kết hợp quần áo trang sức, đồ đạc, sản phẩm số, sản phẩm văn hóa mà khách hàng mục tiêu thích, sau đó thiết kế một nơi mua hàng mà khách hàng thích trải nghiệm, ví dụ như rừng, thế giới giả tưởng…, cuối cùng thông qua mã vạch 2D có thể vào các cửa hàng trên mạng, so sánh giá cả và sản phẩm tương tự, sau khi điền đơn xong sẽ giao hàng đến tận nhà cho khách hàng.

Đóng cửa một số lượng lớn các doanh nghiệp Internet, bong bóng vốn bị loại ra ngoài

Internet+ trở thành một từ nóng nhất mấy năm gần đây, từ doanh nhân đến tổng giám đốc doanh nghiệp nhà nước đều khởi xướng hệ thống môi trường này, từ đó cũng khuyến khích việc khởi nghiệp đại chúng, sáng tạo rộng rãi xung quanh Internet+.

Do các dòng “tiền nóng” ở trong nước ngày càng nhiều, Trung Quốc có một thời gian xuất hiện tình trạng nhiều công ty tạo cơn sốt đầu tư. Do dòng “tiền nóng” nhiều, các trang mạng dù có tổn thất lớn một chút cũng không sao, việc này là có lý do, bởi những khoản tiền thua lỗ này, đợi sau khi thị trường sắp xếp lại, các doanh nghiệp có thể kiếm lại được thông qua việc độc quyền.

Nhưng rủi ro cũng đến theo đó: Ngành công nghệ mạng đổi mới rất nhanh, mô hình lợi nhuận của doanh nghiệp vẫn chưa thích ứng thời đại web 1.0, kỷ nguyên web 2.0 đến sẽ trực tiếp được cải cách.

Xét từ tình hình định giá và góp vốn của các công ty dịch vụ mạng Internet, bong bóng đã thổi đến mức khiến người ta vô cùng phẫn nộ. Ngoài bong bóng vốn, việc đồng nhất hóa cũng rất nghiêm trọng.

Năm 2017, cùng với chính sách tiền tệ “từ biệt” nới lỏng chuyển sang thận trọng, đường cong thanh khoản của Trung Quốc xuất hiện, bong bóng tiền vốn mạng Internet bị loại bỏ, vậy thì sẽ có một phần lớn doanh nghiệp kinh doanh mạng Internet đóng cửa.

Các doanh nghiệp phải giảm cải cách theo xu thế ngược, duy trì dòng tiền mặt, chuẩn bị sẵn sàng vượt qua khó khăn

Nếu mọi người hỏi năm 2017 liệu có xuất hiện cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu một lần nữa hay không, thì rất nhiều nhà kinh tế đều nói rằng có khả năng lớn. Trên thực tế, cuộc khủng hoảng tài chính lần này bắt đầu vào năm 2013, hiện đã ở trạng thái triển khai toàn diện.

Năm 2017, cuộc khủng hoảng tài chính có thể sẽ xảy ra, nhất định phải hạ thấp lượng tồn kho bất động sản dài hạn và các khoản vay dài hạn. Nhiều doanh nghiệp nổi tiếng từng mở rộng theo xu thế ngược, kết cục không tốt. Chẳng hạn sau Thế vận hội Olympic 2008, nhân cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, Lining lại bắt đầu mở rộng toàn cầu hóa, còn Metersbonwe cũng chuẩn bị mở rộng các cửa hàng theo BTL.

Kết quả là hai doanh nghiệp này hiện nay đều trở nên tương đối khó khăn: Lining không bước được vào toàn cầu hóa, thị trường nội địa cũng bị Anta giành mất, việc xác định vị trí nhãn hiệu “cao không tới, thấp không thông”, tương đối khó xử. Còn Metersbonwe tạm hài lòng, học theo Zara nhưng không học được, ngược lại chất lượng ngày càng tồi. Nhân lúc việc xác định nhãn hiệu còn mơ hồ, đã lao vào quảng cáo linh tinh, mất rất nhiều khoản tiền không cần thiết.

Một phần tư các công ty unicorn về công nghệ (các công ty khởi nghiệp được định giá từ 1 tỷ USD trở lên) có tiền đầu tư của Trung Quốc, tham vọng công nghệ toàn cầu của Trung Quốc tiếp tục được thúc đẩy

Các công ty Trung Quốc đã trở thành nhà đầu tư công nghệ tiên phong trên phạm vi toàn cầu. Theo số liệu thống kê của CB Insights, trong quá trình góp vốn của hơn 1/4 (26%) công ty unicorn của Mỹ đều có bóng dáng của các nhà đầu tư Trung Quốc (bao gồm cả Trung Quốc Đại lục, Hong Kong và vùng lãnh thổ Đài Loan), trong đó có các doanh nghiệp dẫn đầu như Uber, WeWork, AR…, các nhà đầu tư đến từ 32 thực thể khu vực khác nhau thuộc Trung Quốc, vừa có ông trùm công nghệ như BAT, vừa có quỹ đầu tư sáng tạo như Tập đoàn Hillhouse Capital, Hony Capital…

Báo cáo của CB Insights (công ty chuyên xây dựng phần mềm dự đoán xu hướng công nghệ mới) cho rằng tham vọng toàn cầu hóa của các ông trùm Internet, việc thiếu cơ hội đầu tư thị trường trong nước Trung Quốc… đều là nguyên nhân dẫn đến dòng vốn Trung Quốc chuyển sang thị trường Mỹ.

Nhưng việc mua bán và sáp nhập các doanh nghiệp ở nước ngoài cũng khiến cho việc đầu tư công nghệ ở nước ngoài của Trung Quốc gặp trở ngại lớn, sau khi được biết các công ty Trung Quốc chỉ riêng nửa đầu năm 2016 đã mua lại 27 công ty công nghệ cao (trị giá 11 tỷ USD), Chính phủ Đức bắt đầu đưa ra những ý kiến khác nhau về việc xác định rõ đối với việc mua bán.