“Việt kiều là cầu nối tốt nhất để xuất khẩu hàng Việt”
(Tài chính) “Việt kiều là cầu nối và đầu mối, là nơi tốt nhất để các cơ sở trong nước có thể xuất khẩu hàng Việt Nam ra nước ngoài” - ông Phạm Văn Thành - Chủ tịch hội doanh nhân Việt Nam tại Canada đã chia sẻ như vậy về vai trò của lực lượng kiều bào trong việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng Việt.
Cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu hàng Việt
Ông Phạm Văn Thành lý giải, hầu hết các doanh nghiệp (DN) ngoài bộ phận sản xuất, kiểm tra chất lượng, nghiên cứu, bảo trì đều có bộ phận tiếp thị. Tuy nhiên, đa số DN có bộ phận tiếp thị trong nước nhưng hầu như lại không có bộ phận tiếp thị ở nước ngoài để thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa. Lý do là việc xây dựng một bộ phận tiếp thị ở hải ngoại không những tốn kém mà còn đòi hỏi người tiếp thị phải hiểu rõ về nước sở tại. Do đó, việc xuất khẩu hàng hóa của chúng ta hiện nay vẫn gặp nhiều khó khăn.
Để tháo gỡ những khó khăn này, DN có thể tận dụng lực lượng người Việt Nam ở nước ngoài bởi họ có khả năng nói thông thạo ngôn ngữ, hiểu rõ nhu cầu, thói quen và tập quán của người bản xứ. Chưa kể việc họ luôn dành tình cảm cho hàng hóa xuất xứ từ Việt Nam. “Sự hiện diện của hơn 4 triệu người Việt sinh sống tại hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới là cơ hội không phải nước nào cũng có được.
Tính trên tỉ lệ người Việt Nam ở nước ngoài so với dân số thì chỉ số này của chúng ta khá cao so với các nước khác. Kinh tế của Trung Quốc cũng nhờ hậu thuẫn của các Hoa kiều hải ngoại nên đã phát triển rất nhanh. Do đó,Việt kiều là cầu nối, đầu mối, là nơi tốt nhất để các cơ sở trong nước có thể xuất hàng Việt ra nước ngoài” - ông Thành khẳng định.
Tính trên tỉ lệ người Việt Nam ở nước ngoài so với dân số thì chỉ số này của chúng ta khá cao so với các nước khác. Kinh tế của Trung Quốc cũng nhờ hậu thuẫn của các Hoa kiều hải ngoại nên đã phát triển rất nhanh. Do đó,Việt kiều là cầu nối, đầu mối, là nơi tốt nhất để các cơ sở trong nước có thể xuất hàng Việt ra nước ngoài” - ông Thành khẳng định.
Trong những năm qua, để tận dụng hiệu quả “cầu nối” này, nhiều Hội Doanh nhân Việt Nam tại các nước đã được thành lập như Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài, Hội Doanh nhân Việt Nam ở Anh, Canada, Czech... Sự ra đời của các hội doanh nhân này đã tạo ra môi trường hợp tác và trao đổi thông tin giữa các doanh nhân, các hiệp hội trong và ngoài nước, từ đó thúc đẩy mối quan hệ hợp tác trên nhiều lĩnh vực.
Ông Bùi Đình Dĩnh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài cho biết thêm, hiệp hội sẵn sàng bảo lãnh giới thiệu các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam cho các DN Việt Nam ở nước ngoài cũng như cung cấp thông tin cho DN nội địa tự giới thiệu hàng hóa ra thị trường nước ngoài. 300 hội viên DN Việt Nam ở nước ngoài với mạng lưới rộng khắp chắc chắn sẽ làm tốt công tác kết nối này.
Tận dụng hiệu quả lực lượng kiều bào
Về phía DN trong nước, theo khuyến cáo của các chuyên gia, những cơ sở sản xuất trong nước cần được xếp thành từng nhóm cụ thể như nhóm thủy hải sản, nhóm may mặc, nhóm đồ gỗ… bởi người Việt ở nước ngoài và người bản xứ thường quan tâm đến sản phẩm được xếp thành từng nhóm. Trong nước có nhóm nào thì nước ngoài có nhóm đó, đồng bộ trên tất cả các quốc gia. Khi mạng lưới được hình thành thì việc tổ chức giao lưu, trao đổi tin tức sẽ rất dễ dàng.
Ví dụ với ngành đồ gỗ, khi các DN trong nước làm một hội thảo về đồ gỗ Việt Nam, tất cả các DN, doanh nhân kiều bào trong nhóm đồ gỗ từ Liên Xô, Pháp, Mỹ, Anh, Nhật… có thể tập hợp và trao đổi thông tin về các chủng loại sản phẩm, khả năng cung ứng, thời gian cung ứng, giá cả cũng như những rào cản… ở thị trường DN trong nước muốn xuất khẩu.
Ông Thành cho hay: “Người Việt Nam ở nước ngoài muốn giữ vai trò tiếp thị phải nắm vững sản phẩm và hiểu rõ khả năng của cơ sở sản xuất. Do đó, những buổi giao lưu như vậy rất cần thiết để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa”.
Ví dụ với ngành đồ gỗ, khi các DN trong nước làm một hội thảo về đồ gỗ Việt Nam, tất cả các DN, doanh nhân kiều bào trong nhóm đồ gỗ từ Liên Xô, Pháp, Mỹ, Anh, Nhật… có thể tập hợp và trao đổi thông tin về các chủng loại sản phẩm, khả năng cung ứng, thời gian cung ứng, giá cả cũng như những rào cản… ở thị trường DN trong nước muốn xuất khẩu.
Ông Thành cho hay: “Người Việt Nam ở nước ngoài muốn giữ vai trò tiếp thị phải nắm vững sản phẩm và hiểu rõ khả năng của cơ sở sản xuất. Do đó, những buổi giao lưu như vậy rất cần thiết để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa”.
Ngoài ra, theo Thứ trưởng Bộ Ngoại giao - Nguyễn Thanh Sơn, dù đã có sự hậu thuẫn mạnh từ lực lượng kiều bào, nhưng để việc xuất khẩu hàng hóa được duy trì ổn định, DN trong nước cũng cần đầu tư xây dựng một chiến lược kinh doanh lâu dài, chuẩn bị đầy đủ từ hàng hóa chất lượng đến nhân lực có trình độ, tránh tình trạng “ăn xổi” mới có thể tiếp cận và tận dụng hiệu quả lợi thế này.
Thời điểm năm 2018, khi các yếu tố về thuế liên quan đến cam kết trong WTO được giảm đi đáng kể chính là cơ hội bởi nếu tận dụng tốt những lợi thế đang có, ta có thể “phủ sóng” mạnh mẽ hàng Việt đến với cộng đồng nước ngoài.
Thời điểm năm 2018, khi các yếu tố về thuế liên quan đến cam kết trong WTO được giảm đi đáng kể chính là cơ hội bởi nếu tận dụng tốt những lợi thế đang có, ta có thể “phủ sóng” mạnh mẽ hàng Việt đến với cộng đồng nước ngoài.