Việt Nam cần làm gì để đón làn sóng đầu tư từ Nhật Bản?
(Tài chính) Với 31,6% tổng vốn đầu tư đăng ký tại Việt Nam, Nhật Bản đã trở thành quốc gia lớn nhất đầu tư vào Việt Nam. Chúng ta đang có cơ hội rất thuận lợi để thu hút dòng vốn đầu tư từ Nhật Bản khi quan hệ Việt Nam – Nhật Bản đang phát triển mạnh, các doanh nghiệp Nhật Bản đang có xu hướng chuyển dịch đầu tư từ các thị trường lân cận do gặp khó khăn. Tuy nhiên, nếu Việt Nam không tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, thì làn sóng đầu tư từ Nhật Bản sẽ có sự chuyển sang các nước trong khu vực như Indonesia, Lào, Myanmar, Campuchia.
Trước tình trạng các doanh nghiệp Nhật Bản đang có xu hướng đầu tư sang các nước Asean và Trung Quốc những tháng cuối năm 2013, các doanh nghiệp của Việt Nam đã nắm bắt được cơ hội này để kéo các nhà đầu tư Nhật về phía Việt Nam.
Hiện nay, các doanh nghiệp Nhật ưu tiên đầu tư vào các lĩnh vực như chế biến, sản xuất của các doanh nghiệp vừa và nhỏ mà Việt Nam có thế mạnh về lực lượng nhân công và trình độ kỹ thuật. Tới đây, doanh nghiệp Nhật sẽ mở rộng đầu tư sang lĩnh vực công nghệ cao. Điều đó chứng tỏ, hàng loạt những giải phải tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ thời gian gần đây đang dần phát huy tác dụng, các hoạt động, chương trình xúc tiến đầu tư để quảng bá môi trường đầu tư của Việt Nam đi đúng hướng.
Tính đến hết tháng 07/2013, Nhật Bản có 2.014 dự án còn hiệu lực tại Việt Nam, với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt hơn 32,784 tỷ USD, tập trung tại các tỉnh Hà Nội, Hải Phòng, Thanh Hóa, Bình Dương, Hồ Chí Minh, Đồng Nai... Tổng vốn ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam đạt khoảng 24 tỷ USD, đóng góp hơn 30% tổng cam kết viện trợ của các nước cho Việt Nam.
Trong báo cáo mới nhất của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 9 tháng đầu năm 2013, 48 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Nhật Bản dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 4,736 tỷ USD, chiếm 31,6% tổng vốn đầu tư đăng ký. Hiện tại có khoảng 2.047 dự án FDI còn hiệu lực ở Việt Nam, trong những tháng cuối năm 2013, con số này tiếp tục tăng lên.
Kết quả này cho thấy, Việt Nam đang có lợi thế lớn trong cuộc chạy đua thu hút đầu tư nước ngoài từ Nhật Bản. Đó là sự tin tưởng của người Nhật vào môi trường đầu tư của Việt Nam với một môi trường chính trị, an ninh ổn định và có nhiều tương đồng về văn hóa, tôn giáo. Bên cạnh đó, thị trường Việt Nam được đánh giá là thị trường tiềm năng, đầy hứa hẹn cũng là sức hút lớn để các doanh nghiệp Nhật Bản chuyển dịch đầu tư sang Việt Nam.
Phần lớn đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam là trong lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo (chiếm 83,7% tổng đầu tư của Nhật Bản và chiếm 24% tổng vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo), đã giúp Việt Nam phát triển các ngành công nghiệp, phục vụ mục tiêu công nghiệp hóa-hiện đại hóa. Nếu như năm 2010, Nhật Bản chỉ có 144 dự án với tổng vốn đầu tư 2,37 tỷ USD vào Việt Nam thì sang năm 2011 con số này là 227 dự án và vốn đầu tư 2,6 tỷ USD, tăng 9,7%. Năm 2012 là 317 dự án, vốn đầu tư 5,6 tỷ USD, tăng gấp hơn 2 lần so với năm 2011.
Trong 9 tháng năm 2013 đầu tư của Nhật Bản vẫn tiếp tục giữ vị trí dẫn đầu với 210 dự án và 4,7 tỷ USD vốn đăng ký. Điều này chứng minh, đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam liên tục tăng. Tuy nhiên, nếu Việt Nam không tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư để tiếp tục đón làn sóng đầu tư từ Nhật Bản thì các nhà đầu tư sẽ chuyển sang Indonesia, Lào, Myanmar, Campuchia cũng là điều dễ hiểu.
Để tạo ra sức cạnh tranh trong thu hút nhà đầu tư Nhật Bản so với các đối thủ trong khu vực, đây là thời điểm Việt Nam cần chứng tỏ rõ nét hơn về sức hấp dẫn của môi trường đầu tư trong con mắt nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là nhà đầu tư Nhật Bản. Hiện nay, còn chúng ta còn rất nhiều việc phải làm để thu hút hiệu quả dòng vốn đầu tư từ Nhật Bản, cụ thể:
Thứ nhất, vấn đề về thể chế. Theo phân tích của các chuyên gia kinh tế, để tăng thu hút đầu tư của các nhà đầu tư Nhật Bản, Việt Nam vẫn còn một số rào cản so với các nước trong khu vực, mà rào cản lớn nhất chính là thể chế. Vấn đề giải quyết các chính sách về thuế thiếu đồng bộ và chậm. Sở dĩ, các vướng mắc về thuế, chính sách thuế của Việt Nam luôn được các nhà đầu tư quan tâm bởi luôn có sự khác nhau trong quá trình thi hành luật ở các địa phương, hơn nữa chính sách thuế thay đổi liên tục làm các nhà đầu tư không kịp nắm bắt. Điều này gây thiệt hại lớn cho các doanh nghiệp cả về tài chính, thời gian. Nếu chính sách về thuế được giải quyết một cách nhanh chóng, minh bạch, các thủ tục cấp phép nhanh sẽ giúp cho các nhà đầu tư yên tâm hơn, hạn chế được những rủi ro lớn trong hoạt động kinh doanh, đồng thời đảm bảo được yêu cầu về tiến độ cũng như khả năng giải ngân vốn của các nhà đầu tư Nhật, bởi trên thực tế, Nhật luôn là nền kinh tế có số vốn giải ngân đứng đầu.
Thứ hai, vấn đề về hạ tầng cơ sở. Hệ thống giao thông vận tải, tình trạng ùn tắc giao thông, sự ô nhiễm môi trường giao thông ở các thành phố lớn tập trung đông đúc dân cư đang gây trở ngại cho nhà đầu tư; môi trường xử lý nước và chất thải công nghiệp cũng bị vi phạm nghiêm trọng. Cùng với đó là vấn đề ổn định giá điện, hệ thống giá điện ổn định và khả năng cung cấp điện đảm bảo là một trong những yếu tố góp phần duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đều đặn, một khi giá điện tăng kéo theo giá thành sản phẩm đội lên, chi phí nhân công cũng từ đó tăng lên ảnh hưởng đến cạnh tranh sản phẩm, vì vậy một chính sách giá điện ổn định lâu dài cũng là một trong những vấn đề quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài.
Thứ ba, vấn đề nâng cao trình độ nguồn nhân lực. Việt Nam vẫn được biết đến là quốc gia có lực lượng nhân công nhiều, rẻ mạt. Tuy nhiên, xét về phí nhân công, Việt Nam vẫn đang cao hơn khu vực Asean (18,3% so với 16,8% - Theo số liệu báo cáo trong Hội thảo xúc tiến vốn đầu tư Nhật), chưa nói đến chính sách tiền lương liên tục thay đổi, điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường đầu tư mà nước ngoài hướng đến. Bên cạnh đó, chất lượng nguồn nhân lực chưa cao, đặc biệt là đội ngũ công nhân được đào tạo chuyên sâu trong các ngành công nghệ cao, đó là lí do tại sao các nhà đầu tư chưa nhắm vào những ngành công nghiệp nặng, ngành công nghệ cao tại Việt Nam.
Ngoài ra, Việt Nam cần giải quyết những vấn đề cấp bách trong hệ thống tài chính – ngân hàng để không ảnh hưởng đến luồng vốn đầu tư từ Nhật Bản trong dài hạn. Việc giao dịch với ngân hàng bản địa đang là nút thắt đối với doanh nghiệp Nhật Bản khi đầu tư ra nước ngoài.
Hiện nay, các doanh nghiệp Nhật ưu tiên đầu tư vào các lĩnh vực như chế biến, sản xuất của các doanh nghiệp vừa và nhỏ mà Việt Nam có thế mạnh về lực lượng nhân công và trình độ kỹ thuật. Tới đây, doanh nghiệp Nhật sẽ mở rộng đầu tư sang lĩnh vực công nghệ cao. Điều đó chứng tỏ, hàng loạt những giải phải tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ thời gian gần đây đang dần phát huy tác dụng, các hoạt động, chương trình xúc tiến đầu tư để quảng bá môi trường đầu tư của Việt Nam đi đúng hướng.
Tính đến hết tháng 07/2013, Nhật Bản có 2.014 dự án còn hiệu lực tại Việt Nam, với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt hơn 32,784 tỷ USD, tập trung tại các tỉnh Hà Nội, Hải Phòng, Thanh Hóa, Bình Dương, Hồ Chí Minh, Đồng Nai... Tổng vốn ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam đạt khoảng 24 tỷ USD, đóng góp hơn 30% tổng cam kết viện trợ của các nước cho Việt Nam.
Trong báo cáo mới nhất của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 9 tháng đầu năm 2013, 48 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Nhật Bản dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 4,736 tỷ USD, chiếm 31,6% tổng vốn đầu tư đăng ký. Hiện tại có khoảng 2.047 dự án FDI còn hiệu lực ở Việt Nam, trong những tháng cuối năm 2013, con số này tiếp tục tăng lên.
Kết quả này cho thấy, Việt Nam đang có lợi thế lớn trong cuộc chạy đua thu hút đầu tư nước ngoài từ Nhật Bản. Đó là sự tin tưởng của người Nhật vào môi trường đầu tư của Việt Nam với một môi trường chính trị, an ninh ổn định và có nhiều tương đồng về văn hóa, tôn giáo. Bên cạnh đó, thị trường Việt Nam được đánh giá là thị trường tiềm năng, đầy hứa hẹn cũng là sức hút lớn để các doanh nghiệp Nhật Bản chuyển dịch đầu tư sang Việt Nam.
Phần lớn đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam là trong lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo (chiếm 83,7% tổng đầu tư của Nhật Bản và chiếm 24% tổng vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo), đã giúp Việt Nam phát triển các ngành công nghiệp, phục vụ mục tiêu công nghiệp hóa-hiện đại hóa. Nếu như năm 2010, Nhật Bản chỉ có 144 dự án với tổng vốn đầu tư 2,37 tỷ USD vào Việt Nam thì sang năm 2011 con số này là 227 dự án và vốn đầu tư 2,6 tỷ USD, tăng 9,7%. Năm 2012 là 317 dự án, vốn đầu tư 5,6 tỷ USD, tăng gấp hơn 2 lần so với năm 2011.
Trong 9 tháng năm 2013 đầu tư của Nhật Bản vẫn tiếp tục giữ vị trí dẫn đầu với 210 dự án và 4,7 tỷ USD vốn đăng ký. Điều này chứng minh, đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam liên tục tăng. Tuy nhiên, nếu Việt Nam không tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư để tiếp tục đón làn sóng đầu tư từ Nhật Bản thì các nhà đầu tư sẽ chuyển sang Indonesia, Lào, Myanmar, Campuchia cũng là điều dễ hiểu.
Để tạo ra sức cạnh tranh trong thu hút nhà đầu tư Nhật Bản so với các đối thủ trong khu vực, đây là thời điểm Việt Nam cần chứng tỏ rõ nét hơn về sức hấp dẫn của môi trường đầu tư trong con mắt nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là nhà đầu tư Nhật Bản. Hiện nay, còn chúng ta còn rất nhiều việc phải làm để thu hút hiệu quả dòng vốn đầu tư từ Nhật Bản, cụ thể:
Thứ nhất, vấn đề về thể chế. Theo phân tích của các chuyên gia kinh tế, để tăng thu hút đầu tư của các nhà đầu tư Nhật Bản, Việt Nam vẫn còn một số rào cản so với các nước trong khu vực, mà rào cản lớn nhất chính là thể chế. Vấn đề giải quyết các chính sách về thuế thiếu đồng bộ và chậm. Sở dĩ, các vướng mắc về thuế, chính sách thuế của Việt Nam luôn được các nhà đầu tư quan tâm bởi luôn có sự khác nhau trong quá trình thi hành luật ở các địa phương, hơn nữa chính sách thuế thay đổi liên tục làm các nhà đầu tư không kịp nắm bắt. Điều này gây thiệt hại lớn cho các doanh nghiệp cả về tài chính, thời gian. Nếu chính sách về thuế được giải quyết một cách nhanh chóng, minh bạch, các thủ tục cấp phép nhanh sẽ giúp cho các nhà đầu tư yên tâm hơn, hạn chế được những rủi ro lớn trong hoạt động kinh doanh, đồng thời đảm bảo được yêu cầu về tiến độ cũng như khả năng giải ngân vốn của các nhà đầu tư Nhật, bởi trên thực tế, Nhật luôn là nền kinh tế có số vốn giải ngân đứng đầu.
Thứ hai, vấn đề về hạ tầng cơ sở. Hệ thống giao thông vận tải, tình trạng ùn tắc giao thông, sự ô nhiễm môi trường giao thông ở các thành phố lớn tập trung đông đúc dân cư đang gây trở ngại cho nhà đầu tư; môi trường xử lý nước và chất thải công nghiệp cũng bị vi phạm nghiêm trọng. Cùng với đó là vấn đề ổn định giá điện, hệ thống giá điện ổn định và khả năng cung cấp điện đảm bảo là một trong những yếu tố góp phần duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đều đặn, một khi giá điện tăng kéo theo giá thành sản phẩm đội lên, chi phí nhân công cũng từ đó tăng lên ảnh hưởng đến cạnh tranh sản phẩm, vì vậy một chính sách giá điện ổn định lâu dài cũng là một trong những vấn đề quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài.
Thứ ba, vấn đề nâng cao trình độ nguồn nhân lực. Việt Nam vẫn được biết đến là quốc gia có lực lượng nhân công nhiều, rẻ mạt. Tuy nhiên, xét về phí nhân công, Việt Nam vẫn đang cao hơn khu vực Asean (18,3% so với 16,8% - Theo số liệu báo cáo trong Hội thảo xúc tiến vốn đầu tư Nhật), chưa nói đến chính sách tiền lương liên tục thay đổi, điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường đầu tư mà nước ngoài hướng đến. Bên cạnh đó, chất lượng nguồn nhân lực chưa cao, đặc biệt là đội ngũ công nhân được đào tạo chuyên sâu trong các ngành công nghệ cao, đó là lí do tại sao các nhà đầu tư chưa nhắm vào những ngành công nghiệp nặng, ngành công nghệ cao tại Việt Nam.
Ngoài ra, Việt Nam cần giải quyết những vấn đề cấp bách trong hệ thống tài chính – ngân hàng để không ảnh hưởng đến luồng vốn đầu tư từ Nhật Bản trong dài hạn. Việc giao dịch với ngân hàng bản địa đang là nút thắt đối với doanh nghiệp Nhật Bản khi đầu tư ra nước ngoài.