Việt Nam xuất siêu sang Pháp hơn hai tỷ euro trong 2013
(Tài chính) Mặc dù kinh tế Pháp gặp nhiều khó khăn trong năm 2013 nhưng xuất khẩu của Việt Nam sang Pháp vẫn giữ được đà tăng trưởng. Năm qua, Việt Nam xuất siêu sang Pháp đạt hơn 2 tỷ euro, giảm chút ít so với kỷ lục xuất siêu 2,1 tỷ euro năm 2012.
Phóng viên tại Pháp dẫn số liệu thống kê của Hải quan nước này xác nhận trong 2013, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Pháp đã đạt 3,5 tỷ euro (tăng 6% so với năm 2012), trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt 2,79 tỷ euro, tăng 4% và kim ngạch nhập khẩu đạt 704 triệu euro, tăng 14,7%.
Như vậy, quan hệ thương mại Việt Nam - Pháp tiếp tục tăng trưởng ổn định.
Pháp tiếp tục là một trong những thị trường hàng đầu trong các nước Liên minh châu Âu (EU) đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam, bất chấp những khó khăn của các nền kinh tế thuộc khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone).
Các mặt hàng xuất khẩu truyền thống của Việt Nam vào Pháp vẫn duy trì thị phần hoặc tăng nhẹ so với năm 2012 từ 1% - 4%.
Cụ thể, xuất khẩu điện thoại di động, máy móc, linh kiện điện tử đạt 956 triệu euro, giầy dép - 484 triệu euro, dệt may - 323 triệu euro, thủy sản - 76,9 triệu euro, cà phê và hạt tiêu - 86,2 triệu euro.
Đặc biệt, kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng nguyên liệu dược phẩm đã tăng từ 36.000 euro năm 2012 lên 142.000 euro năm 2013, tăng 300%.
Ngoài ra, một số mặt hàng khác của Việt Nam cũng có được thị trường nhất định và có thể khai thác thêm. Đứng đầu là các sản phẩm thủ công mỹ nghệ với giá trị xuất khẩu tuy chỉ đạt 5,9 triệu euro, nhưng chiếm hơn 10% thị trường nhập khẩu của Pháp và là mặt hàng chiếm thị phần cao nhất của Việt Nam xuất khẩu sang Pháp.
Các sản phẩm túi làm từ da đạt giá trị xuất khẩu trên 80 triệu euro, chiếm 2,5% thị trường. Thực phẩm chế biến từ thịt, cá và các động vật khác cũng có giá trị xuất khẩu lên tới 26 triệu euro và chiếm 1,5% thị trường.
Về nhập khẩu, dược phẩm vẫn là sản phẩm nhập khẩu hàng đầu của Việt Nam từ Pháp với 142,60 triệu euro (tăng 2% so với 2012), sản phẩm cơ khí đạt 49 triệu euro (giảm 18% so với 2012), máy móc linh kiện điện tử đạt 49,7 triệu euro (giảm 15% so với 2012). Thiết bị hàng không (chủ yếu là máy bay và thiết bị vệ tinh) cũng là một trong những sản phẩm xuất khẩu chính của Pháp vào Việt Nam, tuy nhiên, giá trị này thay đổi lớn theo từng năm do phụ thuộc vào hợp đồng giao hàng giữa các bên.
Năm 2012, kim ngạch nhập khẩu của mặt hàng này vào Việt Nam chỉ đạt 6 triệu euro, nhưng đã tăng lên 106,6 triệu euro vào năm 2013.
Theo ông Nguyễn Cảnh Cường, Tham tán thương mại Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp, quan hệ thương mại Việt Nam - Pháp tiếp tục phát triển theo hướng có lợi cho Việt Nam và xu hướng này sẽ còn tiếp tục trong thời gian tới nhờ cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam với chủ yếu là hàng tiêu dùng thiết yếu.
Các loại hàng hóa này phù hợp với phân khúc thị trường tầm trung và tầm thấp tại Pháp.
Các phân khúc thị trường này còn rất nhiều cơ hội cho hàng hóa Việt Nam khi thị phần sản phẩm ''Made in Việt Nam'' tại Pháp còn rất nhỏ, chỉ chiếm trên dưới 2%, trừ giày dép (gần 10%) trên tổng nhu cầu thị trường.
Tuy số liệu thống kê cho thấy xuất khẩu của Pháp sang Việt Nam rất khiêm tốn và tiếp tục sụt giảm đáng kể, nhưng có một lượng lớn hàng hóa Pháp đã vào Việt Nam qua Singapore.
Nhờ hệ thống cảng biển hiện đại cộng với trình độ thương mại cao, hệ thống luật pháp thương mại hợp chuẩn quốc tế, thủ tục hành chính đơn giản nên Singapore đã được nhiều công ty xuất nhập khẩu và các hãng tàu biển chọn làm nơi kinh doanh, đồng thời là điểm trung chuyển hàng hóa cho toàn bộ vùng Đông Nam Á.
Như vậy, quan hệ thương mại Việt Nam - Pháp tiếp tục tăng trưởng ổn định.
Pháp tiếp tục là một trong những thị trường hàng đầu trong các nước Liên minh châu Âu (EU) đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam, bất chấp những khó khăn của các nền kinh tế thuộc khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone).
Các mặt hàng xuất khẩu truyền thống của Việt Nam vào Pháp vẫn duy trì thị phần hoặc tăng nhẹ so với năm 2012 từ 1% - 4%.
Cụ thể, xuất khẩu điện thoại di động, máy móc, linh kiện điện tử đạt 956 triệu euro, giầy dép - 484 triệu euro, dệt may - 323 triệu euro, thủy sản - 76,9 triệu euro, cà phê và hạt tiêu - 86,2 triệu euro.
Đặc biệt, kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng nguyên liệu dược phẩm đã tăng từ 36.000 euro năm 2012 lên 142.000 euro năm 2013, tăng 300%.
Ngoài ra, một số mặt hàng khác của Việt Nam cũng có được thị trường nhất định và có thể khai thác thêm. Đứng đầu là các sản phẩm thủ công mỹ nghệ với giá trị xuất khẩu tuy chỉ đạt 5,9 triệu euro, nhưng chiếm hơn 10% thị trường nhập khẩu của Pháp và là mặt hàng chiếm thị phần cao nhất của Việt Nam xuất khẩu sang Pháp.
Các sản phẩm túi làm từ da đạt giá trị xuất khẩu trên 80 triệu euro, chiếm 2,5% thị trường. Thực phẩm chế biến từ thịt, cá và các động vật khác cũng có giá trị xuất khẩu lên tới 26 triệu euro và chiếm 1,5% thị trường.
Về nhập khẩu, dược phẩm vẫn là sản phẩm nhập khẩu hàng đầu của Việt Nam từ Pháp với 142,60 triệu euro (tăng 2% so với 2012), sản phẩm cơ khí đạt 49 triệu euro (giảm 18% so với 2012), máy móc linh kiện điện tử đạt 49,7 triệu euro (giảm 15% so với 2012). Thiết bị hàng không (chủ yếu là máy bay và thiết bị vệ tinh) cũng là một trong những sản phẩm xuất khẩu chính của Pháp vào Việt Nam, tuy nhiên, giá trị này thay đổi lớn theo từng năm do phụ thuộc vào hợp đồng giao hàng giữa các bên.
Năm 2012, kim ngạch nhập khẩu của mặt hàng này vào Việt Nam chỉ đạt 6 triệu euro, nhưng đã tăng lên 106,6 triệu euro vào năm 2013.
Theo ông Nguyễn Cảnh Cường, Tham tán thương mại Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp, quan hệ thương mại Việt Nam - Pháp tiếp tục phát triển theo hướng có lợi cho Việt Nam và xu hướng này sẽ còn tiếp tục trong thời gian tới nhờ cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam với chủ yếu là hàng tiêu dùng thiết yếu.
Các loại hàng hóa này phù hợp với phân khúc thị trường tầm trung và tầm thấp tại Pháp.
Các phân khúc thị trường này còn rất nhiều cơ hội cho hàng hóa Việt Nam khi thị phần sản phẩm ''Made in Việt Nam'' tại Pháp còn rất nhỏ, chỉ chiếm trên dưới 2%, trừ giày dép (gần 10%) trên tổng nhu cầu thị trường.
Tuy số liệu thống kê cho thấy xuất khẩu của Pháp sang Việt Nam rất khiêm tốn và tiếp tục sụt giảm đáng kể, nhưng có một lượng lớn hàng hóa Pháp đã vào Việt Nam qua Singapore.
Nhờ hệ thống cảng biển hiện đại cộng với trình độ thương mại cao, hệ thống luật pháp thương mại hợp chuẩn quốc tế, thủ tục hành chính đơn giản nên Singapore đã được nhiều công ty xuất nhập khẩu và các hãng tàu biển chọn làm nơi kinh doanh, đồng thời là điểm trung chuyển hàng hóa cho toàn bộ vùng Đông Nam Á.