Tiếp tục củng cố niềm tin

Điều này được khẳng định khi kết quả tăng trưởng của Vietcombank đã phủ kín trên các mặt trận. Tính đến 30/06/2014, huy động vốn từ nền kinh tế của Vietcombank đạt 378.780 tỷ đồng, tăng 14,2% so với đầu năm, cao hơn mức tăng bình quân của toàn ngành (toàn ngành tăng 5,3%). Là ngân hàng hàng đầu Việt Nam, Vietcombank luôn ý thức rõ được vai trò tiên phong của mình trong việc thực hiện điều chỉnh giảm lãi suất, góp phần ổn định thị trường tiền tệ, kinh tế vĩ mô. Trong những tháng đầu năm 2014, Vietcombank đã liên tục thực hiện giảm lãi suất huy động theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước; đồng thời, tích cực chuyển dịch cơ cấu kỳ hạn theo hướng tăng cường thu hút các nguồn vốn giá rẻ. Theo đó, Ngân hàng đã thu hút được lượng tiền gửi của Kho bạc Nhà nước đạt 28.545 tỷ quy đồng, trong đó tiền gửi không kỳ hạn VND khoảng 4.600 tỷ đồng.

Trên “mặt trận” dư nợ tín dụng của Vietcombank cũng chuyển biến mạnh mẽ, đạt 293.546 tỷ đồng, tăng 6,63% so với đầu năm, cao hơn mức tăng trưởng chung của toàn ngành (toàn ngành tăng 3,5%). Cơ cấu tín dụng khách hàng tiếp tục dịch chuyển tích cực theo đúng định hướng đề ra, tỷ trọng dư nợ thể nhân tăng nhẹ từ mức 13,7% lên 13,8%. Đặc biệt, dư nợ cho vay trung dài hạn tăng khá tốt, đạt 10,63%, trong khi dư nợ cho vay ngắn hạn chỉ tăng 4,35%. Điều này giúp cơ cấu tín dụng theo kỳ hạn của Ngân hàng dịch chuyển theo hướng bền vững hơn, đưa tỷ trọng dư nợ cho vay trung dài hạn tăng từ 36% lên 38%.

Bên cạnh đó, các hoạt động dịch vụ cũng đều phát đi những tín hiệu vui. Điển hình như: Doanh số thanh toán XNK đạt 22,0 tỷ USD, tăng 12,9% so với cùng kỳ; Doanh số mua bán ngoại tệ đạt 13,72 tỷ USD, tăng 4,81% so với cùng kỳ năm 2013; Dịch vụ chuyển tiền kiều hối đạt 0,65 tỷ USD, tăng 5% trong hoạt động Vietcombank đã trích dự phòng rủi ro 2.400 tỷ đồng, tăng 24,4% so với cùng kỳ năm trước. Thu nhập thuần từ lãi tăng 9%, thu dịch vụ tăng 15,11%, hiệu suất sinh lời của tổng tài sản bình quân (ROA) và hiệu suất sinh lời của vốn chủ sở hữu bình quân (ROE) đạt tương ứng là 0,90% và 10,07%...

Thận trọng với rủi ro, an toàn cho nợ xấu

Trong năm 2014, Vietcombank đặt kế hoạch trích lập 5.000 tỷ đồng dự phòng. Trong 6 tháng đầu năm 2014, Vietcombank đã trích dự phòng rủi ro 2.400 tỷ đồng, tăng 24,4% so với cùng kỳ năm trước. Đánh giá của các tổ chức tài chính, các chuyên gia tài chính – ngân hàng, Vietcombank đang giữ được một vị thế rất tốt trên trường bởi những kết quả tăng trưởng cao, vững vàng trong khi tình trạng nợ xấu khá thấp lại được xử lý rất thận trọng và hiệu quả.

Vietcombank: Tiếp tục đà tăng trưởng - Ảnh 1

Công ty chứng khoán Bảo Việt - BVSC đánh giá cao Vietcombank với hoạt động kinh doanh tương đối ổn định, lợi thế về vốn, thế mạnh về hoạt động dịch vụ và kinh doanh thẻ. Bên cạnh đó, Vietcombank có quan điểm thận trọng trong việc phân loại nợ xấu và khá quyết liệt trong công tác xử lý nợ xấu trong ba năm vừa qua. Vì vậy, rủi ro nợ xấu của Vietcombank trong năm 2014 là không cao. Ngoài ra, Vietcombank đang nỗ lực rất lớn để cải thiện tỷ lệ sinh lời của mình. Tỷ lệ thu lãi thuần của Vietcombank đã có những cải thiện rõ rệt trong 6 tháng đầu năm 2014 nhờ quản lý tốt chi phí vốn.

Trong một tháng qua, giá cổ phiếu Vietcombank đóng cửa dao động trong biên độ 24.900 – 30.100 đồng/cp, khối lượng giao dịch bình quân là 519.711 đơn vị, trị giá giao dịch bình quân là 14,1 tỷ đồng/phiên.

Hiện thực hóa mục tiêu phát triển

Các chỉ tiêu tăng trưởng năm 2014 được Vietcombank đặt ra là: Tổng tài sản tăng 11%; Huy động vốn từ nền kinh tế tăng 13%; Tín dụng tăng 13%; Tỷ lệ nợ xấu dưới 3%; Lợi nhuận trước thuế đạt 5.500 tỷ đồng.

Năm 2014, Vietcombank đặt ra chỉ tiêu tăng trường là: Tổng tài sản tăng 11%; Huy động vốn từ nền kinh tế tăng 13%; Tín dụng tăng 13%; Tỷ lệ nợ xấu dưới 3%; Lợi nhuận trước thuế đạt 5.500 tỷ đồng.
Để hiện thực hóa các kế hoạch năm 2014 và tầm nhìn 2020, Vietcombank đang “dồn sức” đẩy mạnh mọi mặt hoạt động kinh doanh với các trọng tâm. Cụ thể: thực hiện đồng bộ và có hiệu quả các giải pháp huy động vốn, chủ động cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn trên nguyên tắc vừa đảm bảo thanh khoản, đáp ứng kịp thời nhu cầu sử dụng vốn, vừa nâng cao hiệu quả sử dụng vốn; đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng đi đôi với kiểm soát chất lượng tín dụng, kiên quyết không hạ chuẩn cho vay; tích cực tìm mọi biện pháp thu hồi nợđãxửlýdự phòng rủi ro; nâng cao chất lượng hoạt động dịch vụ, giữ vững thị phần; rà soát, củng cố các hoạt động kinh doanh chính của Ngân hàng và công ty con để nâng cao hiệu quả đầu tư; đẩy mạnh công tác khách hàng, coi công tác phát triển khách hàng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm; tiếp tục đẩy mạnh tiến độ của các Dự án nâng cao năng lực hoạt động; hoàn thiện mô hình tổ chức và phát triển mạng lưới; đẩy mạnh công tác quản trị rủi ro, quản trị hệ thống và các công tác khác.

Bên cạnh các giải pháp trên, Vietcombank còn chú trọng đẩy mạnh công tác khách hàng, coi đây một trong những nhiệm vụ trọng tâm, quyết định đến thành công. Do vậy, Vietcombank tập trung vào khách hàng mục tiêu, đa dạng hóa sản phẩm thỏa mãn nhu cầu khách hàng và phát triển các dịch vụ ngân hàng tiên tiến trên nền tảng công nghệ hiện đại. Đồng thời, hoàn thiện mô hình hoạt động khối theo thông lệ tốt nhất, phát triển hệ thống thông tin đáp ứng yêu cầu quản trị của ngân hàng, chuyển đổi và phát triển nền tảng công nghệ hiện đại đi liền với đơn giản và tối ưu hóa quy trình theo thông lệ quốc tế. Tuân thủ nghiêm mục tiêu tuân thủ Basel II và nâng cao văn hóa quản trị rủi ro.
                                                                                     Bài đăng trên Tạp chí Tài chính và Đầu tư số 8-2014

Vietcombank: Tiếp tục đà tăng trưởng

LÊ HƯNG

(Tài chính) Kết quả tăng trưởng khá, cùng sự thận trọng, quyết liệt trong phân loại xử lý nợ xấu đã giúp Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) tạo dựng được niềm tin vững chắc với nhà đầu tư và khách hàng… Đây là tiền đề quan trọng để Vietcombank thực hiện thành công các mục tiêu chiến lược đã đề ra.

Xem thêm

Video nổi bật