Vn-Index giữ mốc trên 1100 điểm, tạo thêm niềm tin cho nhà đầu tư trong năm mới

Hoa Sơn

Kết phiên cuối cùng của một năm 2020 đầy biến động và đầy thi vị đối nền kinh tế nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng, VN-Index tăng 0.58%, đạt 1,103.87 điểm; chỉ số HNX-Index tăng 3.14%, đạt mức 203.12 điểm. Theo nhận định của các chuyên gia, kết quả tích cực của phiên cuối cùng của năm 2020 sẽ trở thành động lực tăng trưởng cho thị trường, đặc biệt củng cố niềm tin cho nhà đầu tư rất nhiều cho năm 2021.

Ảnh minh họa. Nguồn: internet
Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Thống kê của Vietstock cho thấy, kết phiên 31/12/2020, VN-Index tăng 0.58%, đạt 1,103.87 điểm; chỉ số HNX-Index tăng 3.14%, đạt mức 203.12 điểm. Thanh khoản trong ngày giao dịch cuối năm thấp hơn những phiên trước đó. Khối lượng giao dịch khớp lệnh và thỏa thuận chỉ đạt hơn 527 triệu cổ phiếu với giá trị hơn 10,800 tỷ đồng. Độ rộng thị trường nghiêng hoàn toàn về bên mua với 491 mã tăng và 265 mã giảm.

Trong đó, rổ VN30 có 19 mã tăng, 9 mã giảm và 2 mã đứng giá. Dẫn đầu sắc xanh là MSN khi bật tăng hơn 6%, TCB và SSI cùng tăng hơn 5%, VPB vượt 2%, các mã tăng hơn 1% là FPT, POW, BID, MWG, HPG, REE, ROS và KDH.

Ở chiều ngược lại, EIB giảm mạnh nhất nhóm với hơn 4%, SAB sụt trên 2%. Ở nhóm nhóm ngành ngân hàng, NVB xuất hiện sắc tím khi kết phiên. TCB bật trên 5%, BVB và VPB tiến trên 2%, BID và ACB cùng vượt 1%. Bên cạnh EIB thì VIB và MSB là những mã giảm còn lại của ngành...

Đáng chú ý, khối ngoại mua ròng hơn 211 tỷ đồng trên sàn HOSE và bán ròng hơn 28 tỷ đồng trên sàn HNX. Lực mua ròng tập trung ở các cổ phiếu HPG, chứng chỉ quỹ ETF VFMVN Diamond và MBB trên sàn HOSE. HMH và VNR là những mã bị bán ròng nhiều nhất tại sàn HNX.

Theo nhận định của các chuyên gia, kết quả tích cực của phiên này sẽ trở thành động lực tăng trưởng cho thị trường, đặc biệt củng cố niềm tin cho nhà đầu tư rất nhiều cho năm 2021.

Cụ thể, theo Công ty chứng khoán KB Securities, các yếu tố hỗ trợ thị trường trong năm sau sẽ trở nên nổi bật hơn, bao gồm: Chính sách tiền tệ nới lỏng toàn cầu và đồng USD suy yếu; Kinh tế Việt Nam và thế giới phục hồi hậu Covid-19; Triển vọng nâng hạng thị trường theo phân hạng của FTSE; và Đẩy nhanh giải ngân đầu tư công.

Tuy nhiên, thị trường chứng khoán Việt Nam cũng sẽ đối mặt với những rủi ro, thách thức phía trước, đặc biệt trong quý I/2021 gồm: Các yếu tố rủi ro chính nhiều khả năng sẽ tập trung vào Q1 2021, bao gồm: Đối mặt với nhịp điều chỉnh ngắn hạn sau một nhịp tăng kéo dài trước đó; Làn sóng Covid-19 toàn cầu tiếp tục gia tăng sau đợt nghỉ lễ giáng sinh và năm mới; Việc chuyển giao chính quyền mới ở Mỹ có thể không diễn ra suôn sẻ; và Rủi ro bị Mỹ áp thuế lên các mặt hàng của Việt Nam.

Bất chấp những thách thức, dự báo thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2021 sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, thiết lập thêm các đỉnh mới khi mà GDP đạt mức 2,91%, Việt Nam thuộc nhóm nước có mức tăng trưởng năm 2020 cao nhất thế giới.

Theo tính toán của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), quy mô kinh tế của Việt Nam hiện nay đã đạt hơn 340 tỷ USD, đứng trong Top 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới, tương đương hoặc vượt qua một số nền kinh tế có trình độ phát triển cao trong khu vực, kể cả một số con hổ của Đông Á. Theo bảng xếp hạng của Tạp chí Nhà Kinh tế (Anh), Việt Nam nằm trong top 16 nền kinh tế mới nổi thành công nhất thế giới.

Bên cạnh đó, hệ thống tài chính của Việt Nam đã tạo lập lại được sự ổn định hiếm có như những năm qua. Thống kê cho thấy, quy mô vốn hóa thị trường đạt trên 100% GDP, trong đó cổ phiếu đạt gần 70% GDP, giúp bổ sung thêm khoảng trên 120 tỷ USD vào tài sản quốc gia so với cách đây 5 năm.

Thống kê của Vietstock cho thấy, kết phiên 31/12/2020, VN-Index tăng 0.58%, đạt 1,103.87 điểm; chỉ số HNX-Index tăng 3.14%, đạt mức 203.12 điểm. Thanh khoản trong ngày giao dịch cuối năm thấp hơn những phiên trước đó. Khối lượng giao dịch khớp lệnh và thỏa thuận chỉ đạt hơn 527 triệu cổ phiếu với giá trị hơn 10,800 tỷ đồng. Độ rộng thị trường nghiêng hoàn toàn về bên mua với 491 mã tăng và 265 mã giảm.