Do đặc thù sở hữu, các ngân hàng hoạt động tại Việt Nam được phân chia thành 3 nhóm: Nhóm ngân hàng thương mại Nhànước (NHTMNN) hoặc Nhà nước là cổ đông chi phối có mạng lưới hoạt động rộng khắp cả nước với nền tảng khách hàng là các tổng công ty và tập đoàn kinh tế nhà nước; Nhóm ngân hàng thương mại cổphần (NHTMCP) phát triển dựa trên nền tảng khách hàng cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ là chủ yếu; Nhóm ngân hàng ngoài hoạt động chủ yếu phục vụ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Theo đó, hoạt động của mỗi nhóm có nét đặc trưng riêng với phạm vi khách hàng nhất định.

Ngân hàng Nhànước (NHNN) đã cho phép các ngân hàng nước ngoài được chuyển đổi mô hình và chức năng hoạt động tại Việt Nam, theo đó 5 ngân hàng nước ngoài gồm: ANZ, HSBC, Standard Chattered, Shinhan Việt Nam vàNgân hàng Hong Lehong hoạt động đầy đủ chức năng như một NHTM trong nước. Điều này sẽ làm thay đổi xu hướng cạnh tranh cũng như phân phối lại thị phần hoạt động sau khi các ngân hàng nước ngoài được phép hoạt động đầy đủ chức năng như một NHTM trong nước.

Hơn nữa, Thông tư số 04/2010/TT-NHNN ban hành ngày 11/2/2010 cho phép các tổ chức tín dụng (TCTD) tham gia mua, bán, sáp nhập với nhau. Nghĩa là, các TCTD có thể tìm kiếm các ngân hàng mục tiêu để đàm phán sáp nhập, hoặc thâu tóm ngân hàng mục tiêu thông qua thị trường chứng khoán. Trong trường hợp này, ngân hàng đi sáp nhập cần phải kiểm soát được ngân hàng mục tiêu nếu kiểm soát được quyền biểu quyết.

Như vậy, cả 2 yếu tố là các chi nhánh ngân hàng nước ngoài có thể chuyển đổi loại hình hoạt động thành NHTM 100% vốn nước ngoài và sự cho phép tham gia hoạt động mua, bán, sáp nhập với nhau giữa các TCTD sẽ là nền tảng tạo sự dịch chuyển cạnh tranh trong thời gian tới.

Thực trạng hoạt động của các nhóm ngân hàng

Mở rộng quy mô vốn chủ sở hữu

Có thể nói rằng, vốn chủ sở hữu của một NHTM là thước đo tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu cũng như tỷ lệ đòn bẩy tài chính. Vốn chủ sở hữu thấp dẫn đến rủi ro tiềm ẩn cho ngân hàng khi nợ xấu phát sinh tăng vượt quá quy mô vốn chủ sở hữu. Trong trường hợp như vậy, vốn chủ sở hữu đã bị ăn mòn hết. Hậu quả là ngân hàng rất dễ bị tổn thương và nguy cơ phá sản rất cao. Để đáp ứng các chỉ tiêu an toàn vốn theo thông lệ Basel II, NHNN đã yêu cầu các NHTMCP tăng vốn điều lệ từ 70 tỷ đồng lên 3.000 tỷ đồng bắt đầu thực hiện từ năm 2007 và hạn chót là hết năm 2011. Chính vì vậy, vốn chủ sở hữu của các nhóm ngân hàng cũng được mở rộng tương ứng bởi vì vốn điều lệ là thành phần chính của vốn chủ sở hữu.

Vốn chủ sở hữu của NHTMNN và NHTMCP tăng nhanh từ năm 2008 đến 2011 (Biểu đồ 1) là nhờ có nguồn vốn thặng dư từ cổ phiếu, lợi nhuận tăng trưởng cao trong giai đoạn này đãkéo theo quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ và lợi nhuận giữlại tăng lên. Các ngân hàng liên doanh và ngân hàng 100% vốn nước ngoài có mức tăng trưởng vốn chủ sở hữu chậm hơn là do không có phần thặng dư vốn cổ phần. Tuy nhiên, vốn chủ sở hữu của 2 nhóm NHTMCP và ngân hàng nước ngoài giảm nhẹ năm 2012 so với năm 2011; trong khi vốn chủ sở hữu của các NHTMNN vẫn tăng. Sự sụt giảm vốn chủ sở hữu của 2 nhóm ngân hàng trên trong năm 2012 là do nợ xấu phát sinh tăng, nguồn lợi nhuận chưa phân phối của năm 2011 sẽ được kết chuyển cho mục đích trích lập dự phòng rủi ro để giảm tỷ lệ nợ xấu xuống mức an toàn và làm trong sạch bảng tổng kết tài sản hơn.

Nếu tăng vốn chủ sở hữu theo phương pháp cơ học thông qua phát hành cổ phiếu hàng năm và trích dự trữ bổ sung vốn điều lệ 5% từ nguồn lợi nhuận để lại, quy mô tăng vốn chủ sở hữu rất chậm. Cụ thể, tỷ lệ tăng trưởng vốn bình quân của khu vực NHTMCP giai đoạn 2008-2012 là 20%, trong khi khu vực ngân hàng nước ngoài là 46% và khu vực NHTMNN là 25%. Tăng vốn theo hình thức này sẽ có giới hạn nhất định bởi lợi nhuận không thể tăng trưởng vô hạn. Giải pháp để tăng trưởng nhanh hơn là lựa chọn hình thức mua, bán, sáp nhập với các TCTD khác.

Sự thay đổi tổng tài sản giữa các khối ngân hàng

Sự thay đổi lớn của nhóm NHTMCP từ năm 2007 đã tạo ra sự chuyển dịch khác nhau về tổng tài sản giữa các khối. Sự chuyển đổi của một số NHTMCP trước đây chỉ hoạt động tại một khu vực nông thôn với địa bàn hẹp sang hoạt động trên phạm vi cả nước như NHTMCP Bưu điện Liên Việt, NHTMCP Sài Gòn-Hà Nội, NTHMCP Tiên Phong… đã góp phần làm cho tổng tài sản của các NHTMCP tăng vọt từ năm 2008 đến năm 2011 với mức tăng trưởng bình quân lên tới 46%, trong khi các NHTMNN chỉ tăng ở mức 29% và ngân hàng nước ngoài ở mức 30%.

Xu hướng thay đổi cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng tại Việt Nam  - Ảnh 1

Diễn biến tổng tài sản của 3 khối ngân hàng trong giai đoạn 2008-2012 (Biểu đồ 2) cho thấy xu hướng cũng tương đồng với xu hướng dịch chuyển của vốn chủ sở hữu. Tổng tài sản của khối NHTMNN tăng trưởng ổn định trong cả giai đoạn, trong khi khối NHTMCP sụt giảm tổng tài sản đến cuối năm 2012. Tổng tài sản của khối ngân hàng nước ngoài cũng theo xu hướng của NHTMCP, giảm nhẹ đến cuối năm 2012.

Xu hướng thay đổi cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng tại Việt Nam  - Ảnh 2

Tổng tài sản của 2 khối NHTMNN và NHTMCP tăng nhanh trong giai đoạn 2008-2011 là do quy mô hoạt động của nhiều ngân hàng được mở rộng, thặng dư cổ phiếu sau đợt IPO ra công chúng từ 3 NHTMNN hoặc phát hành thêm cổ phiếu hoặc gia tăng quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ từ lợi nhuận của các NHTMCP. Nguyên nhân quan trọng hơn cảgiải thích sựtăng trưởng nhanh tổng tài sản của 2 khối NHTMNN vàNHTMCP là sự bùng nổ mạng lưới chi nhánh của một sốngân hàng lớn như Vietcombank, BIDV, ACB, Sacombank, Techcombank đã dẫn đến tốc độ tăng trưởng vượt bậc về huy động vốn, khai thác hiệu quảnguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư. Quy mô tổng tài sản của các ngân hàng nước ngoài tăng trưởng chậm một phần do quy mô mạng lưới phát triển chậm so với NHTMNN và NHTMCP, một phần là do người gửi tiết kiệm chưa tiếp cận với nhóm ngân hàng này mặc dù họ có rất nhiều chương trình marketing, khuyến mại để thu hút nguồn tiền gửi từ dân cư.

Năm 2012, tổng tài sản của khu vực NHTMNN vẫn tăng trưởng cao hơn so với năm 2011, trong khi hai khu vực NHTMCP và ngân hàng nước ngoài giảm sút. Nguyên nhân tổng tài sản của khu vực NHTMNN tăng một phần có sự đóng góp không nhỏ của việc Vietcombank bán 15% vốn cổ phần cho ngân hàng Mizuho của Nhật Bản, tương đương 11.800 tỷ đồng với thặng dư vốn cổ phần lên tới hơn 8.300 tỷ đồng.

Vốn chủ sở hữu và tổng tài sản là 2 mục tiêu mà các ngân hàng luôn phấn đấu để nâng cao tỷ lệ an toàn vốn cũng như củng cố vị trí hoạt động so với các ngân hàng khác. Để tổng tài sản tăng trưởng tốt, ngoài vốn chủ sở hữu được phát triển đều đặn, tăng trưởng huy động vốn sẽđóng góp chủyếu vào tốc độtăng trưởng của tổng tài sản. Huy động vốn từ nền kinh tế không chỉ giúp ngân hàng có nguồn vốn ổn định cho các hoạt động tín dụng, đầu tư mà còn là cơ sở ổn định thanh khoản hơn nếu ngân hàng phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn từ thị trường liên ngân hàng.

Khoảng cách huy động vốn thu hẹp giữa khối NHTMNN và NHTMCP

Huy động vốn từ nền kinh tế của 3 khối ngân hàng đã có sự chuyển biến rõ ràng, đặc biệt là 2 khối NHTMNN và NHTMCP. Tốc độ tăng trưởng huy động vốn bình quân của khu vực NHTMCP tăng 33%/năm trong giai đoạn 2008-2012, trong khi NHTMNN chỉ tăng trung bình 18% và ngân hàng nước ngoài tăng 20%. Nhờ tốc độ tăng trưởng huy động vốn cao nên khoảng cách số dư huy động giữa hai khu vực NHTMNN và ngân hàng nước ngoài giảm rất nhiều, tiệm cận ngay từ năm 2010.

Huy động vốn của khu vực NHTMCP có bước tăng đột biến trong 3 năm từ 2009-2011 làdo giai đoạn này các NHTMCP vẫn được quyền sửdụng công cụlãi suất đểcạnh tranh huy động vốn. Tuy nhiên, tốc độtăng trưởng huy động vốn năm 2012 của NHTMCP chững lại trong khi nhóm NHTMNN cótốc độtăng cao hơn hẳn nhóm NHTMCP. Điều này một phần do tác động của chính sách trần lãi suất huy động cũng như giới hạn tín dụng của NHNN. Trần lãi suất huy động khiến nhiều người lựa chọn ngân hàng cóuy tín gửi tiền thay vì lựa chọn ngân hàng cómức lãi suất cao hơn. Hạn mức tín dụng cũng làm xoa dịu sức ép nhu cầu vốn của nhiều ngân hàng, đặc biệt các ngân hàng sử dụng tối đa nguồn vốn huy động từ nền kinh tế để cho vay.

Xu hướng thay đổi cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng tại Việt Nam  - Ảnh 3

Huy động vốn của khu vực NHTMNN tăng nhanh hơn trong năm 2012 so với hai khu vực kia làdo sựcốtại một sốNHTMCP. Thông tin vềsựdịch chuyển nhân sựtại các NHTMCP hàng đầu tại Việt Nam như: ACB, Sacombank vàEximbank đãtạo ra những tin đồn vềmất khảnăng thanh khoản tại các ngân hàng này. Hậu quảlàmột lượng tiền lớn được rút ra trong một một thời gian ngắn tại các ngân hàng này vàđược chuyển tới các NHTMNN. Các ngân hàng nước ngoài có tốc độ tăng trưởng huy động vốn cũng theo xu hướng chung của nền kinh tế. Khi chính sách tiền tệ được thắt chặt để kiểm soát lạm phát từcuối năm 2011, tốc độc tăng trưởng huy động vốn của khối ngân hàng nhà nước đã chững lại trong năm 2012.

Tuy nhiên, quy mô huy động vốn giữa ba khu vực ngân hàng đãcósựthay đổi lớn từnăm 2008 đến 2011. Nếu sốdư huy động vốn năm 2008 giữa NHTMCP vàngân hàng nước ngoài chỉchênh lệch khoảng hơn 300 nghìn tỷ đồng thìsựchênh lệch giữa hai nhóm đến cuối năm 2012 đãkéo rộng tới hơn 3,5 lần, tương đương với mức chênh lệch hơn 1,1 nghìn tỷ đồng. Như vậy, sựchênh lệch này cho thấy các NHTMCP đã rất nỗ lực trong việc thực hiện chính sách giá, chăm sóc khách hàng và mở rộng quy mô hoạt động. Điều này đồng nghĩa với việc các NHTMCP cóđủnăng lực cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài cólợi thếhơn về kinh nghiệm quản lý, công nghệ và sự phát triển đa dạng sản phẩm dịch vụ. Ngược lại, khoảng cách huy động vốn giữa nhóm NHTMNN vàNHTMCP đãthu hẹp đáng kểtừnăm 2008 đến 2012. Nếu khoảng cách giữa 2 nhóm ngân hàng này là trên 300 nghìn tỷ năm 2008 thì khoảng cách đó đã thu hẹp xuống dưới 60 nghìn tỷ năm 2012. Điều này khẳng định sựnỗlực của các NHTMCP trong việc mởrộng thịphần huy động vốn nhằm tiến tới giảm sựphục thuộc nguồn vốn từcác NHTMNN cũng như tựchủhơn nữa trong quản trịthanh khoản.

Hoạt động tín dụng dịch chuyển về tỷ trọng

Nếu khoảng cách vềsốdư huy động vốn có sự thay đổi mạnh mẽtrong vòng 4 năm qua thìdư nợcủa các nhóm ngân hàng này cũng cósựdịch chuyển nhưng chưa nhiều. Biểu đồ 4 mô tảtín dụng của 3 khu vực này với tốc độtăng trưởng tín dụng cao nhất trong 2 năm 2009-2010 thuộc về nhóm NHTMCP. Đây cũng chính lànhững năm tăng trưởng tín dụng nóng dẫn đến lạm phát bùng nổnăm 2011 lên tới hơn 18%. Tuy nhiên, tốc độtăng trưởng tín dụng năm 2011 và2012 đãchững lại do NHNN thực hiện chính sách tiền tệthắt chặt thông qua kênh lãi suất (trần lãi suất huy động) và thông qua kênh tín dụng (hạn mức tăng trưởng tín dụng vàhạn mức tín dụng thắt chặt cho một sốngành không khuyến khích) đãchặn đàtốc độtăng trưởng tín dụng. Kết quảlà tốc độtăng trưởng tín dụng năm 2011 và2012 của cả3 nhóm ngân hàng đều chững lại.

Xu hướng thay đổi cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng tại Việt Nam  - Ảnh 4

Mặc dùtựdo hóa tài chính của Việt Nam đãcho phép 5 ngân hàng nước ngoài nêu trên được hoạt động như một NHTM trong nước từnăm 2007 nhưng dư nợtín dụng đãkhông theo kịp các NHTMCP. Các ngân hàng nước ngoài đãđược phép huy động tiền gửi tiết kiệm của dân cư nhưng tốc độtăng trưởng huy động vốn tương đối thấp hơn so với 2 nhóm ngân hàng nên đãhạn chếcho vay của các ngân hàng này. Một lýdo khác giải thích cho sựchênh lệch giữa 2 nhóm NHTMCP vàngân hàng nước ngoài nới rộng ra làcác NHTMCP cóthểđẩy mạnh cho vay các khu vực tăng trưởng kinh tếnóng như lĩnh vực bất động sản trong giai đoạn 2007-2010. Khoảng cách này đãnới rộng đến 4 lần từnăm 2008 đến 2009. Tuy nhiên, lýdo cũng cóthểlàsựđầu tư an toàn của các ngân hàng nước ngoài nhằm hạn chếrủi ro tín dụng (vìkinh nghiệm vàbài học của họtrải qua ởcác nền kinh tếphát triển như ởMỹnăm 2007-2008 hay ởNhật Bản trong những năm đầu 1990).

Xu hướng cạnh tranh mới

Các chỉ số chính vốn chủ sở hữu, tổng tài sản, huy động vốn và cấp tín dụng cho nền kinh tế đã thấy rõ sự thay đổi. NHTMCP đã khẳng định vị thế, thị phần khi tăng trưởng trung bình luôn cao hơn hai khối NHTMNN và ngân hàng nước ngoài. Vị thế cạnh tranh và quyền lực thị trường của khu vực NHTMCP sẽ tiếp tục được cải thiện trong thời gian tới vì đã có sự thay đổi lớn trong khối này. NHTMCP Liên Việt hợp nhất với Công ty tiết kiệm Bưu điện sẽ có lợi thế phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ thông qua việc khai thác gần 10.000 điểm giao dịch tiết kiệm trải rộng trên cả nước. NHTMCP Sài Gòn-Hà Nội hợp nhất với NHTMCP Nhà Hà Nội tạo ra NHTMCP với quy mô rộng lớn, mở rộng thị phần và nâng cao quyền lực thị trường. Hàng loạt sự sáp nhập hoặc cấu trúc lại của các NHTMCP Phương Tây, Đại Á, Tiên Phong, Dầu khí toàn cầu cũng củng cố năng lực cạnh tranh của khu vực này. Một điểm nổi bật là thời gian tới sẽ là sự sáp nhập của 2 ngân hàng lớn của khu vực NHTMCP là Eximbank và Sacombank. Quy mô hoạt động của hai ngân hàng này sau sáp nhập sẽ tiến sát quy mô của Vietcombank. Theo báo cáo tài chính riêng lẻ, tổng tài sản của Sacombank và Eximbank đến hết năm 2012 đạt 321.483 tỷ đồng, trong khi của Vietcombank đạt 414 tỷ đồng (trong đó có 118.000 tỷ từ phát hành cổ phiếu cho Mizuho). Tương tự như vậy, tín dụng của hai ngân hàng đạt 167.591 tỷ đồng và huy động vốn 177.603 tỷ đồng, trong khi của Vietcombank lần lượt là 239.773 tỷ đồng và 285.096 tỷ đồng.

Như vậy, xu hướng cạnh tranh đang có sự thay đổi lớn, NHTMCP đã tạo được hình ảnh và vị thế nhiều hơn, đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh hơn. Tuy nhiên, sự lớn mạnh của khu vực NHTMCP sẽ là thách thức khi NHTMNN cũng quyết tâm giữ vững thị phần, trong khi khối ngân hàng nước ngoài đầy tham vọng mở rộng thị phần để tạo ra nền tảng phát triển bền vững và nâng cao sức mạnh của các hoạt động liên quan đến đồng nội tệ thay vì chỉ khai thác lợi thế từ hoạt động liên quan đến ngoại tệ như trước đây. 

Bài đăng trên Tạp chí Tài chính số 5 - 2013

Xu hướng thay đổi cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng tại Việt Nam

ThS. Đỗ Khắc Hưởng

(Tài chính) Việc các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam chuyển đổi loại hình hoạt động thành ngân hàng thương mại 100% vốn nước ngoài và sự cho phép tham gia hoạt động mua, bán, sáp nhập với nhau giữa các tổ chức tín dụng sẽ là nền tảng tạo sự dịch chuyển cạnh tranh giữa các ngân hàng với nhau trong thời gian tới. Bài viết sẽ phân tích xu hướng dịch chuyển giữa các ngân hàng thông qua các chỉ tiêu tổng tài sản, vốn chủ sở hữu, huy động vốn… khi môi trường ngân hàng có sự thay đổi lớn.

Xem thêm

Video nổi bật