30 điều bạn nên xóa bỏ khỏi đơn xin việc của mình ngay lập tức
Mọi công việc đều bắt đầu bằng những lá đơn. Nhưng không phải những nhà tuyển dụng sẽ phỏng vấn ngay khi nhận được lá đơn xin việc của bạn mà trước đó họ sẽ dùng lá đơn này để sàng lọc những ứng viên không tốt . Dưới đây là 31 điều bạn cần lưu ý để không trượt ngay từ vòng đầu.
1. Đừng nói về mong muốn hiện tại của bạn
Nếu bạn đi ứng tuyển, hiển nhiên là bạn muốn làm công việc đó.
Do vậy, thay vì nói rằng mình muốn làm công việc X, sẽ tốt hơn nếu bạn nêu tóm tắt những công việc đã làm vì đó là cơ sở để nhà tuyển dụng quyết định bạn có phù hợp với công việc họ muốn tuyển hay không.
2. Đừng cho vào những công việc không liên quan
Tuy bạn có thể là một nhân viên pha đồ uống cừ khôi ở trường cấp 3, nhưng trừ khi bạn định ứng tuyển vị trí pha chế, tốt nhất là bỏ mục đó lại.
Nhưng đừng quá tiếc nuối. Theo Alyssa Gelbard, chuyên gia về nghề nghiệp và là nhà sáng lập công ty cố vấn việc làm Resume Strategists, chỉ ra rằng những kinh nghiệm công việc trước có thể không giúp ích trực tiếp cho công việc hiện tại, nhưng những kĩ năng bạn học được lúc làm công việc đó có thể giúp ích cho bạn trong tương lai.
Nếu muốn nêu vào đơn xin việc những kĩ năng bạn đã tích lũy, thì hãy đảm bảo chúng có liên quan đến công việc bạn đang ứng tuyển.
3. Một đơn xin việc chuyên nghiệp không cần phải thông tin về trạng thái quan hệ
Đừng cho vào những thông tin về tình trạng hôn nhân, tôn giáo hoặc số thẻ căn cước cá nhân.
4. Đừng cho vào đơn xin việc mục sở thích của bạn
Nếu nó không liên quan đến công việc bạn ứng tuyển, thì đừng trình bày mục này vì chúng chẳng có ích gì cả. Không ai quan tâm đến điều đó đâu.
5. Đừng nói dối
Một khảo sát với hơn 2000 nhà tuyển dụng về lỗi lầm nào họ ấn tượng nhất, và kết quả những lời nói dối vụng về là lựa chọn số 1. Vài người nói rằng họ là CEO cũ công ty họ đang ứng tuyển, người khác lại nói mình tốt nghiệp từ một trường còn không tồn tại.
Nhưng sự lừa dối là "nỗ lực sai lầm để bù đắp cho trình độ thiếu sót", theo Rosemary Haefner, trưởng bộ phận nhân sự của CareerBuilder.
Ông nói thêm, những ứng viên nên tập trung những kĩ năng thực sự của họ. "42% những nhà tuyển dụng nói rằng họ chỉ cần những ứng viên đạt được 3/5 những phẩm chất quan trọng của một vai trò cụ thể."
6. Nêu số tuổi của bạn vào đơn xin việc có thể là một trở ngại
Nếu bạn không muốn bị mất cơ hội chỉ vì tuổi của mình, vậy thì đừng nhắc đến năm tốt nghiệp hay những thứ tương tự.
7. Đừng kể lể
Việc sử dụng lề 0.5 inch và cỡ chữ 8 những mong có thể trình bày thật nhiều điều về bản thân mà vẫn nằm trong 1 trang giấy, vậy thì đây hẳn là 1 sai lầm.
Tốt nhất là hãy để lề không nhỏ hơn 0.8 inch và súc tích nhất có thể. Một lá đơn với nhiều khoảng trắng nhưng vẫn đầy đủ những nội dung cần thiết sẽ được đánh giá cao hơn.
8. Đừng nói về kế hoạch đi chơi sắp tới của bạn
Tất nhiên là bạn muốn dành thời gian để đi du lịch hay xây dựng gia đình, nhưng bạn không nên cho những thông tin như thế vào đơn xin việc. Những thông tin cá nhân thế này khiến lá đơn của bạn trở nên thiếu chuyên nghiệp.
9. Để mục người tham khảo của bạn riêng ra
Nếu nhà tuyển dụng muốn bạn nói về những người giúp họ xác thực độ tin cậy của những thông tin bạn đưa ra, họ sẽ yêu cầu. Nhưng bạn cũng nên chuẩn bị trước những điều đó, phòng khi nhà tuyển dụng cần.
10. Không sử dụng định dạng nhất quán
"Định dạng của lá đơn quan trọng không kém phần nội dung," Amanda Augustine - một chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn nghề nghiệp nói.
Bà khẳng định định dạng tốt nhất là những định dạng dễ dàng cho những nhà tuyển dụng đọc lá đơn của bạn, làm nổi bật lên những khả năng then chốt cũng như những mục tiêu nghề nghiệp.
"Khi bạn chọn định dạng nào, hãy cố định với nó", Augustine nói.
11. Đừng dùng đại từ nhân xưng
"Lá đơn của bạn không nên bao gồm những từ như là "tôi", "cô ấy", "của tôi",..", theo Tina Nicolai - một nhà tư vấn nghề nghiệp cấp cao, nói.
"Cũng đừng viết lá đơn của bạn ở ngôi thứ nhất hoặc thứ ba. Mọi thứ trong lá đơn được hiểu là đang nói về bạn chứ không phải ai khác.", bà cho biết thêm.
12. Không dùng lẫn lộn các thì
Không miêu tả lẫn lộn các công việc hiện tại với quá khứ. Mọi chuyện nên được kể theo đúng thời gian nó diễn ra.
13. Dừng dùng những email không chuyên nghiệp
Nếu bạn vẫn dùng những email kiểu như BeerLover123@gmail.com hay CuteChick4life@yahoo.com, hãy thay đổi ngay.
Việc lập một email mới không tốn đến 2 phút đồng hồ, và còn được miễn phí.
14. Không cần phải viết "Đây là số điện thoại của tôi" trước số điện thoại của bạn
Tránh dùng những lời giới thiệu hiển nhiên như vậy trước số điện thoại hay địa chỉ email. Thật thừa thãi.
15. Không cần trình bày quá kĩ càng phần tiêu đề, đáy trang, cũng không cần thêm bảng biểu, hình ảnh hay biểu đồ
Có thể bạn nghĩ rằng việc cho vào những tiêu đề đẹp, hoặc một vài biểu đồ thì thể hiện sự chuyên nghiệp thì ngược lại, nó lại tiềm ẩn không ít rủi ro.
Hệ thống kiểm soát bước đầu của việc tuyển dụng có thể loại bỏ phần tiêu đề và bảng biểu. Sau khi quét, chúng sẽ cho ra chỉ một format cơ bản duy nhất. Kết quả là ngay cả khi bạn là một ứng viên tiềm năng, những nhà tuyển dụng sẽ không gọi bạn.
16. Đừng nêu tên của sếp cũ
Đừng bao gồm tên của sếp bạn vào đơn xin việc trừ khi bạn thoải mái với việc những người tuyển dụng sẽ liên hệ với sếp của bạn. Ngay cả vậy, Gelbard nói rằng một lý do duy nhất nên cho tên sếp cũ của bạn vào đơn xin việc là khi đó là một người đáng chú ý.
17. Bỏ qua những từ ngữ chỉ dùng trong nội bộ công ty hiện tại
"Mỗi công ty thường có những cái tên đặc biệt cho một số sản phẩm của mình như: phần mềm khách hàng, công nghệ,... và những điều này thường chỉ được biết giữa những người trong công ty với nhau chứ không phải người ngoài," Gelbard nói, "Hãy chắc chắn loại bỏ những từ ngữ như vậy ra khỏi lá đơn."
18. Những hoạt động ngoài lề không liên quan đến công việc mục tiêu của bạn không nên được liệt kê trong lá đơn
Những thông tin về trang blog riêng của bạn, Pinterest hay Instagram không có ý nghĩa gì trong 1 một lá đơn cho công việc kinh doanh. Chỉ với số ít công việc thì việc có lượt tương tác lớn trên những mạng xã hội này mới là ưu thế.
Nhưng bạn nên cho vào những URL thích hợp, như là trang LinkedIn hoặc những trang tương tự. Những trang được dẫn link cần có sự chuyên nghiệp và liên quan trực tiếp đến công việc bạn đang muốn được nhận.
19. Bạn không cần phải có kinh nghiệm 15 năm
Những công việc từ năm 2000 trở về trước, dù tốt đến đâu cũng không quá liên quan đến hiện tại nữa. Những kinh nghiệm công việc tốt nhất nên từ nhiều nhất là 15 năm về trước.
20. Đơn xin việc của bạn không là nơi để đàm phán lương
Không nên viết về mức lương bạn muốn nhận trong đơn xin việc. Điều này hoàn toàn không cần thiết và có thể khiến nhà tuyển dụng có cái nhìn không thiện cảm với bạn. Hãy đàm phán lương trong buổi phỏng vấn.
21. Đừng sử dụng những phông quá cổ hoặc quá khó nhìn
Đừng sử dụng Times New Roman hay tương tự, những phông chữ đó thật lỗi thời. Hãy sử dụng những phông tiêu chuẩn như Arial.
Luôn đảm bảo chúng đẹp những cũng phải dễ nhìn nữa. Đừng dùng những phông chữ với nhiều nét uốn. Mọi người thường cố để lá đơn của mình trông thật cổ điển với một phông chữ sang chảnh, nhưng nghiên cứu chỉ ra rằng chúng chỉ khiến người đọc khó hiểu hơn và khiến những thông tin bạn muốn truyền đạt không được đầy đủ.
22. Không sử dụng văn nói
CareerBuilder đã khảo sát hơn 2.201 nhà tuyển dụng ở Mỹ rằng điều gì khiến cho lá đơn thiếu chuyên nghiệp nhất. Kết quả là việc sử dụng những cụm từ quá suồng sã hoặc quá văn vẻ.
Họ muốn nghe là những từ ngữ mang tính thực tế như: "đạt được"," sắp xếp", "giải quyết", nhưng chỉ khi chúng được sử dụng một cách tiết chế.
23. Đừng để lộ lý do bạn bỏ công ty hiện tại
Những ứng viên nghĩ rằng: "Nếu tôi nói lý do mình nghỉ công ty cũ, có thể cơ hội việc làm sẽ mở rộng."
Nhưng không, đưa ra lý do bạn rời đi trong lá đơn xin việc là hoàn toàn không thích hợp. Việc diễn đạt không đầy đủ có thể khiến nhà tuyển dụng cảm thấy ác ý với bạn. Hãy nói trực tiếp ở buổi phỏng vấn.
24. Đừng tiết lộ điểm GPA của bạn
Khi đã ra trường, điểm của bạn không quá quan trọng.
Trừ khi bạn là một sinh viên mới tốt nghiệp và GPA của bạn là 3.8 hoặc cao hơn, còn nếu bạn đã ra trường tầm 3 năm, hoặc mới ra trường nhưng điểm GPA không nổi trội thì đừng cho vào đơn xin việc.
25. Không cần giải thích lý do bạn nên được nhận
Nên dành điều này cho CV và buổi phỏng vấn. Đơn xin việc không phải bao gồm lý do vì sao bạn là một sự lựa chọn thích hợp cho công ty hay tại sao bạn muốn công việc này. Đơn xin việc chỉ nên bao gồm kĩ năng và năng lực mà bạn có. Nếu những điều này không thể khiến bạn được gọi cho vòng phỏng vấn thì hoặc là lá đơn xin việc của bạn quá tệ, không thì đây không phải công việc phù hợp với bạn.
26. Bỏ những tấm ảnh chân dung
Có thể tương lai thì cần, nhưng chỉ là giờ vẫn rất lạ khi làm điều này vì chúng vừa trông không chuyên nghiệp lại làm mất trọng tâm lá đơn của bạn.
27. Đơn xin việc là nơi cho những sự thật, không phải những ý kiến
Đừng tự nâng cao giá trị bản thân bằng việc dùng tất cả những từ hoa mỹ để nói về mình, ví dụ như: "Tôi là một người truyền đạt tuyệt vời" hoặc "Tôi có khả năng lãnh đạo xuất sắc". Đây là những ý kiến của cá nhân và không phải là những điều nhà tuyển dụng mong muốn. Hãy cẩn thận vì họ sẽ xem xét những điều bạn ghi có chuẩn xác không khi gặp bạn trong buổi phỏng vấn.
28. Đừng liệt kê những công việc ngắn hạn
Tránh việc bao gồm những công việc bạn chỉ làm trong thời gian ngắn. Cũng không nên nêu những công việc mà bạn bị bắt ép và không tình nguyện làm.
29. Loại bỏ bất kỳ những từ quá lố khi miêu tả công việc
Hãy sử dụng những từ ngữ thông dụng nhất. Ví dụ, đừng nói bạn là một "Ninja mã hóa", hãy nói bạn là một kỹ sữ lập trình thôi.
30. Đừng nêu quá chi tiết những công việc hàng ngày của bạn
Kể hết những điều bạn làm một ngày mà chúng chẳng liên quan gì đến việc tạo ra giá trị cho công ty không khiến những nhà tuyển dụng ấn tượng tốt với bạn.
Thay vào đó, hãy nhấn mạnh những cố gắng của bạn trong việc thúc đẩy sự phát triển của công ty bằng những con số cụ thể. Ví dụ bạn có thể sử dụng những câu nói như: "Tôi đã tìm ra cách giải quyết cho vấn đề của tổng cộng X nhân viên và nó tiết kiệm số tiền Y cho công ty, bằng kĩ năng Z". Không chỉ tăng tính thuyết phục, việc cụ thể hóa này giúp nhà tuyển dụng có ấn tượng mạnh với bạn hơn.