4 lưu ý để trở thành một bậc thầy thương thuyết
Không thể phủ nhận rằng, cuộc sống của chúng ta là vô vàng những cuộc đàm phán. Không chỉ những nhà kinh doanh mà bất kì đối tượng nào cũng gặp những trường hợp phải thương thuyết với người đối diện. Vậy làm thế nào để có thể làm chủ trong ván cờ thương thuyết đó? Dưới đây là 4 lưu ý giúp bạn có thể trở thành một bậc thầy trong giao tiếp đặc biệt là trong đàm phán.
Chú ý đến những giá trị mà bản thân có thể mang lại
Như chúng ta đã biết, kĩ năng thương thuyết hay đàm phán chính là một trong những kĩ năng quan trọng nhất của cuộc sống mà bất kì ai cũng phải đối mặt. Điều này mang đến những ảnh hưởng không hề nhỏ với cuộc sống cũng như với những mối quan hệ xung quanh bạn.
Khi bắt đầu đàm phán về bất kì việc gì, bạn hãy cần chú ý đến giá trị bạn có thể mang đến cho người khác là gì. Trong kinh doanh, tiêu điểm lớn nhất của các cuộc thương lượng đó chính là giải pháp và giá trị mà sản phẩm bạn có thể mang lại là gì chứ không phải là giá thành mà bạn sẽ nhận được. Hãy thật bình tĩnh để giải quyết vấn đề vì khi thương thuyết mọi thứ xung quanh bạn sẽ có một sự xáo trộn nhất định.
Lắng nghe nhiều hơn
Nói ít lại và lắng nghe nhiều hơn chính là mấu chốt giúp bạn có thể làm chủ trong bất kì cuộc thương thuyết nào. Khi bạn nói quá nhiều chưa chắc bạn sẽ đạt được mục tiêu mà bạn đã đặt ra, hãy lắng nghe người đối diện để tìm ra mấu chốt của vấn đề như thế bạn sẽ dễ thành công hơn trong các cuộc thương lượng.
Vận dụng nguyên tắc 51/49
Nguyên tắc 51/49 thật ra rất đơn giản đó chính là bạn cần cố gắng mang đến ít nhất là 51% giá trị cho tất cả các mối quan hệ. Bất kì một mối quan hệ nào khi muốn duy trì và xây dựng bền vững cũng cần dựa trên sự trao đổi qua lại về lợi ích. Chính vì thế đừng ngừng ngại mang đến cho người đối diện của mình nhiều lợi ít hơn phần mà bạn sẽ nhận lại được từ họ. Hãy nhớ rằng, chỉ khi bạn cho đi mà không cần nhận lại quá nhiều từ người khác thì bạn đã có thể vươn lên vị trí nắm được nhiều quyền lực hơn bởi vì khi đó bạn đã nhận được sự trân trọng từ họ.
Tìm ra mấu chốt khiến người khác đồng ý
Dù mục tiêu của bạn là gì thì trong cuộc thương lượng điểm đến cuối cùng của bạn chính là nhận được sự đồng ý của đối phương với những đề xuất bạn đưa ra. Thay vì bạn cố gắng tìm cách nói, thuyết trình hay giải bày những gì bạn cảm thấy là cần thiết thì hãy lắng nghe người đối diện để biết đâu mới thực sự là điều họ cần. Đó mới chính là điều quan trọng nhất. Hãy để người đối diện có cơ hội nói nhiều hơn về nhu cầu của họ. Như thế bạn sẽ tìm được cách để nhận được sự đồng ý của người đối diện.
Trên đây là 4 lưu ý để bạn có thể trở thành một bậc thầy trong các cuộc thương thuyết. Bên cạnh những cách trên đây, bạn cần giữ tinh thần thoải mái, tự tin và thật bình tĩnh như thế sẽ giúp bạn khẳng định được bản lĩnh của chính mình. Đừng quên lập ra kế hoạch thương thuyết cụ thể để không bị lúng túng khi giao tiếp với họ.