6 kênh giải quyết nợ xấu Việt Nam
Sau chuyến đi thực tế, khối nghiên cứu toàn cầu của Standard Chartered vừa công bố bản báo cáo về tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam, trong đó tập trung phân tích về vấn đề nợ xấu cùng các kịch bản tác động, cũng như những phác thảo về các kênh tài trợ giải quyết nợ xấu.
Theo nhóm nghiên cứu của Standard Chartered, tỷ lệ nợ xấu của Việt Nam có thể kiểm soát được miễn là nó không vượt quá 20%.
Sau chuyến đi thực tế, khối nghiên cứu toàn cầu của Standard Chartered vừa công bố bản báo cáo về tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam, trong đó tập trung phân tích về vấn đề nợ xấu cùng các kịch bản tác động, cũng như những phác thảo về các kênh tài trợ giải quyết nợ xấu.
“Ngập lụt sâu hơn trong nợ xấu”
Đó là lời dẫn in đậm trong bản báo cáo của Standard Chartered, cũng là nội dung chính mà nhóm nghiên cứu tập trung phân tích.
Mức độ nợ xấu ngân hàng Việt Nam, theo nhóm nghiên cứu là còn thiếu rõ ràng. Các ngân hàng trong nước báo cáo nợ xấu dưới 5%. Ngân hàng Nhà nước ước tính cuối năm 2012 khoảng 8,8%. Còn theo các cơ quan đánh giá quốc tế, mức nợ xấu thực tế rất khó ước đoán.
Một lý do dẫn đến những ước đoán lệch nhau là do các chuẩn mực kế toán khác nhau. Đáng chú ý là sự thiếu minh bạch và việc nắm giữ cổ phiếu chéo cũng lý do dẫn đến sự thiếu rõ ràng này. Hầu như mỗi tổ chức kinh tế lớn lại có cổ phần trong tối thiểu một ngân hàng, trong khi những ngân hàng lớn lại cũng có cổ phần tại các ngân hàng nhỏ. Điều này khiến việc nhận diện và giải quyết nợ xấu trở nên khó khăn hơn.
Nhóm nghiên cứu của Standard Chartered đã phác thảo các kịch bản khác nhau cho các mức độ nợ xấu và đánh giá tác động tiềm tàng đối với nền kinh tế, ứng với các giả định nợ xấu lần lượt là 5%, 10%, 15% và cao nhất là 20%.
Dữ liệu lịch sử từ Thái Lan, Indonesia và Malaysia trong cuộc khủng hoảng tài chính châu Á được sử dụng với mục đích so sánh cho các kịch bản đưa ra. Và theo ước tính của nhóm nghiên cứu, dựa trên kinh nghiệm của những nước từng tải qua khủng hoảng, tỷ lệ nợ xấu của Việt Nam có thể kiểm soát được miễn là nó không vượt quá 20% (ứng với tổng giá trị nợ xấu ở khoảng 28,6 tỷ USD, chi phí tái cấp vốn khoảng 14,9% GDP).
Thực tế, chi phí tái cấp vốn của Thái Lan là 34% GDP, so với mức ước tính cho Việt Nam là 14,9% nếu mức nợ xấu lên tới 20% trên tổng dư nợ. Một yếu tố thuận lợi cho Việt Nam là lĩnh vực ngân hàng nhìn chung thiếu kết nối với hệ thống tài chính toàn cầu và chỉ có những sản phẩm khá đơn giản. Những yếu tố này sẽ làm cho bức tranh toàn cảnh đơn giản hơn dù vẫn thiếu minh bạch.
Bốn biện pháp chính
Không mong chờ một phương án ngắn hạn để giải quyết nợ xấu ở Việt Nam, báo cáo cho rằng quy trình phải được thực hiện theo bốn bước chính để có thể giải quyết nợ xấu một cách hiệu quả.
Một là ghi nhận nợ xấu. Việc này cần phải được thực hiện cẩn thận, vì không có giải pháp nào có thể có hiệu quả nếu các khoản nợ xấu không được nhận thức và phân bổ một cách đúng đắn. Khi nào ghi nhận nợ xấu và ai sẽ chịu thiệt hại cuối cùng cũng cần phải được nghiên cứu kỹ lưỡng.
Ngân hàng Nhà nước đã ban hành một thông tư vào tháng 1/2013 về việc phân loại nợ và trích lập dự phòng nợ xấu. Nhóm nghiên cứu coi đây là một bước đi tích cực trong việc giúp các ngân hàng tuân thủ các tiêu chí khắt khe về phân loại nợ xấu.
Hai là trích lập dự phòng đầy đủ. Theo nhìn nhận đưa ra trong bản báo cáo, các ngân hàng Việt Nam không có truyền thống trích lập dự phòng cho các khoản nợ xấu một cách đầy đủ. Điều này có nghĩa là khó có thể coi một lượng lớn các khoản cho vay mà cuối cùng lại được phân loại là nợ xấu.
Vào năm 2012, một số ngân hàng lớn báo cáo lợi nhuận thấp hơn do dự phòng rủi ro cao hơn. Theo một thông tư mới ban hành của Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng đã được yêu cầu phải chi nhiều hơn vào trích lập dự phòng từ tháng 6/2013.
Ba là tái cấp vốn. Bước đi này sẽ giúp các ngân hàng có nguồn vốn cần thiết để tái tạo tình hình kinh doanh. Nhưng việc cấp vốn thế nào mới là quan trọng nhất. Và bản báo cáo dành một phần riêng để phân tích về các nguồn tạo vốn xử lý nợ xấu.
Bốn là kiểm soát rủi ro. Theo đó, ngành ngân hàng cần phải nâng cấp cơ chế quản lý và kiểm soát rủi ro. Các ngân hàng trong nước cũng cần học hỏi từ các ngân hàng nước ngoài làm thế nào để tiến hành phân tích tín dụng dựa trên lưu chuyển tiền tệ và giám sát khả năng trả nợ của người vay một cách hiệu quả. Ngoài ra, cũng cần phải có một khung pháp lý mạnh mẽ với đầy đủ luật pháp về phá sản và tịch thu.
Dấu hỏi về nguồn
Chính phủ đã phê duyệt đề án tái cơ cấu ngân hàng nhằm cải cách ngành từ nay đến năm 2015. Đề án đưa ra khuôn khổ cho cải cách khu vực tài chính toàn diện qua mua bán và sáp nhập tự nguyện (M&A) và đa dạng hóa ngành. Việc thành lập một công ty quản lý tài sản (AMC) để nhận giải quyết các khoản nợ xấu cũng đang được tiến hành.
“Tuy nhiên, nguồn chi phí lớn cho cải cách sẽ được tài trợ như thế nào vẫn còn chưa rõ ràng”, nhóm nghiên cứu của Standard Chartered đặt vấn đề.
Theo kinh nghiệm quốc tế, nên có một vài kênh tài trợ giải quyết nợ xấu. Và nhóm nghiên cứu đã phác thảo những nguồn tài trợ tiềm năng và tin tưởng rằng với sự tham gia của Chính phủ (dù qua cấp tín dụng hay tài trợ ngân sách) sẽ là chìa khóa để triển khai nhanh quy trình này.
Có 6 kênh tài trợ được phác thảo, gắn với những thuận lợi và khó khăn.
Kênh thứ nhất là ngân hàng xóa nợ xấu: Nhận diện nợ xấu khi không đáp ứng được các chỉ số trong bản cân đối kế toán; loại bỏ và phân loại nợ và đưa vào qui trình xử lý nợ.
Kênh này có thể làm tăng kỷ luật trong quyết định cho vay trong tương lai. Tuy nhiên, cắt giảm lớn có thể làm suy yếu ngành ngân hàng và sẽ tạo một số ảnh hưởng không thuận lợi để tiếp cận đầu tư nước ngoài. Nếu Chính phủ là cổ đông cuối cùng của hầu hết các ngân hàng thì Chính phủ (nghĩa là người đóng thuế cho Chính phủ) sẽ phải chịu rất nhiều chi phí xóa nợ.
Kênh cứu trợ từ ngân sách: Chính phủ sử dụng ngân sách để rót vốn cho ngân hàng. Để thúc đẩy doanh thu, Chính phủ có thể mở rộng thu thuế và làm hiệu quả công tác thu thuế VAT.
Trở ngại là, Việt Nam đang bị thâm hụt tài khóa và chỉ thu được khá ít tiền trong những năm vừa qua. Chính phủ cũng chưa dành tiền để AMC mua lại nợ xấu trong ngân sách 2013, ngay kể cả khi cho biết đây có thể là trách nhiệm cải cách ngân hàng quốc doanh. Phương án này có thể sẽ bị xã hội phản đối do đó có thể coi là cách dùng tiền của người nộp thuế để cứu trợ ngân hàng.
Kênh Chính phủ hoặc ngân hàng chính sách mua lại nợ xấu bằng phát hành trái phiếu, bao gồm cả việc xóa một ít nợ xấu: Biện pháp này có thể tách nợ xấu ra khỏi bản cân đối của ngân hàng thương mại và coi đó là những nhiệm vụ cộng đồng (nhưng theo chuẩn thương mại). Việc xác định mức xóa nợ có thể sẽ phát sinh vấn đề.
Kênh Ngân hàng Nhà nước bơm vốn bằng cách sử dụng dự trữ ngoại hối: Nhưng có thể loại trừ ngay kênh này bởi Việt Nam chưa có đủ dự trữ ngoại hối để xem xét triển khai hay không.
Kênh thiết lập công ty quản lý tài sản mà Chính phủ dự kiến với mức vốn khoảng 60 - 100 nghìn tỷ đồng: Nếu theo kênh này, theo nhóm nghiên cứu, những vấn đề liên quan như nguyên tắc định giá chuyển giao tài sản và quy trình đảm bảo tính đúng nợ và nghĩa vụ của người vay cần phải được đưa ra đầy đủ (đặc biệt là khi hệ thống mất khả năng thanh toán hiện nay chưa đưa ra một khuôn khổ hiệu quả để giải quyết tài sản xấu và mới chỉ có bản ghi theo dõi giới hạn).
Kênh cuối cùng là dùng vốn nước ngoài: Sự tham gia của vốn đầu tư nước ngoài được nhóm phân tích cho là sẽ cải thiện chất lượng tài sản ngành ngân hàng, và cũng sẽ giúp các ngân hàng củng cố quản trị và quản lý rủi ro.
Và báo cáo hé mở rằng, Ngân hàng Nhà nước gần đây đã chỉ ra trong dự thảo nghị định là sẽ tạo nhiều điều kiện hơn để các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các ngân hàng trong nước, phụ thuộc vào các tiêu chí cụ thể.
Còn theo quan điểm đưa ra trong báo cáo, các tác giả cho rằng: “Theo chúng tôi, cấp tín dụng Chính phủ và sử dụng ngân sách tài chính có thể làm tăng tốc việc cải cách”.
“Ngập lụt sâu hơn trong nợ xấu”
Đó là lời dẫn in đậm trong bản báo cáo của Standard Chartered, cũng là nội dung chính mà nhóm nghiên cứu tập trung phân tích.
Mức độ nợ xấu ngân hàng Việt Nam, theo nhóm nghiên cứu là còn thiếu rõ ràng. Các ngân hàng trong nước báo cáo nợ xấu dưới 5%. Ngân hàng Nhà nước ước tính cuối năm 2012 khoảng 8,8%. Còn theo các cơ quan đánh giá quốc tế, mức nợ xấu thực tế rất khó ước đoán.
Một lý do dẫn đến những ước đoán lệch nhau là do các chuẩn mực kế toán khác nhau. Đáng chú ý là sự thiếu minh bạch và việc nắm giữ cổ phiếu chéo cũng lý do dẫn đến sự thiếu rõ ràng này. Hầu như mỗi tổ chức kinh tế lớn lại có cổ phần trong tối thiểu một ngân hàng, trong khi những ngân hàng lớn lại cũng có cổ phần tại các ngân hàng nhỏ. Điều này khiến việc nhận diện và giải quyết nợ xấu trở nên khó khăn hơn.
Nhóm nghiên cứu của Standard Chartered đã phác thảo các kịch bản khác nhau cho các mức độ nợ xấu và đánh giá tác động tiềm tàng đối với nền kinh tế, ứng với các giả định nợ xấu lần lượt là 5%, 10%, 15% và cao nhất là 20%.
Dữ liệu lịch sử từ Thái Lan, Indonesia và Malaysia trong cuộc khủng hoảng tài chính châu Á được sử dụng với mục đích so sánh cho các kịch bản đưa ra. Và theo ước tính của nhóm nghiên cứu, dựa trên kinh nghiệm của những nước từng tải qua khủng hoảng, tỷ lệ nợ xấu của Việt Nam có thể kiểm soát được miễn là nó không vượt quá 20% (ứng với tổng giá trị nợ xấu ở khoảng 28,6 tỷ USD, chi phí tái cấp vốn khoảng 14,9% GDP).
Thực tế, chi phí tái cấp vốn của Thái Lan là 34% GDP, so với mức ước tính cho Việt Nam là 14,9% nếu mức nợ xấu lên tới 20% trên tổng dư nợ. Một yếu tố thuận lợi cho Việt Nam là lĩnh vực ngân hàng nhìn chung thiếu kết nối với hệ thống tài chính toàn cầu và chỉ có những sản phẩm khá đơn giản. Những yếu tố này sẽ làm cho bức tranh toàn cảnh đơn giản hơn dù vẫn thiếu minh bạch.
Bốn biện pháp chính
Không mong chờ một phương án ngắn hạn để giải quyết nợ xấu ở Việt Nam, báo cáo cho rằng quy trình phải được thực hiện theo bốn bước chính để có thể giải quyết nợ xấu một cách hiệu quả.
Một là ghi nhận nợ xấu. Việc này cần phải được thực hiện cẩn thận, vì không có giải pháp nào có thể có hiệu quả nếu các khoản nợ xấu không được nhận thức và phân bổ một cách đúng đắn. Khi nào ghi nhận nợ xấu và ai sẽ chịu thiệt hại cuối cùng cũng cần phải được nghiên cứu kỹ lưỡng.
Ngân hàng Nhà nước đã ban hành một thông tư vào tháng 1/2013 về việc phân loại nợ và trích lập dự phòng nợ xấu. Nhóm nghiên cứu coi đây là một bước đi tích cực trong việc giúp các ngân hàng tuân thủ các tiêu chí khắt khe về phân loại nợ xấu.
Hai là trích lập dự phòng đầy đủ. Theo nhìn nhận đưa ra trong bản báo cáo, các ngân hàng Việt Nam không có truyền thống trích lập dự phòng cho các khoản nợ xấu một cách đầy đủ. Điều này có nghĩa là khó có thể coi một lượng lớn các khoản cho vay mà cuối cùng lại được phân loại là nợ xấu.
Vào năm 2012, một số ngân hàng lớn báo cáo lợi nhuận thấp hơn do dự phòng rủi ro cao hơn. Theo một thông tư mới ban hành của Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng đã được yêu cầu phải chi nhiều hơn vào trích lập dự phòng từ tháng 6/2013.
Ba là tái cấp vốn. Bước đi này sẽ giúp các ngân hàng có nguồn vốn cần thiết để tái tạo tình hình kinh doanh. Nhưng việc cấp vốn thế nào mới là quan trọng nhất. Và bản báo cáo dành một phần riêng để phân tích về các nguồn tạo vốn xử lý nợ xấu.
Bốn là kiểm soát rủi ro. Theo đó, ngành ngân hàng cần phải nâng cấp cơ chế quản lý và kiểm soát rủi ro. Các ngân hàng trong nước cũng cần học hỏi từ các ngân hàng nước ngoài làm thế nào để tiến hành phân tích tín dụng dựa trên lưu chuyển tiền tệ và giám sát khả năng trả nợ của người vay một cách hiệu quả. Ngoài ra, cũng cần phải có một khung pháp lý mạnh mẽ với đầy đủ luật pháp về phá sản và tịch thu.
Dấu hỏi về nguồn
Chính phủ đã phê duyệt đề án tái cơ cấu ngân hàng nhằm cải cách ngành từ nay đến năm 2015. Đề án đưa ra khuôn khổ cho cải cách khu vực tài chính toàn diện qua mua bán và sáp nhập tự nguyện (M&A) và đa dạng hóa ngành. Việc thành lập một công ty quản lý tài sản (AMC) để nhận giải quyết các khoản nợ xấu cũng đang được tiến hành.
“Tuy nhiên, nguồn chi phí lớn cho cải cách sẽ được tài trợ như thế nào vẫn còn chưa rõ ràng”, nhóm nghiên cứu của Standard Chartered đặt vấn đề.
Theo kinh nghiệm quốc tế, nên có một vài kênh tài trợ giải quyết nợ xấu. Và nhóm nghiên cứu đã phác thảo những nguồn tài trợ tiềm năng và tin tưởng rằng với sự tham gia của Chính phủ (dù qua cấp tín dụng hay tài trợ ngân sách) sẽ là chìa khóa để triển khai nhanh quy trình này.
Có 6 kênh tài trợ được phác thảo, gắn với những thuận lợi và khó khăn.
Kênh thứ nhất là ngân hàng xóa nợ xấu: Nhận diện nợ xấu khi không đáp ứng được các chỉ số trong bản cân đối kế toán; loại bỏ và phân loại nợ và đưa vào qui trình xử lý nợ.
Kênh này có thể làm tăng kỷ luật trong quyết định cho vay trong tương lai. Tuy nhiên, cắt giảm lớn có thể làm suy yếu ngành ngân hàng và sẽ tạo một số ảnh hưởng không thuận lợi để tiếp cận đầu tư nước ngoài. Nếu Chính phủ là cổ đông cuối cùng của hầu hết các ngân hàng thì Chính phủ (nghĩa là người đóng thuế cho Chính phủ) sẽ phải chịu rất nhiều chi phí xóa nợ.
Kênh cứu trợ từ ngân sách: Chính phủ sử dụng ngân sách để rót vốn cho ngân hàng. Để thúc đẩy doanh thu, Chính phủ có thể mở rộng thu thuế và làm hiệu quả công tác thu thuế VAT.
Trở ngại là, Việt Nam đang bị thâm hụt tài khóa và chỉ thu được khá ít tiền trong những năm vừa qua. Chính phủ cũng chưa dành tiền để AMC mua lại nợ xấu trong ngân sách 2013, ngay kể cả khi cho biết đây có thể là trách nhiệm cải cách ngân hàng quốc doanh. Phương án này có thể sẽ bị xã hội phản đối do đó có thể coi là cách dùng tiền của người nộp thuế để cứu trợ ngân hàng.
Kênh Chính phủ hoặc ngân hàng chính sách mua lại nợ xấu bằng phát hành trái phiếu, bao gồm cả việc xóa một ít nợ xấu: Biện pháp này có thể tách nợ xấu ra khỏi bản cân đối của ngân hàng thương mại và coi đó là những nhiệm vụ cộng đồng (nhưng theo chuẩn thương mại). Việc xác định mức xóa nợ có thể sẽ phát sinh vấn đề.
Kênh Ngân hàng Nhà nước bơm vốn bằng cách sử dụng dự trữ ngoại hối: Nhưng có thể loại trừ ngay kênh này bởi Việt Nam chưa có đủ dự trữ ngoại hối để xem xét triển khai hay không.
Kênh thiết lập công ty quản lý tài sản mà Chính phủ dự kiến với mức vốn khoảng 60 - 100 nghìn tỷ đồng: Nếu theo kênh này, theo nhóm nghiên cứu, những vấn đề liên quan như nguyên tắc định giá chuyển giao tài sản và quy trình đảm bảo tính đúng nợ và nghĩa vụ của người vay cần phải được đưa ra đầy đủ (đặc biệt là khi hệ thống mất khả năng thanh toán hiện nay chưa đưa ra một khuôn khổ hiệu quả để giải quyết tài sản xấu và mới chỉ có bản ghi theo dõi giới hạn).
Kênh cuối cùng là dùng vốn nước ngoài: Sự tham gia của vốn đầu tư nước ngoài được nhóm phân tích cho là sẽ cải thiện chất lượng tài sản ngành ngân hàng, và cũng sẽ giúp các ngân hàng củng cố quản trị và quản lý rủi ro.
Và báo cáo hé mở rằng, Ngân hàng Nhà nước gần đây đã chỉ ra trong dự thảo nghị định là sẽ tạo nhiều điều kiện hơn để các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các ngân hàng trong nước, phụ thuộc vào các tiêu chí cụ thể.
Còn theo quan điểm đưa ra trong báo cáo, các tác giả cho rằng: “Theo chúng tôi, cấp tín dụng Chính phủ và sử dụng ngân sách tài chính có thể làm tăng tốc việc cải cách”.