7 mức độ của tai nạn hạt nhân
(Tài chính) Cơ quan năng lượng quốc tế (IAEA) đánh giá mức độ nghiêm trọng của tai nạn hạt nhân theo tiêu chuẩn INES (International Nuclear Event Scale) với 8 cấp (từ 0 đến 7).
INES giúp cho công chúng, các phương tiện thông tin đại chúng hiểu một cách thống nhất về các sự kiện hạt nhân. Hệ thống dịch vụ thông tin INES hiện có đại diện ở 60 quốc gia trên toàn thế giới.
Theo INES, có 8 mức độ đánh giá về tai nạn hạt nhân như sau:
Cấp 0: Sự kiện không ảnh hưởng gì về an toàn.
Cấp 1: Sự kiện bất thường gây ảnh hưởng đến công việc vận hành, nhưng không ảnh hưởng ở bên trong và bên ngoài cơ sở hạt nhân.
Tai nạn tới hạn ở Tokaimura (Nhật Bản) xảy ra ngày 39/9/1999 là tai nạn cấp 4, nghĩa là cấp thấp nhất của tai nạn hạt nhân.
Cấp 3: Là hiện tượng bất thường nghiêm trọng, có một lượng rất nhỏ chất phóng xạ thoát ra bên ngoài cơ sở hạt nhân. Ở bên trong cơ sở hạt nhân bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi chất phóng xạ, nhân viên tác nghiệp bị nhiễm chất xạ, xuất hiện những tổn thương cấp tính do tia phóng xạ.
Cấp 4: Là tai nạn không dẫn tới nguy cơ lớn đối với bên ngoài cơ sở hạt nhân, nhưng có một lượng nhỏ chất phóng xạ thoát ra bên ngoài cơ sở hạt nhân. Tâm lò phản ứng bị phá hỏng ở một mức độ nào đó, nhân viên bên trong cơ sở bị nhiễm một lượng tia phóng xạ lớn, dẫn đến tử vong.
Cấp 5: Là tai nạn dẫn đến nguy cơ lớn đối với môi trường bên ngoài cơ sở hạt nhân, một lượng giới hạn chất phóng xạ thoát ra bên ngoài cơ sở hạt nhân. Tâm lò phản ứng và tường chắn phóng xạ bị phá hỏng nghiêm trọng (tai nạn ở nhà máy điện hạt nhân Three Mile Island của Mỹ, năm 1979).
Cấp 6: Là tai nạn lớn. Có một lượng chất phóng xạ tương đối lớn thoát ra bên ngoài cơ sở hạt nhân.
Cấp 7: Là tai nạn nghiêm trọng. Một lượng chất phóng xạ lớn thoát ra bên ngoài cơ sở hạt nhân (tai nạn Chernobyl ở Liên Xô cũ, năm 1996).
Từ cấp 1 đến cấp 3 là sự cố hạt nhân, từ cấp 4 đến cấp 7 là tai nạn hạt nhân.