Bài học kinh doanh lớn nhất của một CEO sau 40 năm trên thương trường

Theo DNSG

Trong 40 năm trên thương trường, bài học kinh doanh dưới đây là điều mà Bill Green - CEO LendingOne - đã tốn rất nhiều thời gian mới học được.

Trong 40 năm trên thương trường, bài học kinh doanh dưới đây là điều mà Bill Green - CEO LendingOne - đã tốn rất nhiều thời gian mới học được.
Trong 40 năm trên thương trường, bài học kinh doanh dưới đây là điều mà Bill Green - CEO LendingOne - đã tốn rất nhiều thời gian mới học được.
Khi tác giả, diễn giả Bill Green – CEO của công ty chuyên cung cấp các khoản vay trong lĩnh vực bất động sản LendingOne – lần đầu tiên bắt tay vào công việc kinh doanh, ông được tiếp xúc nhiều hết mức có thể với những tiền bối đã thành công trong lĩnh vực mà ông chuẩn bị “nhảy” vào.
Trong một bài viết trên Inc., Bill Green cho biết, có một điều ông học được sau khi gặp gỡ với rất nhiều doanh nhân đó: những người thành công nhất đều là những người đam mê công việc kinh doanh của mình và có thể thực hiện tốt tất cả mọi thứ có liên quan đến công việc đó. Họ là một “cầu thủ” toàn diện: có thể ghi bàn, không chiến, phòng ngự, kiểm soát bóng… Chính điều đó đã biến họ thành một trong những tên tuổi nổi bật nhất trong lĩnh vực mình kinh doanh.
Trong cuốn sách All In: 101 Real Life Business Lessons for Emerging Entrepreneurs (tạm dịch: 101 bài học kinh doanh thực tế cho các doanh nhân mới), Bill Green kể ông cũng đã từng gặp một số doanh nhân kinh doanh thất bại và những CEO bị sa thải. Nhìn chung, những doanh nhân “ít thành công” này cũng có một số điểm chung. Đặc biệt, họ đều mắc một sai lầm nghiêm trọng mà chưa ai từng nói cho họ biết. Bởi vì họ chỉ tiếp xúc với những người đồng thuận với mình, vì thế, họ không nhận được những góp ý thẳng thắn. Và đó chính là sai lầm tai hại của họ, Bill Green nhận định.
Ông nêu rõ quan điểm của mình về nguyên nhân thất bại của các doanh nhân này:
Những doanh nhân thất bại này có một xu hướng tiêu cực là không thuê bất kỳ người nào thông minh hơn mình. Có lẽ đây là một vấn đề có liên quan đến cái tôi. Không quan trọng lý do của họ là gì, đây là một sai lầm lớn vì rốt cuộc sẽ khiến họ tốn nhiều chi phí hơn mức cần thiết.
Là một doanh nhân, mục đích của bạn nên hướng đến việc một ngày nào đó có thể nhìn quanh công ty mình đang làm chủ hoặc đang điều hành và nói rằng “Ôi, tôi không thể tin được mình lại có thể ở đây với những con người tuyệt vời này và cùng nhau làm nên điều tuyệt vời này”. Nếu bạn có thể nói như vậy, công ty bạn sẽ gặt hái được những phần thưởng lớn.
Để xây dựng được đội ngũ tuyệt vời như vậy, bạn phải làm điều ngược lại với những doanh nhân và CEO “ít thành công” trên. Đó là, bạn không được e sợ việc đưa ra những phản hồi thẳng thắn và có tính xây dựng cho người khác, và bạn không được khuyến khích văn hóa chỉ toàn đưa ra phản hồi tốt đẹp.
Có rất nhiều CEO chỉ để mình bị bao bọc bởi những người không mang đến đủ mức độ thách thức cho họ. Điều này lập tức tạo ra một văn hóa không nói ra những điều cần nói. Văn hóa này bắt đầu từ những nhà lãnh đạo, sau đó đến các nhà quản lý. Điều xảy ra tiếp theo là các nhà quản lý này cũng trở nên e ngại trao những phản hồi xây dựng cho những nhân viên mà họ quản lý. Và những nhân viên ở bên dưới cũng e ngại trao những phản hồi xây dựng cho những người mà họ hợp tác cùng…
Lời khuyên của tôi là: Bạn hãy làm điều ngược lại. Đừng giả vờ như mọi thứ đang rất hoàn hảo, và đừng thuê những người tạo cho bạn cảm giác rằng bạn thông minh hơn thực tế. Nếu bạn là người thông minh nhất trong một căn phòng, nghĩa là bạn đang… ở nhầm phòng rồi.
Là một nhà lãnh đạo, là người nắm phần việc điều hành chung, mà bạn lại có nhiều kiến thức chuyên môn hơn một người được bạn thuê về để quản lý một bộ phận nào đó, thì có nghĩa là bạn đang gặp rắc rối.
Mục đích của một doanh nhân không phải là tạo ra một môi trường làm việc mà mỗi khi bước vào đó, anh/cô ta đều cảm thấy mình thật quyền lực và thành công. Mục đích kinh doanh của một doanh nhân nên là việc xây dựng nên một đội ngũ bao gồm những người biết thử thách nhau theo những cách tốt nhất có thể. Chỉ cần đừng nhầm lẫn giữa việc cởi mở, thẳng thắn và việc đánh giá thấp và phê bình quá mức. Không thẳng thắn là bạn đang làm hại người khác.
Sau 40 năm trên thương trường, đây là bài học kinh doanh mà tôi đã tốn rất nhiều thời gian mới học được, đó là: mọi người đều cần được nghe sự thật. Sự thật có thể không phải là kiểu phản hồi dễ dàng nhất để đưa ra, nhưng nó sẽ giúp bạn và công ty của bạn tiến xa nhất.

Mục đích của một doanh nhân không phải là tạo ra một môi trường làm việc mà mỗi khi bước vào đó, anh/cô ta đều cảm thấy mình thật quyền lực và thành công. Mục đích kinh doanh của một doanh nhân nên là việc xây dựng nên một đội ngũ bao gồm những người biết thử thách nhau theo những cách tốt nhất có thể.