Bàn giải pháp thúc đẩy giải ngân nguồn vốn ngân sách nhà nước và trái phiếu chính phủ
(Tài chính) Theo báo cáo của Kho Bạc Nhà nước (KBNN) về tình hình giải ngân vốn ngân sách nhà nước (NSNN), vốn trái phiếu chính phủ (TPCP) của các Bộ, ngành và địa phương thì tỷ lệ giải ngân vốn NSNN, vốn TPCP 6 tháng đầu năm 2014 của nhiều địa phương còn thấp so với mặt bằng chung của cả nước. Để tháo gỡ thúc đẩy giải ngân nguồn vốn NSNN, vốn TPCP năm 2014, ngày 23/9/014, Bộ Tài chính đã tổ chức buổi thảo luận xung quanh những nội dung này.
Tham dự buổi thảo luận có đại diện Lãnh đạo Vụ Đầu tư, Vụ Ngân sách nhà nước, Sở Kế hoạch đầu tư, Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước của 25 tỉnh, thành phố có tỷ lệ giải ngân thấp trong những tháng đầu năm 2014 như tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Yên Bái, Vĩnh Long, Bắc Ninh, Sơn La, Tây Ninh…
Đối với nguồn vốn TPCP: Tổng kế hoạch vốn nhà nước giao cho 61 địa phương là 46.104.558 triệu đồng, lũy kế vốn đã thanh toán đến hết 30/6/2014 là 18.760.933 triệu đồng, đạt tỷ lệ 40,7% kế hoạch; trong đó tỷ lệ giải ngân chung của 25 địa phương tham dự buổi thảo luận đạt 29% kế hoạch. Trong đó tỉnh Gia Lai tỷ lệ giải ngân là 2,1%, An Giang là 4,6%, Tiền Giang là 10,2%, Kon Tum là 11,6%...
Vụ trưởng Vụ Đầu tư Phạm Đức Hồng cho biết, nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của các Bộ, địa phương trong công tác thanh toán vốn, ngay từ những tháng đầu năm Bộ Tài chính đã thực hiện một số giải pháp cụ thể:
Thứ nhất, để đảm bảo đúng quy định, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác giải ngân vốn, Bộ Tài chính thực hiện chặt chẽ công tác thẩm tra phân bổ kế hoạch vốn trái phiếu Chính phủ thuộc các lĩnh vực giao thông, thủy lợi, y tế, ký túc xá sinh viên thuộc kế hoạch 2014.
Thứ hai, tổ chức thực hiện kịp thời, có hiệu quả công tác thẩm định nguồn vốn theo quy định tại Chỉ thị số 1792/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ để đảm bảo đủ điều kiện giải ngân đối với các dự án khởi công mới đã được bố trí vốn trong kế hoạch năm 2014.
Thứ ba, hàng quý, căn cứ báo cáo của Kho bạc Nhà nước, Bộ Tài chính đều có văn bản thông báo công khai tới các địa phương về tình hình thanh toán vốn đầu tư từ nguồn vốn NSTW hỗ trợ có mục tiêu cho NSĐP và nguồn vốn TPCP.
Thứ tư, chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành, KBNN thường xuyên tổ chức các cuộc kiểm tra theo chuyên đề hoặc đột xuất về tình hình quản lý, thanh toán, quyết toán các nguồn vốn tại một số địa phương để nắm lại những tồn tại, vướng mắc trong tổ chức thực hiện; kịp thời có phương án xử lý tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc theo thẩm quyền của Bộ hoặc trình Thủ tướng Chính phủ xem xét tháo gỡ những vướng mắc cho địa phương nhằm tạo điều kiện thúc đẩy giải ngân các nguồn vốn đầu tư thuộc kế hoạch 2014.
Ông Phạm Đức Hồng cho biết thêm, những tháng cuối năm, Bộ Tài chính cần phải tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra; tiếp tục thực hiện công khai số liệu giải ngân để giúp các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương thấy được mức độ giải ngân của đơn vị mình, từ đó tăng cường chỉ đạo thực hiện kế hoạch và giải ngân vốn đầu tư năm 2014. Bộ Tài chính sẽ chỉ đạo hệ thống Kho bạc Nhà nước hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ đầu tư trong việc hoàn tất các hồ sơ, thủ tục thanh toán vốn; phối hợp chặt chẽ với chủ đầu tư để xử lý các vướng mắc phát sinh trong quá trình thanh toán, kịp thời báo cáo ngay những vấn đề vượt thẩm quyền để Bộ Tài chính xem xét, giải quyết; thực hiện tốt công tác thanh toán, đồng thời tiếp tục cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính; thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin báo cáo theo quy định tại Thông tư số 99/2013/TT-BTC ngày 26/7/2013 của Bộ Tài chính để phục vụ kịp thời công tác chỉ đạo, điều hành của các cấp, các ngành./.
Đối với nguồn vốn NSNN: Tổng kế hoạch vốn nhà nước giao đầu năm cho 63/63 địa phương là 124.149.070 triệu đồng, lũy kế vốn đã thanh toán đến hết 30/6/2014 là 53.529.134 triệu đồng, đạt tỷ lệ 43,1% kế hoạch; trong đó tỷ lệ giải ngân chung của 25 địa phương tham dự buổi thảo luận đạt 37,8% kế hoạch. Trong đó, thành phố Đà Nẵng tỷ lệ giải ngân là 22,9%, Bắc Ninh là 27,9%, Tuyên Quang là 29,5%...
Đối với nguồn vốn TPCP: Tổng kế hoạch vốn nhà nước giao cho 61 địa phương là 46.104.558 triệu đồng, lũy kế vốn đã thanh toán đến hết 30/6/2014 là 18.760.933 triệu đồng, đạt tỷ lệ 40,7% kế hoạch; trong đó tỷ lệ giải ngân chung của 25 địa phương tham dự buổi thảo luận đạt 29% kế hoạch. Trong đó tỉnh Gia Lai tỷ lệ giải ngân là 2,1%, An Giang là 4,6%, Tiền Giang là 10,2%, Kon Tum là 11,6%...
Đại diện lãnh đạo một số KBNN tỉnh như Kon Tum, Vĩnh Long, Gia Lai nêu rõ nguyên nhân tỷ lệ giải ngân các nguồn vốn chưa cao là do việc giải ngân còn phụ thuộc lớn vào chủ đầu tư từ các khâu đôn đốc nhà thầu, quản lý dự án; công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng gặp khó khăn (sự phối hợp giữa chủ đầu tư và địa phương trong quá trình triển khai thực hiện…); Điều chỉnh kế hoạch đấu thầu theo quy định mới theo Luật đấu thầu và Nghị định hướng dẫn…
Vụ trưởng Vụ Đầu tư Phạm Đức Hồng cho biết, nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của các Bộ, địa phương trong công tác thanh toán vốn, ngay từ những tháng đầu năm Bộ Tài chính đã thực hiện một số giải pháp cụ thể:
Thứ nhất, để đảm bảo đúng quy định, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác giải ngân vốn, Bộ Tài chính thực hiện chặt chẽ công tác thẩm tra phân bổ kế hoạch vốn trái phiếu Chính phủ thuộc các lĩnh vực giao thông, thủy lợi, y tế, ký túc xá sinh viên thuộc kế hoạch 2014.
Riêng đối với kế hoạch vốn đầu tư phát triển thuộc NSNN, sau khi nhận được Quyết định phân bổ vốn của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố; Bộ Tài chính đã kịp thời nghiên cứu và có ý kiến nhận xét bằng văn bản gửi từng địa phương; trong đó nêu rõ các tồn tại, hạn chế, các nội dung phân bổ chưa đúng quy định, đặc biệt là đối với nguồn bổ sung có mục tiêu của ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương. Nhiều địa phương đã nghiêm túc tiếp thu ý kiến của Bộ Tài chính, điều chỉnh các nội dung phân bổ chưa đúng quy định. Công tác nhận xét phân bổ của Bộ Tài chính đã có tác động tích cực, góp phần vào việc đảm bảo công tác phân bổ vốn đầu tư tại các địa phương đúng quy định, phục vụ tốt cho công tác giải ngân vốn.
Thứ hai, tổ chức thực hiện kịp thời, có hiệu quả công tác thẩm định nguồn vốn theo quy định tại Chỉ thị số 1792/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ để đảm bảo đủ điều kiện giải ngân đối với các dự án khởi công mới đã được bố trí vốn trong kế hoạch năm 2014.
Thứ ba, hàng quý, căn cứ báo cáo của Kho bạc Nhà nước, Bộ Tài chính đều có văn bản thông báo công khai tới các địa phương về tình hình thanh toán vốn đầu tư từ nguồn vốn NSTW hỗ trợ có mục tiêu cho NSĐP và nguồn vốn TPCP.
Thứ tư, chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành, KBNN thường xuyên tổ chức các cuộc kiểm tra theo chuyên đề hoặc đột xuất về tình hình quản lý, thanh toán, quyết toán các nguồn vốn tại một số địa phương để nắm lại những tồn tại, vướng mắc trong tổ chức thực hiện; kịp thời có phương án xử lý tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc theo thẩm quyền của Bộ hoặc trình Thủ tướng Chính phủ xem xét tháo gỡ những vướng mắc cho địa phương nhằm tạo điều kiện thúc đẩy giải ngân các nguồn vốn đầu tư thuộc kế hoạch 2014.
Ông Phạm Đức Hồng cho biết thêm, những tháng cuối năm, Bộ Tài chính cần phải tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra; tiếp tục thực hiện công khai số liệu giải ngân để giúp các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương thấy được mức độ giải ngân của đơn vị mình, từ đó tăng cường chỉ đạo thực hiện kế hoạch và giải ngân vốn đầu tư năm 2014. Bộ Tài chính sẽ chỉ đạo hệ thống Kho bạc Nhà nước hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ đầu tư trong việc hoàn tất các hồ sơ, thủ tục thanh toán vốn; phối hợp chặt chẽ với chủ đầu tư để xử lý các vướng mắc phát sinh trong quá trình thanh toán, kịp thời báo cáo ngay những vấn đề vượt thẩm quyền để Bộ Tài chính xem xét, giải quyết; thực hiện tốt công tác thanh toán, đồng thời tiếp tục cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính; thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin báo cáo theo quy định tại Thông tư số 99/2013/TT-BTC ngày 26/7/2013 của Bộ Tài chính để phục vụ kịp thời công tác chỉ đạo, điều hành của các cấp, các ngành./.